“Bão” vàng đã được chặn đứng?
Mặc dù thỏa thuận trần nợ của Mỹ về cơ bản đã đạt được, song kinh tế Mỹ và thế giới vẫn còn quá nhiều bất ổn và rủi ro
Cách đây ít giờ, với 269 phiếu thuận và 161 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật do Tổng thống Barack Obama và lãnh đạo hai đảng đề xuất. Theo đó, trần nợ Mỹ sẽ được nâng thêm ít nhất 2.100 tỷ USD và giảm thâm hụt ngân sách 2.400 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật này trong ngày hôm nay, trước khi trình Tổng thống Obama ký thành luật. Và chỉ tới lúc đó, cuộc chiến đã kéo dài nhiều tháng qua xung quanh vấn đề nâng trần nợ công trước hạn chót vào nửa đêm 2/8, mới chính thức chấm dứt.
Tuy nhiên, trước đó, ngay từ khi Tổng thống Barack Obama sáng qua (giờ Việt Nam) tuyên bố hai đảng đã đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu, các thị trường đã có những phản ứng tích cực. Giá vàng trên thị trường quốc tế đã giảm nhẹ, do lực mua không còn lớn như những ngày trước.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua tại New York (Mỹ), giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 7 USD xuống 1.624,2 USD/oz. Trong khi giá vàng giao ngay giảm 5,4 USD xuống còn 1.621,25 USD/oz. Còn giá bạc Comex giao tháng 12 kết thúc phiên cũng giảm 0,706 USD xuống 39,425 USD/oz.
Đến thời điểm này, không ít ý kiến lạc quan cho rằng, cơn sốt vàng đã dịu lại. Cuộc điều tra dư luận do hãng tin Bloomberg tiến hành cuối tuần trước, cũng có tới 20 trên tổng số 33 chuyên gia phân tích đã đồng thuận đưa ra nhận định rằng, giá vàng trong tuần này sẽ giảm.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, việc vàng giảm giá có thể chỉ xảy ra trong ngắn hạn, vì nước Mỹ vẫn có thể sẽ bị hạ điểm tín nhiệm nợ công cho dù trần nợ có tăng. Một khi trái phiếu kho bạc Mỹ mất điểm số AAA, đồng USD có thể chịu áp lực rớt giá mạnh và giới đầu tư sẽ tăng mạnh việc rót vốn vào vàng.
Giám đốc phụ trách khu vực Viễn đông của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ông Albert LH Cheng, mới đây cũng cho rằng, giá vàng thế giới có thể tiếp tục ở mức cao, do kim loại quý này vẫn được các nhà đầu tư xem là “nơi trú ẩn” an toàn khi kinh tế toàn cầu biến động bấp bênh.
Ông Cheng nói rằng, giới đầu tư quốc tế đã bắt đầu tìm đến thị trường vàng cách đây khoảng 5 năm vì tình hình bất ổn trên thị trường tài chính thế giới. Giá vàng đã được đẩy lên cao từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ năm 2008 và tình hình bất ổn nợ công ở Mỹ, châu Âu vừa qua.
Theo chuyên gia WGC này, trong giai đoạn 2003-2007, hoạt động mua bán vàng chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chế tác đồ trang sức phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, vài năm gần đây, vàng đã trở thành một phần trong danh mục đầu tư của nhà giao dịch, các ngân hàng trung ương và cả tổ chức đầu tư các nước.
Đầu tư vào vàng đã tăng mạnh từ dưới con số 200 tấn năm 2000 lên trên 400 tấn năm 2007, và vọt lên trên 800 tấn năm 2008. Nhu cầu đầu tư vào kim loại quý này tiếp tục tăng mạnh sau năm 2008 và đạt khoảng 1.150 tấn năm 2010. Trong đó, tiêu thụ của giới đầu cơ và ngân hàng trung ương nhiều nước chiếm lượng lớn.
