Bộ trưởng Thăng: “Chưa thu xe của tài xế say xỉn”
Bộ trưởng Thăng cho rằng, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung nghị định xử phạt cần được thực hiện theo thủ tục thông thường, chứ không áp dụng theo thủ tục rút gọn
“Thay vì áp dụng tịch thu phương tiện ngay, các cơ quan chức năng chỉ nên tăng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông có vi phạm nồng độ cồn”.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp với đại diện một số bộ, ngành nhằm xem xét kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tăng mức xử phạt đối với đối với 4 nhóm hành vi: không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; chở quá tải cho phép trên 150%; điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn quá mức cho phép; điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Theo đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trước đó thì cần phải tước giấy phép lái xe 1 năm đối với lái xe chở quá tải trên 150% và phạt 25 triệu đồng; tịch thu phương tiện bao gồm ôtô, xe máy, xe điện mà người điều khiển quá nồng độ cồn; tịch thu xe máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Đề xuất này ngay sau khi công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhà chuyên môn và dư luận, trong đó một số ý kiến cho rằng đã “vi phạm quy định về sở hữu tài sản” nếu đề xuất quy định này được thông qua.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, nghị định xử phạt cũng mới chỉ thực thi được 3 tháng nên cần có sự tổng kết, rà soát, đánh giá những vấn đề thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên, so sánh với các nhóm hành vi khác, để làm căn cứ đề xuất sửa đổi, bổ sung, cũng như đảm bảo tính khả thi.
Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung nghị định cần được thực hiện theo thủ tục thông thường, chứ không áp dụng theo thủ tục rút gọn.
Riêng về xe chở quá tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ tạm dừng xử phạt đối với vi phạm về quá tải trọng trục xe được quy định tại Nghị định 107/2014, mà chỉ áp dụng xử phạt đối với phương tiện vượt quá tổng trọng tải vượt cho phép tham gia giao thông.
Trước đó, theo ý kiến của đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công an, các kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên là có cơ sở pháp lý, được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Có mặt tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành tán thành việc nâng, thay đổi mức phạt, hình thức xử phạt để tăng tính răn đe, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, làm giảm tính khả thi.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hiện Bộ luật Hình sự đang trong quá trình được nghiên cứu sửa đổi, nên có thể nghiên cứu để đề nghị hình sự hóa các hành vi nguy hiểm như có nồng độ cồn cao trong khi điều khiển phương tiện, điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc… Và việc xử lý hình sự các hành vi trên, thông qua tòa án, sẽ giúp tạo sự công minh, có tính khả thi cao nhất.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp với đại diện một số bộ, ngành nhằm xem xét kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tăng mức xử phạt đối với đối với 4 nhóm hành vi: không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; chở quá tải cho phép trên 150%; điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn quá mức cho phép; điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Theo đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trước đó thì cần phải tước giấy phép lái xe 1 năm đối với lái xe chở quá tải trên 150% và phạt 25 triệu đồng; tịch thu phương tiện bao gồm ôtô, xe máy, xe điện mà người điều khiển quá nồng độ cồn; tịch thu xe máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc…
Đề xuất này ngay sau khi công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhà chuyên môn và dư luận, trong đó một số ý kiến cho rằng đã “vi phạm quy định về sở hữu tài sản” nếu đề xuất quy định này được thông qua.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, nghị định xử phạt cũng mới chỉ thực thi được 3 tháng nên cần có sự tổng kết, rà soát, đánh giá những vấn đề thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên, so sánh với các nhóm hành vi khác, để làm căn cứ đề xuất sửa đổi, bổ sung, cũng như đảm bảo tính khả thi.
Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung nghị định cần được thực hiện theo thủ tục thông thường, chứ không áp dụng theo thủ tục rút gọn.
Riêng về xe chở quá tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ tạm dừng xử phạt đối với vi phạm về quá tải trọng trục xe được quy định tại Nghị định 107/2014, mà chỉ áp dụng xử phạt đối với phương tiện vượt quá tổng trọng tải vượt cho phép tham gia giao thông.
Trước đó, theo ý kiến của đại diện Bộ Tư pháp và Bộ Công an, các kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm hành vi trên là có cơ sở pháp lý, được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các nghị định về xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Có mặt tại cuộc họp, đại diện các bộ ngành tán thành việc nâng, thay đổi mức phạt, hình thức xử phạt để tăng tính răn đe, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế có thể sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, làm giảm tính khả thi.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, hiện Bộ luật Hình sự đang trong quá trình được nghiên cứu sửa đổi, nên có thể nghiên cứu để đề nghị hình sự hóa các hành vi nguy hiểm như có nồng độ cồn cao trong khi điều khiển phương tiện, điều khiển xe mô tô vào đường cao tốc… Và việc xử lý hình sự các hành vi trên, thông qua tòa án, sẽ giúp tạo sự công minh, có tính khả thi cao nhất.