Bất động sản sinh thái: Vùng ven đô lên ngôi?
Không ít dự án bất động sản sinh thái nhỏ lẻ ngoại thành Hà Nội chuẩn bị được chủ đầu tư công bố tăng giá
Trong khi hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển miền Trung đang tung ra các đợt khuyến mại, giảm giá nhằm hút khách thì những dự án nhỏ lẻ ngoại thành Hà Nội lại âm thầm tăng giá.
Đây cũng có thể xem như một nghịch lý của phân khúc bất động sản cao cấp này, bởi xưa nay theo quan niệm của nhiều người, "ăn nghỉ” thì càng xa thành phố càng tốt, trong đó biển là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Yêu biển, thích núi
Khảo sát mới nhất của CBRE Việt Nam về nhu cầu bất động sản du lịch cho thấy, trong giới đầu tư lẫn tiêu dùng bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang có xu hướng chuyển nhu cầu biệt thự nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch lớn miền Trung, Nam sang đầu tư ven các thành phố lớn.
Đặc biệt, với các nhà đầu tư tại Hà Nội, việc rót hàng chục tỷ đồng cho một dự án hay một căn biệt thự tại các khu vực miền Trung không còn là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược tìm kiếm lợi nhuận của họ.
Bởi lẽ, ngoài tính pháp lý, độ tin cậy của dự án thì giá trị quá lớn cho một căn biệt thự tại các khu resort biển cao cấp ở những khu vực như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết... cũng khiến họ gặp ít nhiều khó khăn về tài chính.
Ông Đặng Đức Thành, thành viên Hội bất động sản du lịch sinh thái Việt Nam, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng việc thu hồi vốn quá lâu tại các dự án có giá đầu vào quá cao cũng khiến ông không mấy mặn mà.
“Mặc dù tôi rất yêu biển và nhận thấy tiềm năng sinh lời từ đây, song sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu ra soát, thanh tra các dự án bất động sản du lịch trên cả nước hồi tháng 10 vừa qua, buộc tôi phải tính toán lại. Những dự án nhỏ lẻ, ven đô và có tính pháp lý cao sẽ là lựa chọn của tôi”, ông Thành cho hay.
Trong khi đó, theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay của nhiều người dân cũng đã thay đổi theo sự đi lên của nền kinh tế. Hiện nay, nhu cầu không chỉ đơn thuần là những chuyến đi du lịch ngắn hạn của các gia đình mà một bộ phận không ít có khả năng về tài chính đang tìm cho gia đình mình một “căn nhà thứ hai” chỉ cách thành phố 4-5 chục km để họ có thể nghỉ cuối tuần đều đặn.
Đặc biệt, khi mà không khí khói bụi, ngột ngạt của cuộc sống đô thị ngày một tăng thì nhu cầu tìm về với những cánh rừng, những trang trại rợp màu xanh đang là lựa chọn hàng đầu của những “đại gia” thành phố.
"Sơn cước" được thế?
Chỉ dăm năm về trước, việc bỏ ra cả chục tỷ đồng để mua một căn nhà tại những khu vực “khỉ ho cò gáy” như Hòa Bình, Sơn Tây, Ba Vì... được xem là một điều không thể hoặc nếu có thì cũng hành động bất thường. Còn nay những vị trí đẹp của ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội) hay Lương Sơn (Hoà Bình)... lần lượt được một số nhà đầu tư dựng lên các dự án từ vài ha đến hàng chục ha.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như khu quần thể villas sinh thái Top Hills (Lương Sơn), dự án The Queen Villas (Ba Vì) của Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch và Thương mại Hải Linh; dự án Tản Viên Resort (Ba Vì), dự án Lâm Sơn Resort (Lương Sơn) của Tập đoàn Archi; dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hoà Bình (Lương Sơn) của Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí (Petrowaco)...
Đặc biệt, sau khi hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô được tập trung đầu tư với việc thông xe Đại lộ Thăng Long hồi tháng 10 vừa qua lại càng khiến cho những khu vực trên “lên đời”.
Việc lên ngôi của bất động sản sơn cước vùng ven Hà Nội càng được khẳng định khi mới đây, hàng loạt các chủ đầu tư của Top Hills, The Queen Villas, Tản Viên Resort, dự án Lâm Sơn Resort , Petrowaco đang rậm rịch tăng giá hoặc có kế hoạch tăng giá..
Ngay cả kế hoạch bán hàng (biệt thự Green Villas 4 tại Ba Vì) của Công ty Archi Land Việt Nam đã được rút ngắn xuống còn 2 đợt, thay vì dự kiến phải bán 3 đợt mới hết sau những quan ngại ban đầu.
Không những thế, thông tin mới nhất từ doanh nghiệp này cho biết, sau khi bán hết hơn 80% số biệt thự của lần mở bán thứ nhất, trong lần mở bán thứ hai dự kiến vào thời gian sắp tới, doanh nghiệp này sẽ tiến hành tăng giá đồng loạt thêm 5% đối với đơn giá đất của dự án so với giá công bố đợt 1 (1,6 – 2,3 triệu/m2 đất.). Với việc tăng giá thêm 5%, giá mỗi căn biệt thự ở giai đoạn 2 sẽ dao động ở mức 2,8 – 5 tỷ đồng/ căn, tùy vị trí.
Lý giải cho quyết định táo bạo này, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Archi Land Việt Nam, khẳng định qua thành công của giai đoạn 1, doanh nghiệp này hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng số biệt thự giai đoạn 2 sẽ được chuyển nhượng hết trong thời gian ngắn.
Theo ông Trung, vẫn biết rằng việc tăng giá biệt thự trong thời điểm mà các chủ đầu tư khác đang ra các chương trình khuyến mại, giảm giá “khủng" là một động thái táo bạo. Song, theo ông cơ sở của việc tăng giá trên là dựa vào các phân tích về giá trị thực của bất động sản và tiến độ của các dự án mà họ đang triển khai.
Tuy nhiên, với người những người am hiểu, không khó để nhận ra rằng, cái thế để Archi Land Việt Nam cũng như một số doanh nghiệp khác có dự án tại khu vực này tăng giá là do hạ tầng, đường sá từ nội thành lên các khu vực này đã “tốt hơn bao giờ hết”.
Đây cũng có thể xem như một nghịch lý của phân khúc bất động sản cao cấp này, bởi xưa nay theo quan niệm của nhiều người, "ăn nghỉ” thì càng xa thành phố càng tốt, trong đó biển là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Yêu biển, thích núi
Khảo sát mới nhất của CBRE Việt Nam về nhu cầu bất động sản du lịch cho thấy, trong giới đầu tư lẫn tiêu dùng bất động sản nghỉ dưỡng hiện đang có xu hướng chuyển nhu cầu biệt thự nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch lớn miền Trung, Nam sang đầu tư ven các thành phố lớn.
Đặc biệt, với các nhà đầu tư tại Hà Nội, việc rót hàng chục tỷ đồng cho một dự án hay một căn biệt thự tại các khu vực miền Trung không còn là lựa chọn ưu tiên trong chiến lược tìm kiếm lợi nhuận của họ.
Bởi lẽ, ngoài tính pháp lý, độ tin cậy của dự án thì giá trị quá lớn cho một căn biệt thự tại các khu resort biển cao cấp ở những khu vực như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết... cũng khiến họ gặp ít nhiều khó khăn về tài chính.
Ông Đặng Đức Thành, thành viên Hội bất động sản du lịch sinh thái Việt Nam, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng việc thu hồi vốn quá lâu tại các dự án có giá đầu vào quá cao cũng khiến ông không mấy mặn mà.
“Mặc dù tôi rất yêu biển và nhận thấy tiềm năng sinh lời từ đây, song sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu ra soát, thanh tra các dự án bất động sản du lịch trên cả nước hồi tháng 10 vừa qua, buộc tôi phải tính toán lại. Những dự án nhỏ lẻ, ven đô và có tính pháp lý cao sẽ là lựa chọn của tôi”, ông Thành cho hay.
