Bị bán tháo, chứng khoán Trung Quốc sụt hơn 6%
“Thị trường đang trong trạng thái khá mong manh khi ai cũng muốn tháo chạy”
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 25/2 sụt giảm hơn 6% do những dấu hiệu về sự thắt chặt thanh khoản và tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm ngày thứ 5 liên tiếp.
Theo tin từ Bloomberg, vào thời điểm đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất 6,4% điểm số. Cứ 70 cổ phiếu thuộc chỉ số này giảm giá thì mới có một cổ phiếu tăng giá.
Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường là các cổ phiếu ngành thuộc hai nhóm ngành công nghiệp và công nghệ.
Bài kiểm tra cho sếp mới
Phiên giảm mạnh này của chứng khoán Trung Quốc cho thấy rõ thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt trong việc tạo ra hình ảnh về sự ổn định trên thị trường tài chính của nước này giữa lúc nền kinh tế giảm tốc.
Ngày 26/2, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới (G-20) sẽ nhóm họp ở Thượng Hải. Tuần tới, kỳ họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc sẽ khai mạc ở Bắc Kinh.
Biến động trở lại với chứng khoán Trung Quốc cũng là một bài kiểm tra đối với tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nước này (CSRC) - người lên nhậm chức vào cuối tuần vừa rồi sau khi người tiền nhiệm bị cách chức do bị cho là có những sai lầm trong quản lý thị trường.
“Thị trường đang trong trạng thái khá mong manh khi ai cũng muốn tháo chạy. Không một thông tin đơn lẻ nào trên thị trường hiện này có thể đủ để dẫn tới một phiên sụt giảm như vậy”, chiến lược gia Zhang Gang thuộc công ty chứng khoán Central China Securities nhận định.
Phiên giảm hôm nay gần như xóa hết thành quả phục hồi 10% của Shanghai Composite Index kể từ mức đáy của tháng 1. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm 23%, trở thành chỉ số chứng khoán giảm tệ hại thứ nhì thế giới, chỉ sau chứng khoán Hy Lạp.
Chỉ số CSI 300 sụt 6,1% trong phiên này, trong đó hai nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp cùng sụt trên 7%.
Do ảnh hưởng của sự giảm điểm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, chỉ số Hang Seng Index giảm gần 1,6% khi đóng cửa. Chỉ số Hang Seng China Enterprise Index của các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hồng Kông giảm 2,4%.
Trái lại, chỉ số Nikeei 225 của chứng khoán Nhật Bản chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm với mức tăng trên 1,4% và chỉ số Topix tăng gần 1,8%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,3%.
Tuy chứng khoán Nhật có một phiên tăng điểm, giá cổ phiếu hãng công nghệ Sharp sụt 14% lúc đóng cửa phiên này, sau khi có thời điểm tăng gần 6% và có lúc giảm tới hơn 20%. Cổ phiếu Sharp đã biến động chóng mặt sau khi tờ báo Nikkei đưa tin hãng này đã chấp nhận kế hoạch giải cứu trị giá 659 tỷ Yên, tương đương 5,9 tỷ USD, từ tập đoàn Foxconn của Đài Loan.
Những dấu hiệu bất ổn
Tại Trung Quốc, lãi suất cho vay qua đêm, một thước đo về thanh khoản trên thị trường tài chính, đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 6/2, khiến các nhà đầu tư lo ngại. Đội thêm 0,16 điểm phần trăm, lãi suất này đạt mức 2,12%.
Đó là do một số ngân hàng thương mại của Trung Quốc bắt buộc phải tăng mức dự phòng, trong khi các hoạt động thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) hút bớt tiền mặt khỏi hệ thống tài chính.
Ngoài ra, những thống kê đầu tiên về kinh tế Trung Quốc trong tháng 2 cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn chưa chạm đáy, bất chấp lượng vốn tín dụng cấp mới của các ngân hàng đạt mức kỷ lục trong tháng 1.
Các chỉ số của các tổ chức kinh tế độc lập về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đều giảm xuống mức đáy mới, trong khi niềm tin kinh doanh suy giảm.
Sự lo ngại của giới đầu tư tăng cao sau khi PBoC hôm thứ Ba tuần này giảm mạnh tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ xuống 6,5273 Nhân dân tệ/USD, giảm 0,17% so với ngày thứ Hai. Đây được xem là một động thái cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng để đồng nội tệ giảm giá sâu hơn.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ hôm nay là 6,5318 Nhân dân tệ/USD. Tại thị trường Hồng Kông, đồng Nhân dân tệ hiện đã mất giá 5 ngày liên tục.
Giới phân tích nói rằng triển vọng của chứng khoán Trung Quốc vẫn đang u ám. “Bất chấp nỗ lực bình ổn tăng trưởng, chúng tôi tin rằng áp lực giảm giá kéo dài đối với đồng Nhân dân tệ, sự giảm tốc tiếp tục của nền kinh tế Trung Quốc, và cơ cấu xấu đi của nền kinh tế (giá bất động sản tăng mạnh và mức nợ nần tăng) sẽ gây sức ép đối với chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới”, công ty CIMB nhận định trong một báo cáo ra ngày 25/2.
