Bảo hiểm ôtô sau cơn mưa lớn
Các xưởng sửa chữa tại Hà Nội vẫn đang quá tải, con số thống kê thiệt hại chưa dừng lại và phần lớn… không được bảo hiểm
Hiện các xưởng sửa chữa tại Hà Nội vẫn đang quá tải, con số thống kê thiệt hại chưa dừng lại và phần lớn… không được bảo hiểm.
Đến cuối ngày 5/11, nhân viên các công ty bảo hiểm có nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn túc trực tại các xưởng sửa chữa để cùng khách hàng - chủ xe thẩm định và khắc phục hậu quả do đợt ngập lụt vừa qua tại Hà Nội gây ra.
Do các garage đều đặt trong tình trạng quá tải nên con số thiệt hại, công tác thẩm định và bồi thường vẫn chưa có những thống kê cuối cùng.
Nhiều chủ xe ngoài cuộc
Nếu thống kê theo các cuộc gọi về dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Bảo Việt, số chủ xe bị thiệt hại trong đợt ngập lụt lịch sử vừa qua tại Hà Nội lên đến hàng trăm trường hợp. Nhưng trong đó, bước đầu xác định chỉ có khoảng 85 - 90 trường hợp nằm trong diện được bảo hiểm.
Còn theo một số nguồn tin, ước tính đến ngày 5/11 đã có khoảng 1.000 xe ôtô tại Hà Nội và khu vực lân cận phải chuyển tới các xưởng sửa chữa để khắc phục hậu quả của đợt ngập lụt vừa qua.
Tại Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), theo Phó giám đốc Trần Trung Tính, phần lớn các khách hàng gọi điện yêu cầu hỗ trợ trong sự cố nói trên cũng không nằm trong diện được bảo hiểm theo các điều khoản quy định.
Đến thời điểm này, BIC vẫn tiếp tục tăng cường chuyên viên có mặt tại các xưởng sửa chữa, thẩm định và hỗ trợ khách hàng. Với Bảo Việt, ông Đinh Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới, cho biết trong những ngày vừa qua, các bộ phận và nhân lực liên quan của công ty được dồn hết sức để xử lý các yêu cầu từ khách hàng, phải trực đến 2 giờ sáng để sẵn sàng cứu hộ.
Ông Tấn cho biết thêm, về nghiệp vụ thì đây là sự cố hoàn toàn bình thường, nằm trong kinh nghiệm ứng phó và vẫn thường xẩy ra. Nhưng, về quy mô thì đây là một sự cố bất thường trên diện rộng và là một tình huống đặc biệt đối với nhà bảo hiểm, nhất là đối với địa bàn Hà Nội cũ.
Về mức độ thiệt hại, ông Tấn dự tính trường hợp nhẹ nhàng cũng khoảng vài triệu đồng, nhưng có những chủ xe có thể thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Còn theo tính toán của ông Tính, giá trị thiệt hại mỗi xe trong đợt ngập lụt này khoảng 10% giá trị xe.
“Mỗi khi có sự hư hỏng liên quan đến động cơ và hệ thống điện của xe, thường xẩy ra trong tình huống bị ngập nước, chi phí sửa chữa khá tốn kém và rất mất thời gian. Kể cả khi xe được sửa chữa xong thì giá trị và tâm lý sử dụng sẽ không được như lúc xe chưa bị hư hỏng”, ông Tính phân tích.
Hiện công tác thẩm định và xác định bồi thường của các công ty bảo hiểm vẫn đang được cập nhật hàng ngày. Giá trị bồi thường theo dự tính của ông Tấn có thể hàng tỷ đồng. Còn thiệt hại của các chủ xe trên thực tế theo nhận định chung của các công ty bảo hiểm là lớn hơn rất nhiều, nhưng phần lớn lại không nằm trong diện được bảo hiểm.
Rủi ro có thể đã lường trước
Về những thiệt hại trên, phía công ty bảo hiểm cho rằng các chủ xe có thể lường trước và phòng ngừa.
“Hiện tượng xe bị hư hỏng do đi vào đường ngập nước xảy ra từ trước tới nay rất nhiều, gây thiệt hại đáng kể về tài chính và thời gian cho chủ xe. Và trước hết, cách tốt nhất là chủ xe, lái xe cần có ý thức bảo vệ xe tránh khỏi những hư hỏng có thể nhìn thấy trước. Khi thấy đường bị ngập nước thì không nên cố đi xe vào vì khi đó khả năng xe bị hỏng do nước ngập là rất lớn”, Phó giám đốc Bảo hiểm BIDV nói.