Trong khi đó, theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay của nhiều người dân cũng đã thay đổi theo sự đi lên của nền kinh tế. Hiện nay, nhu cầu không chỉ đơn thuần là những chuyến đi du lịch ngắn hạn của các gia đình mà một bộ phận không ít có khả năng về tài chính đang tìm cho gia đình mình một “căn nhà thứ hai” chỉ cách thành phố 4-5 chục km để họ có thể nghỉ cuối tuần đều đặn.
Đặc biệt, khi mà không khí khói bụi, ngột ngạt của cuộc sống đô thị ngày một tăng thì nhu cầu tìm về với những cánh rừng, những trang trại rợp màu xanh đang là lựa chọn hàng đầu của những “đại gia” thành phố.
"Sơn cước" được thế?
Chỉ dăm năm về trước, việc bỏ ra cả chục tỷ đồng để mua một căn nhà tại những khu vực “khỉ ho cò gáy” như Hòa Bình, Sơn Tây, Ba Vì... được xem là một điều không thể hoặc nếu có thì cũng hành động bất thường. Còn nay những vị trí đẹp của ngoại thành Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội) hay Lương Sơn (Hoà Bình)... lần lượt được một số nhà đầu tư dựng lên các dự án từ vài ha đến hàng chục ha.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như khu quần thể villas sinh thái Top Hills (Lương Sơn), dự án The Queen Villas (Ba Vì) của Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch và Thương mại Hải Linh; dự án Tản Viên Resort (Ba Vì), dự án Lâm Sơn Resort (Lương Sơn) của Tập đoàn Archi; dự án Khu nhà ở cao cấp dầu khí Hoà Bình (Lương Sơn) của Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí (Petrowaco)...
Đặc biệt, sau khi hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô được tập trung đầu tư với việc thông xe Đại lộ Thăng Long hồi tháng 10 vừa qua lại càng khiến cho những khu vực trên “lên đời”.
Việc lên ngôi của bất động sản sơn cước vùng ven Hà Nội càng được khẳng định khi mới đây, hàng loạt các chủ đầu tư của Top Hills, The Queen Villas, Tản Viên Resort, dự án Lâm Sơn Resort , Petrowaco đang rậm rịch tăng giá hoặc có kế hoạch tăng giá..
Ngay cả kế hoạch bán hàng (biệt thự Green Villas 4 tại Ba Vì) của Công ty Archi Land Việt Nam đã được rút ngắn xuống còn 2 đợt, thay vì dự kiến phải bán 3 đợt mới hết sau những quan ngại ban đầu.
Không những thế, thông tin mới nhất từ doanh nghiệp này cho biết, sau khi bán hết hơn 80% số biệt thự của lần mở bán thứ nhất, trong lần mở bán thứ hai dự kiến vào thời gian sắp tới, doanh nghiệp này sẽ tiến hành tăng giá đồng loạt thêm 5% đối với đơn giá đất của dự án so với giá công bố đợt 1 (1,6 – 2,3 triệu/m2 đất.). Với việc tăng giá thêm 5%, giá mỗi căn biệt thự ở giai đoạn 2 sẽ dao động ở mức 2,8 – 5 tỷ đồng/ căn, tùy vị trí.
Lý giải cho quyết định táo bạo này, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Archi Land Việt Nam, khẳng định qua thành công của giai đoạn 1, doanh nghiệp này hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng số biệt thự giai đoạn 2 sẽ được chuyển nhượng hết trong thời gian ngắn.
Theo ông Trung, vẫn biết rằng việc tăng giá biệt thự trong thời điểm mà các chủ đầu tư khác đang ra các chương trình khuyến mại, giảm giá “khủng" là một động thái táo bạo. Song, theo ông cơ sở của việc tăng giá trên là dựa vào các phân tích về giá trị thực của bất động sản và tiến độ của các dự án mà họ đang triển khai.
Tuy nhiên, với người những người am hiểu, không khó để nhận ra rằng, cái thế để Archi Land Việt Nam cũng như một số doanh nghiệp khác có dự án tại khu vực này tăng giá là do hạ tầng, đường sá từ nội thành lên các khu vực này đã “tốt hơn bao giờ hết”.