Bộ Tài chính, BIDV và VietinBank: Khi cái khó bó cái khôn
Thấy gì từ việc lần đầu tiên Nhà nước đi đòi cổ tức bằng tiền ở các ngân hàng?
Ngày 31/5, Bộ Tài chính có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt.
Sự kiện này diễn ra khoảng một tháng sau khi cả VietinBank và BIDV đều đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, đều đã thông qua các kế hoạch chủ trương chính, trong đó có chính sách cổ tức.
Tiến thoái lưỡng nan
Công văn trên cho thấy, một mặt Bộ Tài chính đang quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cân đối ngân sách trong một năm dự kiến tiếp tục có nhiều khó khăn, mặt khác, lại cho thấy sự thụ động trước nguồn thu ngân sách.
Như trên, cả VietinBank và BIDV đều đã chốt kế hoạch cổ tức. Nay, nếu yêu cầu trên của Bộ Tài chính được thực thi, kế hoạch kinh doanh của hai ngân hàng lớn này chắc chắn bị xáo trộn, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động.
Nhà nước là cổ đông lớn nhất tại đây, hoạt động của họ bị ảnh hưởng, lợi ích của Nhà nước theo đó cũng bị ảnh hưởng.
Nếu cả hai phải gấp rút thay đổi kế hoạch nâng cao vốn tự có, bắt buộc phải tăng nhanh và tăng cho được vốn điều lệ, mức độ thành công của kế hoạch tăng vốn có thể như mong đợi đối với lợi ích của Nhà nước.
Thứ nhất, phải tăng nhanh và tăng cho được, giá trị và đối tác phát hành (nếu phát hành riêng lẻ) càng hạn chế về thời gian, cơ hội tìm kiếm và lựa chọn, bối cảnh thị trường chưa thực sự thuận lợi để tạo giá trị tốt hơn. Cố phát hành có thể sẽ phải bán rẻ.
Thứ hai, trong tình huống phát hành riêng lẻ, lựa chọn có tính chiến lược đặt ra: Nhà nước có sẵn sàng giảm tỷ lệ sở hữu tại hai ngân hàng lớn này không?
Nếu tại BIDV, Nhà nước đang sở hữu trên 95%, hướng giảm tỷ lệ sở hữu có thể đặt ra, nhưng tại VietinBank thì tỷ lệ này đã xuống dưới 65% cùng với tỷ lệ sở hữu khá lớn của nhà đầu tư nước ngoài.
Hiệu quả kinh doanh là chuyện khác. Còn ở góc độ điều hành và lợi ích quốc gia, việc Nhà nước nắm chi phối tại các “ông lớn” ngân hàng này, đặc biệt là với thị phần lớn, là chiến lược để nắm các công cụ có sức nặng trong thực thi và điều hành chính sách tiền tệ, thậm chí là cả hoạt động an sinh xã hội và cộng đồng.
Các đợt bình ổn lãi suất, triển khai các chương trình trọng điểm cả tiền tệ lẫn tài khóa, hay trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Nhà nước vẫn phải nắm vào những công cụ này để triển khai.
Thứ ba, phải tăng vốn nhanh và tăng cho được, nếu phát hành cho các cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ sở hữu rất lớn nói trên, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính có sẵn sàng và sẽ xoay xở thế nào về nguồn tiền để tiếp tục gia tăng đầu tư vào các ngân hàng lớn này?
Vì sao phải tăng vốn nhanh và tăng cho được, hay vì sao BIDV và VietinBank phải chọn chính sách cổ tức đó?
Đã nhiều năm qua, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn mấp mé sát yêu cầu tối thiểu, có những giai đoạn phải chật vật đáp ứng. Hiện nay cũng vậy.
Chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu của BIDV, giữ lại lợi nhuận chưa trả cổ tức của VietinBank đều gắn với thực tế khó khăn trên. Nếu cùng trả bằng tiền mặt như yêu cầu của Bộ Tài chính, CAR của cả hai đều có thể hụt sâu dưới mức tối thiểu quy định, đặc biệt là trong yêu cầu thực hiện chuẩn mực Basel 2 về tăng cường sức mạnh và an toàn hệ thống ngân hàng.
Một khi CAR nằm dưới mức quy định tối thiểu, không đảm bảo yêu cầu, chiếu theo luật định, cả VietinBank và BIDV đều bị hạn chế trong kinh doanh, cũng như khó thúc đẩy kinh doanh mạnh hơn trên thực tế. Điều này cũng gắn với lợi ích của Nhà nước. Ngoài cổ tức, sự thúc đẩy ở đây còn gắn với hoạt động cung ứng vốn cho nền kinh tế, ở những đầu mối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tín dụng, mà năm nay Chính phủ đang dồn quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Giữa lúc “kém vui”
Là cổ đông lớn nhất, Nhà nước càng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình khi doanh nghiệp (ở đây là BIDV và VietinBank) gặp khó khăn (trong bảo đảm hệ số CAR), cần hỗ trợ. Đây cũng là trách nhiệm đảm bảo an toàn chung cho doanh nghiệp của mình, rộng hơn là với hệ thống ngân hàng.
