Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ bất ngờ thăm Trung Quốc
Ông Geithner bất ngờ tới thăm Bắc Kinh để thảo luận về những bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề tỷ giá
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner bất ngờ tới thăm Trung Quốc để thảo luận với các quan chức nước này về những bất đồng giữa hai bên xung quanh vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Theo hãng tin BBC, chuyến thăm phút chót tới Trung Quốc của ông Geithner diễn ra ngay sau chuyến thăm của ông tới Ấn Độ. Tối ngày 7/4, trên đường về Mỹ, ông Geithner đã bay tới Hồng Kông.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (8/4), ông Geithner sẽ đặt chân tới Bắc Kinh và có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn, người được xem là có ảnh hưởng lớn trong việc hoạch định các chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Chuyến viếng thăm này của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ được xem là một diễn biến nữa cho thấy những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington quanh vấn đề tỷ giá đang hạ nhiệt.
Mỹ tiếp tục giữ vững lập trường đòi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, nhưng thái độ đã có phần mềm mỏng hơn. Về phần mình, Bắc Kinh cũng không còn tỏ thái độ phản đối quyết liệt lời kêu gọi điều chỉnh tỷ giá từ Washington như trước kia.
Cách đây ít ngày, chính ông Geithner đã tuyên bố trì hoãn một báo cáo quyết định có hay không xem Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền. Phía Trung Quốc cũng đang phát đi những tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng cho việc điều chỉnh tỷ giá, bao gồm việc cảnh báo các nhà xuất khẩu về rủi ro tiềm tàng liên quan tới tỷ giá.
Đáng chú ý hơn nữa, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ thăm Mỹ trong chuyến tham dự một hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân trong tháng 4 này.
Thời gian gần đây, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ khá căng thẳng. Phía Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc cố tình duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để tạo thế cạnh tranh bất bình đẳng cho các nhà xuất khẩu nước này. Trong khi đó, “đại gia” Google của Mỹ đã phải đóng cửa trang web tại Trung Quốc vì bất đồng với các nhà chức trách địa phương xung quanh vấn đề kiểm duyệt nội dung.
BBC cho biết, phát biểu tại Ấn Độ, ông Geithner đã bày tỏ sự tin tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhận thấy lợi ích của chính họ được bảo đảm tốt nhất nếu áp dụng một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Ngày 7/4, Nhà Trắng tiếp tục lên tiếng tái khẳng định mong muốn thuyết phục Trung Quốc điều chỉnh chính sách tỷ giá nhằm đạt tới một giải pháp cho vấn đề tranh chấp này.
BBC nhận định, có vẻ như những nỗ lực của Mỹ trong việc thuyết phục Trung Quốc nâng tỷ giá sẽ được đáp lại.
Hãng tin này trích lời ông Chúc Bảo Lương, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc, tuyên bố: “Dù phía Mỹ có gây áp lực lớn tới đâu thì chúng tôi cũng không thể thả nổi Nhân dân tệ. Điều chúng tôi có thể làm là nới lỏng sự neo buộc tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ với USD”.
Theo BBC, nhiều nhà quan sát xem tỷ giá Nhân dân tệ là chìa khóa trong việc giải quyết những mất cân đối thương mại toàn cầu hiện nay. Về lý thuyết, đồng Nhân dân tệ yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có giá rẻ hơn, cạnh tranh tốt hơn, và đem đến cho nước này mức thặng dư thương mại khổng lồ. Trong khi đó, Mỹ cùng với nhiều quốc gia phương Tây khác nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và phải chịu tình trạng thâm hụt thương mại quy mô lớn.
Theo hãng tin BBC, chuyến thăm phút chót tới Trung Quốc của ông Geithner diễn ra ngay sau chuyến thăm của ông tới Ấn Độ. Tối ngày 7/4, trên đường về Mỹ, ông Geithner đã bay tới Hồng Kông.
Dự kiến, trong ngày hôm nay (8/4), ông Geithner sẽ đặt chân tới Bắc Kinh và có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn, người được xem là có ảnh hưởng lớn trong việc hoạch định các chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Chuyến viếng thăm này của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ được xem là một diễn biến nữa cho thấy những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington quanh vấn đề tỷ giá đang hạ nhiệt.
Mỹ tiếp tục giữ vững lập trường đòi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, nhưng thái độ đã có phần mềm mỏng hơn. Về phần mình, Bắc Kinh cũng không còn tỏ thái độ phản đối quyết liệt lời kêu gọi điều chỉnh tỷ giá từ Washington như trước kia.
Cách đây ít ngày, chính ông Geithner đã tuyên bố trì hoãn một báo cáo quyết định có hay không xem Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền. Phía Trung Quốc cũng đang phát đi những tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng cho việc điều chỉnh tỷ giá, bao gồm việc cảnh báo các nhà xuất khẩu về rủi ro tiềm tàng liên quan tới tỷ giá.
Đáng chú ý hơn nữa, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ thăm Mỹ trong chuyến tham dự một hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân trong tháng 4 này.
Thời gian gần đây, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ khá căng thẳng. Phía Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc cố tình duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để tạo thế cạnh tranh bất bình đẳng cho các nhà xuất khẩu nước này. Trong khi đó, “đại gia” Google của Mỹ đã phải đóng cửa trang web tại Trung Quốc vì bất đồng với các nhà chức trách địa phương xung quanh vấn đề kiểm duyệt nội dung.
BBC cho biết, phát biểu tại Ấn Độ, ông Geithner đã bày tỏ sự tin tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhận thấy lợi ích của chính họ được bảo đảm tốt nhất nếu áp dụng một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn. Ngày 7/4, Nhà Trắng tiếp tục lên tiếng tái khẳng định mong muốn thuyết phục Trung Quốc điều chỉnh chính sách tỷ giá nhằm đạt tới một giải pháp cho vấn đề tranh chấp này.
BBC nhận định, có vẻ như những nỗ lực của Mỹ trong việc thuyết phục Trung Quốc nâng tỷ giá sẽ được đáp lại.
Hãng tin này trích lời ông Chúc Bảo Lương, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu của Chính phủ Trung Quốc, tuyên bố: “Dù phía Mỹ có gây áp lực lớn tới đâu thì chúng tôi cũng không thể thả nổi Nhân dân tệ. Điều chúng tôi có thể làm là nới lỏng sự neo buộc tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ với USD”.
Theo BBC, nhiều nhà quan sát xem tỷ giá Nhân dân tệ là chìa khóa trong việc giải quyết những mất cân đối thương mại toàn cầu hiện nay. Về lý thuyết, đồng Nhân dân tệ yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có giá rẻ hơn, cạnh tranh tốt hơn, và đem đến cho nước này mức thặng dư thương mại khổng lồ. Trong khi đó, Mỹ cùng với nhiều quốc gia phương Tây khác nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và phải chịu tình trạng thâm hụt thương mại quy mô lớn.