Kể từ quý 3 năm 2009, ngân hàng trung ương các nước là khách hàng chính mua nhiều vàng. Tháng 5/2011, Mỹ và Đức trữ lần lượt 8.133 tấn vàng và 3.401 tấn vàng, so với 1.054 tấn vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, 765 tấn ở Nhật và 558 tấn ở Ấn Độ.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Tập đoàn Credit Suisse Group AG dự đoán rằng, giá vàng có thể sẽ đạt mức 1.700 USD trong 12 tháng tới. Trong khi, Deutsche Bank dự báo giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/oz vào năm 2012.
Ngân hàng này cho biết: “Mặc dù giải pháp đối với vấn đề trần nợ của Mỹ và đà phục hồi của nền kinh tế có thể khiến giá vàng điều chỉnh trong ngắn hạn nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, nhiều yếu tố sẽ giúp giá vàng sẽ tiếp tục kéo dài đà phục hồi bắt đầu từ đầu năm 2009”.
Theo Deutsche Bank, bất kỳ giải pháp nào đối với vấn đề ngân sách của Mỹ cũng sẽ không xóa sạch được mối lo lắng về thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Ngân hàng này cho biết Mỹ sẽ chưa thể đạt được một kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách đáng tin cậy cho đến sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012.
Deutsche Bank dự báo giá vàng sẽ duy trì được sức hấp dẫn trước các biến động bất ngờ của thị trường Mỹ và châu Âu. Thêm vào đó, nếu lãi suất thực âm tại Mỹ không thay đổi, giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/oz vào quý 3/2012.
Trên thực tế, tình hình kinh tế Mỹ hiện nay vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn đáng lo ngại. Và đây cũng sẽ trở thành động lực quan trọng khiến thị trường vàng có những biến động nhất định về giá cả trong thời gian tới.
Hôm qua, theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), sản xuất của Mỹ trong tháng 7 đã tăng trưởng với nhịp độ chậm nhất trong vòng 2 năm. Trước đó, nhiều quốc gia châu Á và châu Âu cũng đưa ra các báo cáo tương tự.
Cuối tuần trước, số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 1,3% trong quý 2, trong khi tăng trưởng của quý 1 sau khi được điều chỉnh lại chỉ còn 0,4% so với tính toán ban đầu là 1,9%. Các số liệu này đã tạo nên tâm lý ngày càng bi quan về tình hình kinh tế Mỹ.
Công bố của Bộ Thương mại cho thấy quy mô của kinh tế Mỹ hiện vẫn nhỏ hơn so với thời điểm năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Các số liệu được điều chỉnh cũng cho thấy mức độ suy thoái sâu hơn trong giai đoạn 2007-2009 và quá trình phục hồi cho đến nay là yếu hơn so với những tính toán trước đây.
Cùng với yếu tố Mỹ, các thông tin kinh tế tại châu Âu cũng có nhiều điểm bất lợi. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Italy, lòng tin kinh doanh ở nước này trong tháng 7 giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo, trong khi có nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Euro này đang chững dần.
Chỉ số niềm tin cho khu vực sản xuất trong tháng 7 đã giảm mạnh xuống còn 98,5 điểm so với mức 100,5 điểm hồi tháng 6. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp, chỉ số này sụt giảm và mạnh hơn dự báo 99,7 điểm của giới phân tích kinh tế đưa ra trước đó.
Ngân hàng Trung ương Italy hồi tuần trước đánh giá triển vọng của nền kinh tế Italy vẫn "không chắc chắn". Kinh tế Italy trong quý 1/2011 chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 0,8% của khu vực đồng Euro.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi trong bài phát biểu hồi đầu tháng 7 nhấn mạnh rằng, về trung hạn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italy có thể vẫn ở mức thấp hơn so với các đối tác chính ở châu Âu.
Trong khi đó, ở Pháp, cuối tuần trước, tờ l’Expansion cho hay, số người thất nghiệp của nước này đã tăng mạnh trong tháng 5 và 6 vừa qua, diễn biến ngược chiều so với những tháng đầu năm. Xu hướng này có thể vẫn duy trì đưa tỷ lệ thất nghiệp lên đến 9%.
