Trung Quốc sẽ mạnh tay gom vàng?
Giới đầu tư kỳ vọng giá vàng còn có thể tăng tiếp, bởi các yếu tố kìm hãm đà tăng trong hai ngày qua chưa có tính quyết định
Phiên giao dịch ngày 28/7 trên thị trường Mỹ, giá vàng giảm ngày thứ hai liên tiếp, do USD phục hồi và các báo cáo kinh tế lạc quan được công bố trong ngày. Cụ thể, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex giảm 1,1 USD/ounce, xuống 1.616,2 USD/ounce.
Trong ngày, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ các ngoại tệ mạnh khác, tăng từ 74,08 USD lên 74,21 USD. Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống dưới 400.000 nghìn người, doanh số nhà chờ bán tháng 6 tăng 2,4%, cũng là các yếu tố làm giá vàng suy yếu.
Mặc dù giá vàng giảm liên tục hai phiên, nhưng tính chung từ đầu tháng 7 tới nay, giá kim loại quý này đã tăng được khoảng 9%. Và giới đầu tư kỳ vọng giá vàng còn có thể tăng tiếp, bởi các yếu tố kìm hãm đà tăng trong hai ngày qua chưa có tính quyết định.
Bởi lẽ, những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bế tắc trong các cuộc đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ, lạm phát tăng nóng ở các nền kinh tế mới nổi, bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi... vẫn tồn tại và tiếp tục là điểm lợi cho giá vàng.
David Meger, Giám đốc phụ trách giao dịch kim loại thuộc Vision Financial Markets, việc giá vàng suy giảm vừa rồi mang tính kỹ thuật nhiều hơn, vì giới giao dịch lựa chọn bán ra sau khi kim loại quý này không thể bứt phá qua ngưỡng 1.628 USD/ounce.
Còn theo một số nhà giao dịch khác, sự lao dốc trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng như đà giảm giá các mặt hàng công nghiệp, như dầu mỏ, giữa những lo ngại về vấn đề nợ công ở Mỹ cũng thúc đẩy giới đầu tư tiến hành chốt lời trên thị trường vàng để bù đắp thiệt hại.
Theo các nhà phân tích, với việc chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót để Mỹ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công, Washington đang có nguy cơ để mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA, ngay cả khi các nhà lập pháp nước này cuối cùng cũng đạt được một thỏa thuận để tránh nguy cơ phá sản.
Một nhà giao dịch ở Singapore nhận định việc Mỹ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm sẽ kéo theo làn sóng bán tháo đồng USD. Khi đó vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt, nhất là khi một số người đang nhắm mục tiêu tới các mức giá 1.650 USD/ounce hoặc 1.660 USD/ounce.
Theo chuyên gia phân tích Shi Heqing thuộc hãng tư vấn kim loại Antaike, nhu cầu vàng của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 20% lên 700 tấn trong năm nay, so với 570 tấn năm 2010. Trong khi đó, mùa cưới bắt đầu từ giữa tháng 8/2011 tại Ấn Độ dự báo sẽ đẩy doanh số bán vàng (làm quà cưới và của hồi môn) tăng lên.
Một nhà giao dịch khác tại Singapore cho hay triển vọng giá vàng trong dài hạn vẫn rất khả quan. Giá vàng có thể hấp dẫn những tầng lớp đầu tư mới, những người trước đây vẫn tránh đầu tư vào thị trường vàng vì họ ưa thích các dòng đầu tư chủ chốt khác như tiền gửi ngân hàng, mua trái phiếu và cổ phiếu.
Trước đó, nhà phân tích thị trường Wang Tao thuộc hãng tin Reuters từng đưa ra nhận định cho rằng, các phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng có thể tăng lên tới 1.940 USD/ounce vào cuối năm nay.
Việc giá vàng tăng cao khiến mặt hàng này trở nên hấp dẫn nhà đầu tư và thậm chí là các ngân hàng trung ương, khiến nhiều nhà phân tích lo ngại về nguồn cung sẽ bị hạn chế trước sức cầu quá lớn.
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã trở thành những người mua vàng ròng lần đầu tiên trong 21 năm trở lại đây, do nhiều nền kinh tế đang cố gắng đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là dự trữ bằng đồng USD.
Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, Ấn Độ, nước nhập khẩu vàng số một thế giới, đã mua 286 tấn vàng ở nước ngoài trong quý I/2011, tăng gần 10% so với một năm trước. Ấn Độ đã nhập 959 tấn vàng trong năm 2010, tăng ở mức hàng năm 72%.
Trong khi đó, theo một tiết lộ hôm 20/7 của mạng IPS News, Trung Quốc đang có kế hoạch nâng dự trữ vàng của họ lên 8.000 tấn, từ mức 1.054 tấn hiện nay. Việc Mỹ bế tắc trong nâng trần nợ đã khiến Trung Quốc lo ngại về giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tờ Tham khảo kinh tế của Trung Quốc nhận định, nếu Mỹ vỡ nợ thì Trung Quốc không khác gì đi "buôn vịt giời", vì số trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ trở thành giấy vụn. Do vậy, nước này đang tìm cách đa dạng hóa dự trữ thông qua biện pháp tăng mua vàng.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, Trung Quốc sẽ không ồ ạt mua vàng vào. Vì điều này sẽ đẩy giá vàng tăng vọt, khiến giá trị khoản dự trữ tăng mạnh. Bên cạnh đó, khi giá vàng tăng cao, các đồng tiền tệ lớn trên thế giới sẽ đồng loạt mất giá, như vậy kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bốc hơi.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nếu Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm, đồng USD sẽ rớt giá và hàng hóa châu Á trở nên đắt đỏ hơn. Từ đó, tác động xấu đến triển vọng thương mại của khu vực.
Ông Iwan J. Azis, người đứng đầu Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB cho biết, sự mất giá của đồng USD cũng sẽ khiến các quốc gia nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, bị thất thoát về mặt tài chính.
“Nếu xếp hạng tín nhiệm Mỹ xuống mức AA, chi phí vay mượn sẽ gia tăng và gây sức ép lên đồng USD, khiến đồng tiền này rớt giá mạnh hơn. Do đó, các quốc gia mới nổi châu Á đang nắm giữ trái phiếu kho bạc, trong đó có Trung Quốc, sẽ bị thất thoát về mặt tài chính”, ông này nói.
Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch đều đã lên tiếng cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ, nếu các quan chức nước này không thể giải quyết được sự bế tắc xung quanh vấn đề nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu.
Liên quan tới kinh tế khu vực châu Âu, theo công bố mới nhất của Ủy ban châu Âu, niềm tin vào kinh tế khu vực này tiếp tục giảm trong tháng 7 và đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này giảm sụt. Theo báo cáo, niềm tin trong tất cả các lĩnh vực đều giảm. Trong đó, công nghiệp và dịch vụ ghi nhận mức giảm mạnh nhất.
Chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) cho 17 quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 7 đã giảm 2,2 điểm, còn 103,2 điểm. Trong khi đó, đối với khu vực Liên minh châu Âu, mức giảm cũng tương đương, còn 102,4 điểm.
Trong số những nền kinh tế lớn nhất, niềm tin đối với Italia giảm 4,5 điểm, tiếp đó là Tây Ban Nha, giảm 2,7 điểm. Duy nhất có Ba Lan tăng nhẹ 0,4 điểm. Trong một cuộc khảo sát khác của Ủy ban châu Âu, chỉ số môi trường kinh doanh tại châu Âu cũng giảm trong tháng 7 và cũng là tháng thứ 5 giảm liên tục.
Cũng về kinh tế châu Âu, hôm qua, Hy Lạp bắt đầu đàm phán với các ngân hàng để các định chế tài chính này mua lại các khoản nợ sắp đáo hạn, theo tinh thần gói cứu trợ thứ hai mà Liên minh châu Âu đã đồng ý dành cho Hy Lạp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp - Evangelos Venizelos thông báo trước Quốc hội rằng, ông và người đứng đầu cơ quan quản lý nợ của Hy Lạp đã gặp đại diện Viện Tài chính Quốc tế, hiệp hội các ngân hàng toàn cầu chuyên về cơ cấu lại nợ.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong không khí rất tích cực. Phía Hy Lạp muốn kế hoạch cứu trợ thứ hai dành cho nước này được triển khai ngay lập tức và thời gian thực hiện diễn ra càng nhanh càng tốt.
