Bộ Nông nghiệp đề nghị Vinamilk tính lại giá sữa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Vinamilk giải trình xung quanh giá thu mua sữa tươi nguyên liệu
Bất đồng về giá sữa tươi giữa nông dân nuôi bò sữa ở ngoại thành Tp.HCM với nhà thu mua sữa lớn nhất hiện nay là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã buộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải can thiệp.
Trong tuần qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn yêu cầu Vinamilk giải trình 4 điểm chính, liên quan đến sự bất đồng về giá thu mua sữa tươi nguyên liệu giữa Vinamilk và người chăn nuôi bò sữa ở Tp.HCM.
Thứ nhất, Vinamilk phải kiểm tra, xem xét lại hệ thống thu mua sữa, các điểm thu mua sữa tươi nguyên liệu thuộc công ty đang quản lý, bao gồm từ thủ tục, quy trình thu mua cho đến lấy mẫu sữa kiểm tra và công bố kết quả.
Thứ hai, Vinamilk phải xem xét, đánh giá lại các phương pháp phân tích chất lượng sữa nhằm phản ánh đúng chất lượng cho từng lô sữa, từng hộ chăn nuôi bò sữa.
Thứ ba, Vinamilk phải xem xét lại hệ thống thưởng, phạt khi thu mua sữa theo chất lượng sữa.
Thứ tư, tính toán về mức giá thu mua cũng như hỗ trợ đối với sữa tươi nguyên liệu của người chăn nuôi theo hướng có lợi cho người chăn nuôi.
Bộ này yêu cầu Vinamilk chia sẻ với người chăn nuôi về giá thu mua sữa khi giá thức ăn và các loại nguyên liệu đầu vào chăn nuôi bò sữa tăng, trong khi giá sữa tươi thu mua của công ty vẫn giữ nguyên và giá sữa đã qua chế biến lại tăng liên tục.
Trước ngày 20/9, Vinamilk phải có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trước đó, ngày 3/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân Tp.HCM cùng Vinamilk đã ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa người bán sữa và người mua sữa. Tuy nhiên, kết quả buổi làm việc với những nội dung như nông dân hạ giá thành sản phẩm, nhà máy chế biến hỗ trợ nông dân mua máy vắt sữa, làm hầm biogas, cải thiện chuồng trại và những chi phí này sẽ được công ty trừ dần vào giá mua sữa... chưa được nhiều nông dân đồng tình.
Cách nay một năm, khi giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục, ngoài giá mua sữa cố định, Vinamilk còn có bảy khoản hỗ trợ nông dân để nâng đỡ giá mua sữa trong nước.
Gần đây, khi giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới đột ngột giảm, Vinamilk đã cắt giảm bảy khoản hỗ trợ xuống chỉ còn ba, đồng thời tiến hành trừ tiền của nông dân bằng cách siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng sữa, nhất là tiêu chuẩn quan trọng về chất béo, nhằm giảm giá mua sữa.
Hiện nay, theo nhiều trang trại nuôi bò sữa, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu mà Vinamilk đang áp dụng với nông dân là 5.500 đồng/kg. Nhiều người chăn nuôi cho rằng, nếu cộng mức giá trên với ba khoản hỗ trợ thì vẫn chưa thể bằng giá thu mua sữa của một số công ty khác.
Đàn bò sữa của Tp.HCM hiện có 67.600 con, chiếm hơn 70% đàn bò sữa cả nước và ngoại thành Tp.HCM là nơi tập trung nhiều công ty cạnh tranh thu mua sữa của người chăn nuôi, trong đó Vinamilk chiếm thị phần lớn nhờ mạng lưới chân rết đã xây dựng hàng chục năm qua.
(Theo TBKTSG)
Trong tuần qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn yêu cầu Vinamilk giải trình 4 điểm chính, liên quan đến sự bất đồng về giá thu mua sữa tươi nguyên liệu giữa Vinamilk và người chăn nuôi bò sữa ở Tp.HCM.
Thứ nhất, Vinamilk phải kiểm tra, xem xét lại hệ thống thu mua sữa, các điểm thu mua sữa tươi nguyên liệu thuộc công ty đang quản lý, bao gồm từ thủ tục, quy trình thu mua cho đến lấy mẫu sữa kiểm tra và công bố kết quả.
Thứ hai, Vinamilk phải xem xét, đánh giá lại các phương pháp phân tích chất lượng sữa nhằm phản ánh đúng chất lượng cho từng lô sữa, từng hộ chăn nuôi bò sữa.
Thứ ba, Vinamilk phải xem xét lại hệ thống thưởng, phạt khi thu mua sữa theo chất lượng sữa.
Thứ tư, tính toán về mức giá thu mua cũng như hỗ trợ đối với sữa tươi nguyên liệu của người chăn nuôi theo hướng có lợi cho người chăn nuôi.
Bộ này yêu cầu Vinamilk chia sẻ với người chăn nuôi về giá thu mua sữa khi giá thức ăn và các loại nguyên liệu đầu vào chăn nuôi bò sữa tăng, trong khi giá sữa tươi thu mua của công ty vẫn giữ nguyên và giá sữa đã qua chế biến lại tăng liên tục.
Trước ngày 20/9, Vinamilk phải có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trước đó, ngày 3/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân Tp.HCM cùng Vinamilk đã ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa người bán sữa và người mua sữa. Tuy nhiên, kết quả buổi làm việc với những nội dung như nông dân hạ giá thành sản phẩm, nhà máy chế biến hỗ trợ nông dân mua máy vắt sữa, làm hầm biogas, cải thiện chuồng trại và những chi phí này sẽ được công ty trừ dần vào giá mua sữa... chưa được nhiều nông dân đồng tình.
Cách nay một năm, khi giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục, ngoài giá mua sữa cố định, Vinamilk còn có bảy khoản hỗ trợ nông dân để nâng đỡ giá mua sữa trong nước.
Gần đây, khi giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới đột ngột giảm, Vinamilk đã cắt giảm bảy khoản hỗ trợ xuống chỉ còn ba, đồng thời tiến hành trừ tiền của nông dân bằng cách siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng sữa, nhất là tiêu chuẩn quan trọng về chất béo, nhằm giảm giá mua sữa.
Hiện nay, theo nhiều trang trại nuôi bò sữa, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu mà Vinamilk đang áp dụng với nông dân là 5.500 đồng/kg. Nhiều người chăn nuôi cho rằng, nếu cộng mức giá trên với ba khoản hỗ trợ thì vẫn chưa thể bằng giá thu mua sữa của một số công ty khác.
Đàn bò sữa của Tp.HCM hiện có 67.600 con, chiếm hơn 70% đàn bò sữa cả nước và ngoại thành Tp.HCM là nơi tập trung nhiều công ty cạnh tranh thu mua sữa của người chăn nuôi, trong đó Vinamilk chiếm thị phần lớn nhờ mạng lưới chân rết đã xây dựng hàng chục năm qua.
(Theo TBKTSG)