Số người tìm việc làm loại A (những người không có việc làm trong cả tháng) tại Pháp đã tăng 33.600 người so với tháng 5, tăng 1,3%, đưa tổng số lên 2,72 triệu người. Tổng số người tìm việc làm đăng ký tại Cơ quan hỗ trợ tìm kiếm việc làm Pháp (bao gồm cả loại A, B, C), đã lên tới 4,103 triệu người vào cuối tháng 6.
Ngân hàng Pháp và Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp cho biết tăng trưởng GDP trong quý 2 của Pháp chỉ đạt 0,2%. Con số này của quý I là 0,9%, phần lớn là do tái lập tiếp dự trữ của các doanh nhiệp.
Tuy nhiên, yếu tố này không còn là động cơ cho tăng trưởng Pháp nữa trong quý 2, khi mà cầu của các ngành công nghiệp Pháp giảm sút từ tháng 4-6, cộng với tăng trưởng của các hoạt động kinh tế chung giảm mạnh. Điều này đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Các doanh nghiệp xa thải nhân viên cũng là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cao tại Pháp thời gian gần đây. Hơn 35.6000 việc làm đã bị giảm ở mức kỷ lục trong năm 2008 và 2009 - giai đoạn suy giảm mạnh các hoạt động của các doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Trường Khoa học Chính trị (OFCE), tình trạng tăng trưởng không tạo việc làm này có thể sẽ kéo dài trong năm nay, thậm chí cả năm 2012. Trong khi đó, số người trong độ tuổi lao động của Pháp sẽ tăng theo nhịp độ 11.0000 người/năm cho đến năm 2025.
Trong một diễn biến khác liên quan tới giá trị đồng USD, một tác nhân khác ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường vàng, Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm qua (1/8) đã cho rằng, thế giới cần có một đồng tiền dự trữ khác thay thế đồng bạc xanh, do bất ổn nợ công Mỹ đang đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.
Thủ tướng Putin chỉ trích Mỹ đang “ăn bám” thế giới bằng món nợ khổng lồ, tác động xấu đến thị trường toàn cầu. Theo ông, “nếu Mỹ gặp trục trặc hệ thống, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế khác, trong khi thỏa thuận nâng trần nợ, cắt giảm chi tiêu của Mỹ chỉ đơn thuần là giải pháp trì hoãn”.
Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật này trong ngày hôm nay, trước khi trình Tổng thống Obama ký thành luật. Và chỉ tới lúc đó, cuộc chiến đã kéo dài nhiều tháng qua xung quanh vấn đề nâng trần nợ công trước hạn chót vào nửa đêm 2/8, mới chính thức chấm dứt.
Tuy nhiên, trước đó, ngay từ khi Tổng thống Barack Obama sáng qua (giờ Việt Nam) tuyên bố hai đảng đã đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu, các thị trường đã có những phản ứng tích cực. Giá vàng trên thị trường quốc tế đã giảm nhẹ, do lực mua không còn lớn như những ngày trước.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua tại New York (Mỹ), giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 7 USD xuống 1.624,2 USD/oz. Trong khi giá vàng giao ngay giảm 5,4 USD xuống còn 1.621,25 USD/oz. Còn giá bạc Comex giao tháng 12 kết thúc phiên cũng giảm 0,706 USD xuống 39,425 USD/oz.
Đến thời điểm này, không ít ý kiến lạc quan cho rằng, cơn sốt vàng đã dịu lại. Cuộc điều tra dư luận do hãng tin Bloomberg tiến hành cuối tuần trước, cũng có tới 20 trên tổng số 33 chuyên gia phân tích đã đồng thuận đưa ra nhận định rằng, giá vàng trong tuần này sẽ giảm.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, việc vàng giảm giá có thể chỉ xảy ra trong ngắn hạn, vì nước Mỹ vẫn có thể sẽ bị hạ điểm tín nhiệm nợ công cho dù trần nợ có tăng. Một khi trái phiếu kho bạc Mỹ mất điểm số AAA, đồng USD có thể chịu áp lực rớt giá mạnh và giới đầu tư sẽ tăng mạnh việc rót vốn vào vàng.