Và để được bảo hiểm trong trường hợp này, chủ xe cần mua thêm điều khoản bảo hiểm bổ sung. Khi có tổn thất xảy ra, phải báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết để phối hợp giải quyết và bồi thường theo quy định của quy tắc bảo hiểm.
Cũng theo ông Tính, trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới hiện nay, theo quy tắc bảo hiểm chuẩn của các doanh nghiệp bảo hiểm có điều khoản loại trừ mọi tổn thất đối với xe do lái xe đi vào đường bị ngập nước. Những rủi ro liên quan trong trường hợp này có thể lường trước được nên không được bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu chủ xe yêu cầu và được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo hiểm cho xe theo điều khoản bảo hiểm bổ sung cho rủi ro này thì sẽ được bồi thường thiệt hại, với điều kiện chủ xe phải nộp thêm một khoản phụ phí ngoài phí bảo hiểm cơ bản. Trong trường hợp này, số tiền bồi thường sẽ được thanh toán theo quy định, có thể 100% giá trị thiệt hại, tùy thuộc vào giá trị bảo hiểm của xe và việc người được bảo hiểm có tuân thủ các điều kiện điều khoản quy định hay không.
Trong đợt ngập lụt vừa qua, nhiều chủ xe bức xúc và đặt vấn đề trách nhiệm của các nhà bảo hiểm. Tuy nhiên, bên bảo hiểm lại cho rằng những rủi ro nói trên đều nằm trong lường định trước và sự chủ động của khách hàng khi tiếp cận các sản phẩm của họ để lựa chọn tham gia hay không.
“Tôi nghĩ có lẽ có những chủ xe không để ý đến trường hợp bảo hiểm này. Nhưng liên quan đến túi tiền của mình, khi bỏ ra số tiền lớn thì họ đã tìm hiểu kỹ sản phẩm đó. Và đây là một hình thức bảo hiểm tự nguyện, khác với bảo hiểm bắt buộc, đã có trong quá trình tư vấn, triển khai với các điều khoản cố định nhiều năm qua”, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt nói.
Đến cuối ngày 5/11, nhân viên các công ty bảo hiểm có nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn túc trực tại các xưởng sửa chữa để cùng khách hàng - chủ xe thẩm định và khắc phục hậu quả do đợt ngập lụt vừa qua tại Hà Nội gây ra.
Do các garage đều đặt trong tình trạng quá tải nên con số thiệt hại, công tác thẩm định và bồi thường vẫn chưa có những thống kê cuối cùng.
Nhiều chủ xe ngoài cuộc
Nếu thống kê theo các cuộc gọi về dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Bảo Việt, số chủ xe bị thiệt hại trong đợt ngập lụt lịch sử vừa qua tại Hà Nội lên đến hàng trăm trường hợp. Nhưng trong đó, bước đầu xác định chỉ có khoảng 85 - 90 trường hợp nằm trong diện được bảo hiểm.
Còn theo một số nguồn tin, ước tính đến ngày 5/11 đã có khoảng 1.000 xe ôtô tại Hà Nội và khu vực lân cận phải chuyển tới các xưởng sửa chữa để khắc phục hậu quả của đợt ngập lụt vừa qua.
Tại Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), theo Phó giám đốc Trần Trung Tính, phần lớn các khách hàng gọi điện yêu cầu hỗ trợ trong sự cố nói trên cũng không nằm trong diện được bảo hiểm theo các điều khoản quy định.
Đến thời điểm này, BIC vẫn tiếp tục tăng cường chuyên viên có mặt tại các xưởng sửa chữa, thẩm định và hỗ trợ khách hàng. Với Bảo Việt, ông Đinh Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới, cho biết trong những ngày vừa qua, các bộ phận và nhân lực liên quan của công ty được dồn hết sức để xử lý các yêu cầu từ khách hàng, phải trực đến 2 giờ sáng để sẵn sàng cứu hộ.