Hy Lạp hy vọng có thể giảm bớt 26,1 tỷ Euro trong núi nợ công 350 tỷ Euro của nước này thông qua việc để các ngân hàng mua lại hoặc gia hạn thanh toán đối với những khoản nợ đáo hạn, cũng như thông qua lãi suất thấp hơn đối với khoản cho vay thứ nhất trị giá 110 tỷ Euro.
Trong ngày, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ các ngoại tệ mạnh khác, tăng từ 74,08 USD lên 74,21 USD. Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống dưới 400.000 nghìn người, doanh số nhà chờ bán tháng 6 tăng 2,4%, cũng là các yếu tố làm giá vàng suy yếu.
Mặc dù giá vàng giảm liên tục hai phiên, nhưng tính chung từ đầu tháng 7 tới nay, giá kim loại quý này đã tăng được khoảng 9%. Và giới đầu tư kỳ vọng giá vàng còn có thể tăng tiếp, bởi các yếu tố kìm hãm đà tăng trong hai ngày qua chưa có tính quyết định.
Bởi lẽ, những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bế tắc trong các cuộc đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ, lạm phát tăng nóng ở các nền kinh tế mới nổi, bất ổn ở Trung Đông, Bắc Phi... vẫn tồn tại và tiếp tục là điểm lợi cho giá vàng.
David Meger, Giám đốc phụ trách giao dịch kim loại thuộc Vision Financial Markets, việc giá vàng suy giảm vừa rồi mang tính kỹ thuật nhiều hơn, vì giới giao dịch lựa chọn bán ra sau khi kim loại quý này không thể bứt phá qua ngưỡng 1.628 USD/ounce.
Còn theo một số nhà giao dịch khác, sự lao dốc trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng như đà giảm giá các mặt hàng công nghiệp, như dầu mỏ, giữa những lo ngại về vấn đề nợ công ở Mỹ cũng thúc đẩy giới đầu tư tiến hành chốt lời trên thị trường vàng để bù đắp thiệt hại.
Theo các nhà phân tích, với việc chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót để Mỹ đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công, Washington đang có nguy cơ để mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA, ngay cả khi các nhà lập pháp nước này cuối cùng cũng đạt được một thỏa thuận để tránh nguy cơ phá sản.
Một nhà giao dịch ở Singapore nhận định việc Mỹ bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm sẽ kéo theo làn sóng bán tháo đồng USD. Khi đó vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt, nhất là khi một số người đang nhắm mục tiêu tới các mức giá 1.650 USD/ounce hoặc 1.660 USD/ounce.
Theo chuyên gia phân tích Shi Heqing thuộc hãng tư vấn kim loại Antaike, nhu cầu vàng của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 20% lên 700 tấn trong năm nay, so với 570 tấn năm 2010. Trong khi đó, mùa cưới bắt đầu từ giữa tháng 8/2011 tại Ấn Độ dự báo sẽ đẩy doanh số bán vàng (làm quà cưới và của hồi môn) tăng lên.
Một nhà giao dịch khác tại Singapore cho hay triển vọng giá vàng trong dài hạn vẫn rất khả quan. Giá vàng có thể hấp dẫn những tầng lớp đầu tư mới, những người trước đây vẫn tránh đầu tư vào thị trường vàng vì họ ưa thích các dòng đầu tư chủ chốt khác như tiền gửi ngân hàng, mua trái phiếu và cổ phiếu.
Trước đó, nhà phân tích thị trường Wang Tao thuộc hãng tin Reuters từng đưa ra nhận định cho rằng, các phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng có thể tăng lên tới 1.940 USD/ounce vào cuối năm nay.
Việc giá vàng tăng cao khiến mặt hàng này trở nên hấp dẫn nhà đầu tư và thậm chí là các ngân hàng trung ương, khiến nhiều nhà phân tích lo ngại về nguồn cung sẽ bị hạn chế trước sức cầu quá lớn.
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã trở thành những người mua vàng ròng lần đầu tiên trong 21 năm trở lại đây, do nhiều nền kinh tế đang cố gắng đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là dự trữ bằng đồng USD.
Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới, Ấn Độ, nước nhập khẩu vàng số một thế giới, đã mua 286 tấn vàng ở nước ngoài trong quý I/2011, tăng gần 10% so với một năm trước. Ấn Độ đã nhập 959 tấn vàng trong năm 2010, tăng ở mức hàng năm 72%.