Giám đốc phụ trách khu vực Viễn đông của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), ông Albert LH Cheng, mới đây cũng cho rằng, giá vàng thế giới có thể tiếp tục ở mức cao, do kim loại quý này vẫn được các nhà đầu tư xem là “nơi trú ẩn” an toàn khi kinh tế toàn cầu biến động bấp bênh.
Ông Cheng nói rằng, giới đầu tư quốc tế đã bắt đầu tìm đến thị trường vàng cách đây khoảng 5 năm vì tình hình bất ổn trên thị trường tài chính thế giới. Giá vàng đã được đẩy lên cao từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ năm 2008 và tình hình bất ổn nợ công ở Mỹ, châu Âu vừa qua.
Theo chuyên gia WGC này, trong giai đoạn 2003-2007, hoạt động mua bán vàng chủ yếu xuất phát từ nhu cầu chế tác đồ trang sức phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, vài năm gần đây, vàng đã trở thành một phần trong danh mục đầu tư của nhà giao dịch, các ngân hàng trung ương và cả tổ chức đầu tư các nước.
Đầu tư vào vàng đã tăng mạnh từ dưới con số 200 tấn năm 2000 lên trên 400 tấn năm 2007, và vọt lên trên 800 tấn năm 2008. Nhu cầu đầu tư vào kim loại quý này tiếp tục tăng mạnh sau năm 2008 và đạt khoảng 1.150 tấn năm 2010. Trong đó, tiêu thụ của giới đầu cơ và ngân hàng trung ương nhiều nước chiếm lượng lớn.
Kể từ quý 3 năm 2009, ngân hàng trung ương các nước là khách hàng chính mua nhiều vàng. Tháng 5/2011, Mỹ và Đức trữ lần lượt 8.133 tấn vàng và 3.401 tấn vàng, so với 1.054 tấn vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, 765 tấn ở Nhật và 558 tấn ở Ấn Độ.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Tập đoàn Credit Suisse Group AG dự đoán rằng, giá vàng có thể sẽ đạt mức 1.700 USD trong 12 tháng tới. Trong khi, Deutsche Bank dự báo giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/oz vào năm 2012.
Ngân hàng này cho biết: “Mặc dù giải pháp đối với vấn đề trần nợ của Mỹ và đà phục hồi của nền kinh tế có thể khiến giá vàng điều chỉnh trong ngắn hạn nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, nhiều yếu tố sẽ giúp giá vàng sẽ tiếp tục kéo dài đà phục hồi bắt đầu từ đầu năm 2009”.
Theo Deutsche Bank, bất kỳ giải pháp nào đối với vấn đề ngân sách của Mỹ cũng sẽ không xóa sạch được mối lo lắng về thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Ngân hàng này cho biết Mỹ sẽ chưa thể đạt được một kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách đáng tin cậy cho đến sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012.
Deutsche Bank dự báo giá vàng sẽ duy trì được sức hấp dẫn trước các biến động bất ngờ của thị trường Mỹ và châu Âu. Thêm vào đó, nếu lãi suất thực âm tại Mỹ không thay đổi, giá vàng sẽ lên tới 2.000 USD/oz vào quý 3/2012.
Trên thực tế, tình hình kinh tế Mỹ hiện nay vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn đáng lo ngại. Và đây cũng sẽ trở thành động lực quan trọng khiến thị trường vàng có những biến động nhất định về giá cả trong thời gian tới.
Hôm qua, theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), sản xuất của Mỹ trong tháng 7 đã tăng trưởng với nhịp độ chậm nhất trong vòng 2 năm. Trước đó, nhiều quốc gia châu Á và châu Âu cũng đưa ra các báo cáo tương tự.
Cuối tuần trước, số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy, kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 1,3% trong quý 2, trong khi tăng trưởng của quý 1 sau khi được điều chỉnh lại chỉ còn 0,4% so với tính toán ban đầu là 1,9%. Các số liệu này đã tạo nên tâm lý ngày càng bi quan về tình hình kinh tế Mỹ.