Theo tin từ Bloomberg, vào thời điểm đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất 6,4% điểm số. Cứ 70 cổ phiếu thuộc chỉ số này giảm giá thì mới có một cổ phiếu tăng giá.
Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường là các cổ phiếu ngành thuộc hai nhóm ngành công nghiệp và công nghệ.
Bài kiểm tra cho sếp mới
Phiên giảm mạnh này của chứng khoán Trung Quốc cho thấy rõ thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt trong việc tạo ra hình ảnh về sự ổn định trên thị trường tài chính của nước này giữa lúc nền kinh tế giảm tốc.
Ngày 26/2, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới (G-20) sẽ nhóm họp ở Thượng Hải. Tuần tới, kỳ họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc sẽ khai mạc ở Bắc Kinh.
Biến động trở lại với chứng khoán Trung Quốc cũng là một bài kiểm tra đối với tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nước này (CSRC) - người lên nhậm chức vào cuối tuần vừa rồi sau khi người tiền nhiệm bị cách chức do bị cho là có những sai lầm trong quản lý thị trường.
“Thị trường đang trong trạng thái khá mong manh khi ai cũng muốn tháo chạy. Không một thông tin đơn lẻ nào trên thị trường hiện này có thể đủ để dẫn tới một phiên sụt giảm như vậy”, chiến lược gia Zhang Gang thuộc công ty chứng khoán Central China Securities nhận định.
Phiên giảm hôm nay gần như xóa hết thành quả phục hồi 10% của Shanghai Composite Index kể từ mức đáy của tháng 1. Từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm 23%, trở thành chỉ số chứng khoán giảm tệ hại thứ nhì thế giới, chỉ sau chứng khoán Hy Lạp.
Chỉ số CSI 300 sụt 6,1% trong phiên này, trong đó hai nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp cùng sụt trên 7%.
Do ảnh hưởng của sự giảm điểm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, chỉ số Hang Seng Index giảm gần 1,6% khi đóng cửa. Chỉ số Hang Seng China Enterprise Index của các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục niêm yết tại Hồng Kông giảm 2,4%.
Trái lại, chỉ số Nikeei 225 của chứng khoán Nhật Bản chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm với mức tăng trên 1,4% và chỉ số Topix tăng gần 1,8%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,3%.
Tuy chứng khoán Nhật có một phiên tăng điểm, giá cổ phiếu hãng công nghệ Sharp sụt 14% lúc đóng cửa phiên này, sau khi có thời điểm tăng gần 6% và có lúc giảm tới hơn 20%. Cổ phiếu Sharp đã biến động chóng mặt sau khi tờ báo Nikkei đưa tin hãng này đã chấp nhận kế hoạch giải cứu trị giá 659 tỷ Yên, tương đương 5,9 tỷ USD, từ tập đoàn Foxconn của Đài Loan.
Những dấu hiệu bất ổn
Tại Trung Quốc, lãi suất cho vay qua đêm, một thước đo về thanh khoản trên thị trường tài chính, đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 6/2, khiến các nhà đầu tư lo ngại. Đội thêm 0,16 điểm phần trăm, lãi suất này đạt mức 2,12%.
Đó là do một số ngân hàng thương mại của Trung Quốc bắt buộc phải tăng mức dự phòng, trong khi các hoạt động thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) hút bớt tiền mặt khỏi hệ thống tài chính.
Ngoài ra, những thống kê đầu tiên về kinh tế Trung Quốc trong tháng 2 cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn chưa chạm đáy, bất chấp lượng vốn tín dụng cấp mới của các ngân hàng đạt mức kỷ lục trong tháng 1.
Các chỉ số của các tổ chức kinh tế độc lập về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đều giảm xuống mức đáy mới, trong khi niềm tin kinh doanh suy giảm.
Sự lo ngại của giới đầu tư tăng cao sau khi PBoC hôm thứ Ba tuần này giảm mạnh tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ xuống 6,5273 Nhân dân tệ/USD, giảm 0,17% so với ngày thứ Hai. Đây được xem là một động thái cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng để đồng nội tệ giảm giá sâu hơn.
Tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ hôm nay là 6,5318 Nhân dân tệ/USD. Tại thị trường Hồng Kông, đồng Nhân dân tệ hiện đã mất giá 5 ngày liên tục.
Giới phân tích nói rằng triển vọng của chứng khoán Trung Quốc vẫn đang u ám. “Bất chấp nỗ lực bình ổn tăng trưởng, chúng tôi tin rằng áp lực giảm giá kéo dài đối với đồng Nhân dân tệ, sự giảm tốc tiếp tục của nền kinh tế Trung Quốc, và cơ cấu xấu đi của nền kinh tế (giá bất động sản tăng mạnh và mức nợ nần tăng) sẽ gây sức ép đối với chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới”, công ty CIMB nhận định trong một báo cáo ra ngày 25/2.