Trong khi đó, theo một tiết lộ hôm 20/7 của mạng IPS News, Trung Quốc đang có kế hoạch nâng dự trữ vàng của họ lên 8.000 tấn, từ mức 1.054 tấn hiện nay. Việc Mỹ bế tắc trong nâng trần nợ đã khiến Trung Quốc lo ngại về giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tờ Tham khảo kinh tế của Trung Quốc nhận định, nếu Mỹ vỡ nợ thì Trung Quốc không khác gì đi "buôn vịt giời", vì số trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ trở thành giấy vụn. Do vậy, nước này đang tìm cách đa dạng hóa dự trữ thông qua biện pháp tăng mua vàng.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, Trung Quốc sẽ không ồ ạt mua vàng vào. Vì điều này sẽ đẩy giá vàng tăng vọt, khiến giá trị khoản dự trữ tăng mạnh. Bên cạnh đó, khi giá vàng tăng cao, các đồng tiền tệ lớn trên thế giới sẽ đồng loạt mất giá, như vậy kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ nhanh chóng bốc hơi.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nếu Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm, đồng USD sẽ rớt giá và hàng hóa châu Á trở nên đắt đỏ hơn. Từ đó, tác động xấu đến triển vọng thương mại của khu vực.
Ông Iwan J. Azis, người đứng đầu Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB cho biết, sự mất giá của đồng USD cũng sẽ khiến các quốc gia nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, bị thất thoát về mặt tài chính.
“Nếu xếp hạng tín nhiệm Mỹ xuống mức AA, chi phí vay mượn sẽ gia tăng và gây sức ép lên đồng USD, khiến đồng tiền này rớt giá mạnh hơn. Do đó, các quốc gia mới nổi châu Á đang nắm giữ trái phiếu kho bạc, trong đó có Trung Quốc, sẽ bị thất thoát về mặt tài chính”, ông này nói.
Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch đều đã lên tiếng cảnh báo hạ xếp hạng tín nhiệm Mỹ, nếu các quan chức nước này không thể giải quyết được sự bế tắc xung quanh vấn đề nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu.
Liên quan tới kinh tế khu vực châu Âu, theo công bố mới nhất của Ủy ban châu Âu, niềm tin vào kinh tế khu vực này tiếp tục giảm trong tháng 7 và đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này giảm sụt. Theo báo cáo, niềm tin trong tất cả các lĩnh vực đều giảm. Trong đó, công nghiệp và dịch vụ ghi nhận mức giảm mạnh nhất.
Chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) cho 17 quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 7 đã giảm 2,2 điểm, còn 103,2 điểm. Trong khi đó, đối với khu vực Liên minh châu Âu, mức giảm cũng tương đương, còn 102,4 điểm.
Trong số những nền kinh tế lớn nhất, niềm tin đối với Italia giảm 4,5 điểm, tiếp đó là Tây Ban Nha, giảm 2,7 điểm. Duy nhất có Ba Lan tăng nhẹ 0,4 điểm. Trong một cuộc khảo sát khác của Ủy ban châu Âu, chỉ số môi trường kinh doanh tại châu Âu cũng giảm trong tháng 7 và cũng là tháng thứ 5 giảm liên tục.
Cũng về kinh tế châu Âu, hôm qua, Hy Lạp bắt đầu đàm phán với các ngân hàng để các định chế tài chính này mua lại các khoản nợ sắp đáo hạn, theo tinh thần gói cứu trợ thứ hai mà Liên minh châu Âu đã đồng ý dành cho Hy Lạp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp - Evangelos Venizelos thông báo trước Quốc hội rằng, ông và người đứng đầu cơ quan quản lý nợ của Hy Lạp đã gặp đại diện Viện Tài chính Quốc tế, hiệp hội các ngân hàng toàn cầu chuyên về cơ cấu lại nợ.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong không khí rất tích cực. Phía Hy Lạp muốn kế hoạch cứu trợ thứ hai dành cho nước này được triển khai ngay lập tức và thời gian thực hiện diễn ra càng nhanh càng tốt.
Hy Lạp hy vọng có thể giảm bớt 26,1 tỷ Euro trong núi nợ công 350 tỷ Euro của nước này thông qua việc để các ngân hàng mua lại hoặc gia hạn thanh toán đối với những khoản nợ đáo hạn, cũng như thông qua lãi suất thấp hơn đối với khoản cho vay thứ nhất trị giá 110 tỷ Euro.