Công bố của Bộ Thương mại cho thấy quy mô của kinh tế Mỹ hiện vẫn nhỏ hơn so với thời điểm năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Các số liệu được điều chỉnh cũng cho thấy mức độ suy thoái sâu hơn trong giai đoạn 2007-2009 và quá trình phục hồi cho đến nay là yếu hơn so với những tính toán trước đây.
Cùng với yếu tố Mỹ, các thông tin kinh tế tại châu Âu cũng có nhiều điểm bất lợi. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Italy, lòng tin kinh doanh ở nước này trong tháng 7 giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo, trong khi có nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Euro này đang chững dần.
Chỉ số niềm tin cho khu vực sản xuất trong tháng 7 đã giảm mạnh xuống còn 98,5 điểm so với mức 100,5 điểm hồi tháng 6. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp, chỉ số này sụt giảm và mạnh hơn dự báo 99,7 điểm của giới phân tích kinh tế đưa ra trước đó.
Ngân hàng Trung ương Italy hồi tuần trước đánh giá triển vọng của nền kinh tế Italy vẫn "không chắc chắn". Kinh tế Italy trong quý 1/2011 chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 0,8% của khu vực đồng Euro.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy Mario Draghi trong bài phát biểu hồi đầu tháng 7 nhấn mạnh rằng, về trung hạn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Italy có thể vẫn ở mức thấp hơn so với các đối tác chính ở châu Âu.
Trong khi đó, ở Pháp, cuối tuần trước, tờ l’Expansion cho hay, số người thất nghiệp của nước này đã tăng mạnh trong tháng 5 và 6 vừa qua, diễn biến ngược chiều so với những tháng đầu năm. Xu hướng này có thể vẫn duy trì đưa tỷ lệ thất nghiệp lên đến 9%.
Số người tìm việc làm loại A (những người không có việc làm trong cả tháng) tại Pháp đã tăng 33.600 người so với tháng 5, tăng 1,3%, đưa tổng số lên 2,72 triệu người. Tổng số người tìm việc làm đăng ký tại Cơ quan hỗ trợ tìm kiếm việc làm Pháp (bao gồm cả loại A, B, C), đã lên tới 4,103 triệu người vào cuối tháng 6.
Ngân hàng Pháp và Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp cho biết tăng trưởng GDP trong quý 2 của Pháp chỉ đạt 0,2%. Con số này của quý I là 0,9%, phần lớn là do tái lập tiếp dự trữ của các doanh nhiệp.
Tuy nhiên, yếu tố này không còn là động cơ cho tăng trưởng Pháp nữa trong quý 2, khi mà cầu của các ngành công nghiệp Pháp giảm sút từ tháng 4-6, cộng với tăng trưởng của các hoạt động kinh tế chung giảm mạnh. Điều này đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.
Các doanh nghiệp xa thải nhân viên cũng là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp cao tại Pháp thời gian gần đây. Hơn 35.6000 việc làm đã bị giảm ở mức kỷ lục trong năm 2008 và 2009 - giai đoạn suy giảm mạnh các hoạt động của các doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Trường Khoa học Chính trị (OFCE), tình trạng tăng trưởng không tạo việc làm này có thể sẽ kéo dài trong năm nay, thậm chí cả năm 2012. Trong khi đó, số người trong độ tuổi lao động của Pháp sẽ tăng theo nhịp độ 11.0000 người/năm cho đến năm 2025.
Trong một diễn biến khác liên quan tới giá trị đồng USD, một tác nhân khác ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường vàng, Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm qua (1/8) đã cho rằng, thế giới cần có một đồng tiền dự trữ khác thay thế đồng bạc xanh, do bất ổn nợ công Mỹ đang đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.
Thủ tướng Putin chỉ trích Mỹ đang “ăn bám” thế giới bằng món nợ khổng lồ, tác động xấu đến thị trường toàn cầu. Theo ông, “nếu Mỹ gặp trục trặc hệ thống, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế khác, trong khi thỏa thuận nâng trần nợ, cắt giảm chi tiêu của Mỹ chỉ đơn thuần là giải pháp trì hoãn”.