Biển Đông làm nóng liên tiếp hai hội nghị thượng đỉnh
Sức nóng của chủ đề biển Đông hiện rõ khi cả Mỹ và Trung Quốc cùng muốn gia tăng ảnh hưởng
Trung Quốc một lần nữa bác bỏ những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa biển Đông, đồng thời nói cần phải xây dựng công trình trên các đảo nhân tạo để “bảo vệ” các đảo và đá này.
“Do các đảo và đá ở biển Đông nằm cách xa Trung Quốc đại lục, nên cần thiết phải duy trì và xây dựng các cơ sở quân sự cần có ở đó”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur, Malaysia sau hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 22/11.
“Việc này là cần thiết vì mục đích quốc phòng của Trung Quốc và để bảo vệ các đảo và đá đó”, ông Lưu nói. “Không nên cho rằng những cơ sở quân sự đó là nỗ lực quân sự hóa các đảo và đá và quân sự hóa biển Đông”.
Bloomberg nhận định, những tuyên bố trên của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ánh nỗ lực của nước này nhằm chứng tỏ rằng biển Đông không phải là một vấn đề xung đột.
Trước đó, đề cập đến các công trình nằm trên các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông, giới chức Trung Quốc từng nói các công trình này, như hải đăng, sẽ giúp ích cho tàu bè và hỗ trợ cho công tác tìm kiếm-cứu nạn.
Tuy vậy, biển Đông là một chủ đề “nóng” tại cả hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia và hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trước đó ở Manila Philippines.
Sức nóng của chủ đề biển Đông hiện rõ khi cả Mỹ và Trung Quốc cùng muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu Á.
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi cần có những bước đi quyết đoán để giảm căng thẳng trong khu vực, đồng thời hối thúc các quốc gia sử dụng các diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Mỹ “không phải là một bên tuyên bố chủ quyền [trên biển Đông] nhưng chúng tôi hoàn toàn ủng hộ một quy trình giải quyết vấn đề thông qua luật pháp và quy định quốc tế”, ông Obama phát biểu.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói tự do hàng hải và hàng không “không phải là một vấn đề” trên biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước ngoài khu vực không làm cho tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia Najib Razak hối thúc đẩy nhanh tiến trình hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Theo ông Razak, một số quốc gia “rất lo ngại” về hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng nói thêm rằng các nước tham gia hội nghị, bao gồm Trung Quốc, đã nhất trí về việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
“Lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc là phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa biển Đông”, ông Lưu Chấn Dân nói. “Bởi vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia không quân sự hóa thông qua việc họ xây dựng trên các đảo và đá”.
Nhà ngoại giao Trung Quốc này cũng hối thúc các quốc gia đang “chiếm giữ bất hợp pháp” các đảo trên biển Đông phi quân sự hóa các công trình.
Cùng ngày 22/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói nước này ủng hộ các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên biển Đông, nhưng nói thêm rằng lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không tham gia vào các cuộc tuần tra này.
Trước đó, vào hôm 19/11, trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, ông Abe nói sẽ cân nhắc việc cử lực lượng tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông.
“Do các đảo và đá ở biển Đông nằm cách xa Trung Quốc đại lục, nên cần thiết phải duy trì và xây dựng các cơ sở quân sự cần có ở đó”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu trong một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur, Malaysia sau hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 22/11.
“Việc này là cần thiết vì mục đích quốc phòng của Trung Quốc và để bảo vệ các đảo và đá đó”, ông Lưu nói. “Không nên cho rằng những cơ sở quân sự đó là nỗ lực quân sự hóa các đảo và đá và quân sự hóa biển Đông”.
Bloomberg nhận định, những tuyên bố trên của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ánh nỗ lực của nước này nhằm chứng tỏ rằng biển Đông không phải là một vấn đề xung đột.
Trước đó, đề cập đến các công trình nằm trên các đảo nhân tạo phi pháp ở biển Đông, giới chức Trung Quốc từng nói các công trình này, như hải đăng, sẽ giúp ích cho tàu bè và hỗ trợ cho công tác tìm kiếm-cứu nạn.
Tuy vậy, biển Đông là một chủ đề “nóng” tại cả hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Malaysia và hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trước đó ở Manila Philippines.
Sức nóng của chủ đề biển Đông hiện rõ khi cả Mỹ và Trung Quốc cùng muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu Á.
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi cần có những bước đi quyết đoán để giảm căng thẳng trong khu vực, đồng thời hối thúc các quốc gia sử dụng các diễn đàn quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Mỹ “không phải là một bên tuyên bố chủ quyền [trên biển Đông] nhưng chúng tôi hoàn toàn ủng hộ một quy trình giải quyết vấn đề thông qua luật pháp và quy định quốc tế”, ông Obama phát biểu.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói tự do hàng hải và hàng không “không phải là một vấn đề” trên biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước ngoài khu vực không làm cho tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia Najib Razak hối thúc đẩy nhanh tiến trình hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Theo ông Razak, một số quốc gia “rất lo ngại” về hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng nói thêm rằng các nước tham gia hội nghị, bao gồm Trung Quốc, đã nhất trí về việc duy trì tự do hàng hải trong khu vực.
“Lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc là phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa biển Đông”, ông Lưu Chấn Dân nói. “Bởi vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia không quân sự hóa thông qua việc họ xây dựng trên các đảo và đá”.
Nhà ngoại giao Trung Quốc này cũng hối thúc các quốc gia đang “chiếm giữ bất hợp pháp” các đảo trên biển Đông phi quân sự hóa các công trình.
Cùng ngày 22/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói nước này ủng hộ các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên biển Đông, nhưng nói thêm rằng lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không tham gia vào các cuộc tuần tra này.
Trước đó, vào hôm 19/11, trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, ông Abe nói sẽ cân nhắc việc cử lực lượng tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông.