Bộ Công Thương lên tiếng vụ “Hà Tĩnh ép uống bia Sài Gòn”
Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Hà Tĩnh báo cáo cụ thể về vụ việc
“Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu quan điểm như vậy trước thông tin phản ánh của báo giới và dư luận về việc Hà Tĩnh “khuyến nghị” người dân trong tỉnh uống bia Sài Gòn.
Trao đổi với báo chí chiều 1/10, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói rằng, Việt Nam đã và đang xây dựng các văn bản, quy phạm pháp luật để hoàn thiện hơn về môi trường kinh doanh. Riêng Luật Canh tranh đã có từ 2004. Đối với trường hợp cụ thể tại Hà Tĩnh, việc có chỉ đạo hay khuyến nghị người dân, cán bộ công chức trong tỉnh uống bia Sài Gòn của chính quyền Hà Tĩnh về bản chất là không phù hợp với quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác sự việc này, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Hà Tĩnh báo cáo cụ thể về vụ việc.
“Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ có bước làm việc tiếp theo với Hà Tĩnh, để mọi việc phải diễn ra theo đúng pháp luật”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay.
Vài năm trở lại đây, sau khi Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mở nhà máy sản xuất tại Hà Tĩnh, chính quyền tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh đã có chủ trương khuyến khích người dân trong tỉnh sử dụng sản phẩm của Sabeco.
Tuy nhiên, cách làm của Hà Tĩnh đã không nhận được sự đồng thuận của dư luận và người dân trong tỉnh, đặc biệt khi gần đây, một số cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã bị kiểm điểm, nhắc nhở vì "không uống bia Sài Gòn".
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng phát đi công văn hoả tốc yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành tham gia lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” vào tối 5/9 vừa qua. Hàng loạt cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Hà Tĩnh cũng xác nhận được chính quyền địa phương yêu cầu ký cam kết phải bán bia Sài Gòn cho khách.
Thậm chí, tại một số xã của huyện Cẩm Xuyên, việc tuyên truyền tiêu thụ, sử dụng bia Sài Gòn được thực hiện qua đài truyền thanh của xã. Nhiều hộ kinh doanh tại khu du lịch biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) phải ký cam kết bán bia Sài Gòn.
Trao đổi với báo chí chiều 1/10, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói rằng, Việt Nam đã và đang xây dựng các văn bản, quy phạm pháp luật để hoàn thiện hơn về môi trường kinh doanh. Riêng Luật Canh tranh đã có từ 2004. Đối với trường hợp cụ thể tại Hà Tĩnh, việc có chỉ đạo hay khuyến nghị người dân, cán bộ công chức trong tỉnh uống bia Sài Gòn của chính quyền Hà Tĩnh về bản chất là không phù hợp với quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác sự việc này, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Hà Tĩnh báo cáo cụ thể về vụ việc.
“Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ có bước làm việc tiếp theo với Hà Tĩnh, để mọi việc phải diễn ra theo đúng pháp luật”, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay.
Vài năm trở lại đây, sau khi Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mở nhà máy sản xuất tại Hà Tĩnh, chính quyền tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh đã có chủ trương khuyến khích người dân trong tỉnh sử dụng sản phẩm của Sabeco.
Tuy nhiên, cách làm của Hà Tĩnh đã không nhận được sự đồng thuận của dư luận và người dân trong tỉnh, đặc biệt khi gần đây, một số cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã bị kiểm điểm, nhắc nhở vì "không uống bia Sài Gòn".
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng phát đi công văn hoả tốc yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành tham gia lễ hội “Tôi yêu bia Sài Gòn” vào tối 5/9 vừa qua. Hàng loạt cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Hà Tĩnh cũng xác nhận được chính quyền địa phương yêu cầu ký cam kết phải bán bia Sài Gòn cho khách.
Thậm chí, tại một số xã của huyện Cẩm Xuyên, việc tuyên truyền tiêu thụ, sử dụng bia Sài Gòn được thực hiện qua đài truyền thanh của xã. Nhiều hộ kinh doanh tại khu du lịch biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) phải ký cam kết bán bia Sài Gòn.