Ông Tấn cho biết thêm, về nghiệp vụ thì đây là sự cố hoàn toàn bình thường, nằm trong kinh nghiệm ứng phó và vẫn thường xẩy ra. Nhưng, về quy mô thì đây là một sự cố bất thường trên diện rộng và là một tình huống đặc biệt đối với nhà bảo hiểm, nhất là đối với địa bàn Hà Nội cũ.
Về mức độ thiệt hại, ông Tấn dự tính trường hợp nhẹ nhàng cũng khoảng vài triệu đồng, nhưng có những chủ xe có thể thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Còn theo tính toán của ông Tính, giá trị thiệt hại mỗi xe trong đợt ngập lụt này khoảng 10% giá trị xe.
“Mỗi khi có sự hư hỏng liên quan đến động cơ và hệ thống điện của xe, thường xẩy ra trong tình huống bị ngập nước, chi phí sửa chữa khá tốn kém và rất mất thời gian. Kể cả khi xe được sửa chữa xong thì giá trị và tâm lý sử dụng sẽ không được như lúc xe chưa bị hư hỏng”, ông Tính phân tích.
Hiện công tác thẩm định và xác định bồi thường của các công ty bảo hiểm vẫn đang được cập nhật hàng ngày. Giá trị bồi thường theo dự tính của ông Tấn có thể hàng tỷ đồng. Còn thiệt hại của các chủ xe trên thực tế theo nhận định chung của các công ty bảo hiểm là lớn hơn rất nhiều, nhưng phần lớn lại không nằm trong diện được bảo hiểm.
Rủi ro có thể đã lường trước
Về những thiệt hại trên, phía công ty bảo hiểm cho rằng các chủ xe có thể lường trước và phòng ngừa.
“Hiện tượng xe bị hư hỏng do đi vào đường ngập nước xảy ra từ trước tới nay rất nhiều, gây thiệt hại đáng kể về tài chính và thời gian cho chủ xe. Và trước hết, cách tốt nhất là chủ xe, lái xe cần có ý thức bảo vệ xe tránh khỏi những hư hỏng có thể nhìn thấy trước. Khi thấy đường bị ngập nước thì không nên cố đi xe vào vì khi đó khả năng xe bị hỏng do nước ngập là rất lớn”, Phó giám đốc Bảo hiểm BIDV nói.
Và để được bảo hiểm trong trường hợp này, chủ xe cần mua thêm điều khoản bảo hiểm bổ sung. Khi có tổn thất xảy ra, phải báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết để phối hợp giải quyết và bồi thường theo quy định của quy tắc bảo hiểm.
Cũng theo ông Tính, trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới hiện nay, theo quy tắc bảo hiểm chuẩn của các doanh nghiệp bảo hiểm có điều khoản loại trừ mọi tổn thất đối với xe do lái xe đi vào đường bị ngập nước. Những rủi ro liên quan trong trường hợp này có thể lường trước được nên không được bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu chủ xe yêu cầu và được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo hiểm cho xe theo điều khoản bảo hiểm bổ sung cho rủi ro này thì sẽ được bồi thường thiệt hại, với điều kiện chủ xe phải nộp thêm một khoản phụ phí ngoài phí bảo hiểm cơ bản. Trong trường hợp này, số tiền bồi thường sẽ được thanh toán theo quy định, có thể 100% giá trị thiệt hại, tùy thuộc vào giá trị bảo hiểm của xe và việc người được bảo hiểm có tuân thủ các điều kiện điều khoản quy định hay không.
Trong đợt ngập lụt vừa qua, nhiều chủ xe bức xúc và đặt vấn đề trách nhiệm của các nhà bảo hiểm. Tuy nhiên, bên bảo hiểm lại cho rằng những rủi ro nói trên đều nằm trong lường định trước và sự chủ động của khách hàng khi tiếp cận các sản phẩm của họ để lựa chọn tham gia hay không.
“Tôi nghĩ có lẽ có những chủ xe không để ý đến trường hợp bảo hiểm này. Nhưng liên quan đến túi tiền của mình, khi bỏ ra số tiền lớn thì họ đã tìm hiểu kỹ sản phẩm đó. Và đây là một hình thức bảo hiểm tự nguyện, khác với bảo hiểm bắt buộc, đã có trong quá trình tư vấn, triển khai với các điều khoản cố định nhiều năm qua”, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt nói.