Dĩ nhiên Bộ Tài chính có lý do và áp lực. Yêu cầu trên được dẫn chiếu đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành. Với khoảng trên dưới 5.000 tỷ đồng cổ tức nếu thực hiện trả bằng tiền mặt như năm trước, Bộ Tài chính có thêm phần đáng kể, gom góp vào nhiệm vụ và áp lực cân đối ngân sách năm nay.
Nhưng ở hướng khác, như cách mà các ngân hàng thường lý giải khi khất hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu: cơm chưa ăn, gạo còn đó. Còn như trên, khi ngân hàng gặp khó khăn và cần hỗ trợ, ông chủ lớn nhất lại quay lưng và đòi chia tiền, khiến thực tế càng khó khăn hơn.
Trong khi đó, nếu Nhà nước đồng thuận và hỗ trợ, BIDV và VietinBank có thuận lợi để vượt qua khó khăn trước mắt, để khỏe hơn và nộp cổ tức tốt hơn trong tương lai.
Thực tế, cả hai ngân hàng này đều có lịch sử cổ tức tốt. Đây là lần đầu tiên kể từ sau cổ phần hóa, mới có chính sách cổ tức “kém vui” này. Còn nếu sau khi Nhà nước hỗ trợ mà họ không xử lý được khó khăn hiện tại, không khỏe hơn để có cổ tức tốt hơn, thì dĩ nhiên phải xem xét lại cách làm ăn của họ, kể cả xem lại vai trò và trách nhiệm của Nhà nước tại đây.
Còn hiện tại, yêu cầu của Bộ Tài chính đã đặt ra. Xét tổng quan các điểm của sự kiện này cho thấy, một cuộc “đấu tranh” đang có giữa chính ông chủ - cổ đông lớn nhất - với doanh nghiệp của mình.
Cái khó bó cái khôn. BIDV và VietinBank có lẽ cũng cực chẳng đã mới phải chọn giải pháp cổ tức “kém vui”. Bộ Tài chính cũng chịu áp lực cân đối ngân sách mà phải siết, dù ở lúc hai ngân hàng này cần đồng thuận và hỗ trợ.
Dù sao thì qua sự kiện này cũng để thấy, lần đầu tiên Nhà nước đi đòi cổ tức bằng tiền ở các ngân hàng, trong khi các nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ đã quá quen và đã phải chịu trong nhiều năm qua.
Sự kiện này diễn ra khoảng một tháng sau khi cả VietinBank và BIDV đều đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, đều đã thông qua các kế hoạch chủ trương chính, trong đó có chính sách cổ tức.
Tiến thoái lưỡng nan
Công văn trên cho thấy, một mặt Bộ Tài chính đang quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cân đối ngân sách trong một năm dự kiến tiếp tục có nhiều khó khăn, mặt khác, lại cho thấy sự thụ động trước nguồn thu ngân sách.
Như trên, cả VietinBank và BIDV đều đã chốt kế hoạch cổ tức. Nay, nếu yêu cầu trên của Bộ Tài chính được thực thi, kế hoạch kinh doanh của hai ngân hàng lớn này chắc chắn bị xáo trộn, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động.
Nhà nước là cổ đông lớn nhất tại đây, hoạt động của họ bị ảnh hưởng, lợi ích của Nhà nước theo đó cũng bị ảnh hưởng.
Nếu cả hai phải gấp rút thay đổi kế hoạch nâng cao vốn tự có, bắt buộc phải tăng nhanh và tăng cho được vốn điều lệ, mức độ thành công của kế hoạch tăng vốn có thể như mong đợi đối với lợi ích của Nhà nước.
Thứ nhất, phải tăng nhanh và tăng cho được, giá trị và đối tác phát hành (nếu phát hành riêng lẻ) càng hạn chế về thời gian, cơ hội tìm kiếm và lựa chọn, bối cảnh thị trường chưa thực sự thuận lợi để tạo giá trị tốt hơn. Cố phát hành có thể sẽ phải bán rẻ.
Thứ hai, trong tình huống phát hành riêng lẻ, lựa chọn có tính chiến lược đặt ra: Nhà nước có sẵn sàng giảm tỷ lệ sở hữu tại hai ngân hàng lớn này không?
Nếu tại BIDV, Nhà nước đang sở hữu trên 95%, hướng giảm tỷ lệ sở hữu có thể đặt ra, nhưng tại VietinBank thì tỷ lệ này đã xuống dưới 65% cùng với tỷ lệ sở hữu khá lớn của nhà đầu tư nước ngoài.
Hiệu quả kinh doanh là chuyện khác. Còn ở góc độ điều hành và lợi ích quốc gia, việc Nhà nước nắm chi phối tại các “ông lớn” ngân hàng này, đặc biệt là với thị phần lớn, là chiến lược để nắm các công cụ có sức nặng trong thực thi và điều hành chính sách tiền tệ, thậm chí là cả hoạt động an sinh xã hội và cộng đồng.
Các đợt bình ổn lãi suất, triển khai các chương trình trọng điểm cả tiền tệ lẫn tài khóa, hay trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Nhà nước vẫn phải nắm vào những công cụ này để triển khai.
Thứ ba, phải tăng vốn nhanh và tăng cho được, nếu phát hành cho các cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ sở hữu rất lớn nói trên, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính có sẵn sàng và sẽ xoay xở thế nào về nguồn tiền để tiếp tục gia tăng đầu tư vào các ngân hàng lớn này?
Vì sao phải tăng vốn nhanh và tăng cho được, hay vì sao BIDV và VietinBank phải chọn chính sách cổ tức đó?
Đã nhiều năm qua, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của khối ngân hàng thương mại nhà nước luôn mấp mé sát yêu cầu tối thiểu, có những giai đoạn phải chật vật đáp ứng. Hiện nay cũng vậy.
Chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu của BIDV, giữ lại lợi nhuận chưa trả cổ tức của VietinBank đều gắn với thực tế khó khăn trên. Nếu cùng trả bằng tiền mặt như yêu cầu của Bộ Tài chính, CAR của cả hai đều có thể hụt sâu dưới mức tối thiểu quy định, đặc biệt là trong yêu cầu thực hiện chuẩn mực Basel 2 về tăng cường sức mạnh và an toàn hệ thống ngân hàng.
Một khi CAR nằm dưới mức quy định tối thiểu, không đảm bảo yêu cầu, chiếu theo luật định, cả VietinBank và BIDV đều bị hạn chế trong kinh doanh, cũng như khó thúc đẩy kinh doanh mạnh hơn trên thực tế. Điều này cũng gắn với lợi ích của Nhà nước. Ngoài cổ tức, sự thúc đẩy ở đây còn gắn với hoạt động cung ứng vốn cho nền kinh tế, ở những đầu mối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tín dụng, mà năm nay Chính phủ đang dồn quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Giữa lúc “kém vui”
Là cổ đông lớn nhất, Nhà nước càng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình khi doanh nghiệp (ở đây là BIDV và VietinBank) gặp khó khăn (trong bảo đảm hệ số CAR), cần hỗ trợ. Đây cũng là trách nhiệm đảm bảo an toàn chung cho doanh nghiệp của mình, rộng hơn là với hệ thống ngân hàng.
Dĩ nhiên Bộ Tài chính có lý do và áp lực. Yêu cầu trên được dẫn chiếu đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành. Với khoảng trên dưới 5.000 tỷ đồng cổ tức nếu thực hiện trả bằng tiền mặt như năm trước, Bộ Tài chính có thêm phần đáng kể, gom góp vào nhiệm vụ và áp lực cân đối ngân sách năm nay.
Nhưng ở hướng khác, như cách mà các ngân hàng thường lý giải khi khất hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu: cơm chưa ăn, gạo còn đó. Còn như trên, khi ngân hàng gặp khó khăn và cần hỗ trợ, ông chủ lớn nhất lại quay lưng và đòi chia tiền, khiến thực tế càng khó khăn hơn.
Trong khi đó, nếu Nhà nước đồng thuận và hỗ trợ, BIDV và VietinBank có thuận lợi để vượt qua khó khăn trước mắt, để khỏe hơn và nộp cổ tức tốt hơn trong tương lai.
Thực tế, cả hai ngân hàng này đều có lịch sử cổ tức tốt. Đây là lần đầu tiên kể từ sau cổ phần hóa, mới có chính sách cổ tức “kém vui” này. Còn nếu sau khi Nhà nước hỗ trợ mà họ không xử lý được khó khăn hiện tại, không khỏe hơn để có cổ tức tốt hơn, thì dĩ nhiên phải xem xét lại cách làm ăn của họ, kể cả xem lại vai trò và trách nhiệm của Nhà nước tại đây.
Còn hiện tại, yêu cầu của Bộ Tài chính đã đặt ra. Xét tổng quan các điểm của sự kiện này cho thấy, một cuộc “đấu tranh” đang có giữa chính ông chủ - cổ đông lớn nhất - với doanh nghiệp của mình.
Cái khó bó cái khôn. BIDV và VietinBank có lẽ cũng cực chẳng đã mới phải chọn giải pháp cổ tức “kém vui”. Bộ Tài chính cũng chịu áp lực cân đối ngân sách mà phải siết, dù ở lúc hai ngân hàng này cần đồng thuận và hỗ trợ.
Dù sao thì qua sự kiện này cũng để thấy, lần đầu tiên Nhà nước đi đòi cổ tức bằng tiền ở các ngân hàng, trong khi các nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ đã quá quen và đã phải chịu trong nhiều năm qua.