Bùng nổ bán tháo, Dow Jones tuột dốc không phanh
Thị trường chứng khoán Mỹ trượt dốc xuống mức thấp nhất trong gần một tháng qua, tình trạng bán tháo lan rộng
Thị trường chứng khoán Mỹ trượt dốc xuống mức thấp nhất trong gần một tháng qua, do một loạt tin xấu khiến giới đầu tư lo lắng về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu. Tình trạng bán tháo lan rộng khắp các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, trên sàn New York, cứ
1 cổ phiếu tăng điểm thì có tới 5 cổ phiếu giảm điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 144,93 điểm, tương ứng 1,39%, xuống còn 10.271,21 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 18,53 điểm, tương ứng 1.69%, xuống 1.075,63 điểm, mức thấp nhất kể từ hôm 21/7. Chỉ số Nasdaq hạ 36,75 điểm, tương ứng 1,66%, xuống 2.178,95 điểm. Thông tin về các vụ mua bán và sáp nhập (M&A), điểm tựa tâm lý vững chắc của Phố Wall, cũng không thể ngăn được sự sụt giảm của các chỉ số chính.
Tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh do các số liệu kinh tế ảm đạm được công bố trong ngày, như lĩnh vực sản xuất tiếp tục đình trệ, số người thất nghiệp leo thang và niềm tin vào tương lai không được như dự báo. Chỉ số đo bất ổn tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ VIX tăng 1,85 điểm và đóng cửa ở mức cao nhất trong 31 ngày.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 14/8, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ bất ngờ tăng 12.000, lên 500.000 người, cao nhất trong 9 tháng. Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia công bố chỉ số kinh tế xuống -7,7 điểm trong tháng 8/2010, ngược hẳn với dự báo tăng 7,5 điểm. Thêm vào đó, theo Conference Board, chỉ số triển vọng kinh tế tương lai chỉ tăng có 0,1% trong tháng 7, thấp hơn mức dự báo 0,2%, cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp.
Các cổ phiếu nhạy cảm với số liệu tăng trưởng bị tác động mạnh nhất. Cổ phiếu của các hãng sản xuất như 3M, United Technologies và Boeing giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones. Trong đó, cổ phiếu của 3M giảm 2,1% xuống 81,81 USD, cổ phiếu của United Technologies hạ 2% xuống 68,51 USD và Boeing mất 2% xuống còn 64,62 USD.
"Tôi cảm thấy lo lắng về nền kinh tế và về thị trường trong lúc này”, ông Kenneth Polcari, giám đốc điều hành Icap Corporates, cho hay. "Các số liệu kinh tế vĩ mô trong 1 tháng rưỡi vừa qua không có gì ngoài sự tiêu cực". Ông Polcari lưu ý, số lượng cổ phiếu giao dịch ở mức thấp, trong khi thiếu sự tham gia của các nhà quản lý quỹ do lo ngại về kinh tế.
Trong khi, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng lên, do giới đầu tư chuyển những tài sản có tính rủi ro sang những kênh đầu tư an toàn hơn. Trên thị trường tiền tệ, giới đầu tư đổ xô mua USD, Yen Nhật và Franc Thụy Sỹ. Giá vàng đã tăng ngày thứ 6 liên tiếp. “Thậm chí những người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận nền kinh tế đang trì trệ”, Bill Strazullo, chiến lược gia thuộc Bell Curve Trading ở Boston (Mỹ), nhận định.
Nhóm cổ phiếu năng lượng và nguyên vật liệu cũng giảm điểm mạnh do giá dầu sụt giảm, trong khi giá kim loại chìm sâu do giới đầu tư lo lắng về lượng tiêu thụ trước hàng loạt số liệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn yếu ớt. Cổ phiếu của Exxon Corp mất 1,4% xuống 59,29 USD, trong khi cổ phiếu của hãng đồng và vàng Freeport-McMoRan hạ 1,5%, xuống 72,09 USD.
Cổ phiếu của Williams-Sonoma Inc trượt 2,2% xuống 27,72 USD, sau khi có dự báo rằng doanh số của hãng tới cuối năm nay, bao gồm cả mùa mua sắm dịp nghỉ lễ, sẽ thấp hơn so với kỳ vọng của Phố Wall. Cổ phiếu của Sears Holdings Corp trượt giảm tới 9,2%, xuống 61,03 USD, sau khi chuỗi cửa hàng này báo cáo thua lỗ quý lớn hơn so với dự báo. Chỉ số S&P tiêu dùng giảm tới 1,8%.
Chỉ số S&P 500 rớt trở lại xuống dưới đường trung bình 50 ngày, một diễn biến khiến nhà đầu tư lo ngại sau khi chỉ số này nỗ lực bước vào phạm vi giữa đường trung bình 50 ngày và 200 ngày trong các ngày gần đây. Kết thúc phiên giao dịch hôm 19/8, chỉ số này sụt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/7. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ về ngắn hạn, S&P đang dao động quanh ngưỡng 1.070 điểm, nếu tiếp tục mất điểm, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.060.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên cả 3 sàn New York, Nasdaq và American là 7,97 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức giao dịch trong phiên liền trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009. Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm điểm áp đảo số tăng điểm với tỷ lệ 5:1, còn ở sàn Nasdaq, cứ 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Âu cũng rực đỏ trong phiên giao dịch ngày 19/8. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 91,58 điểm, tương ứng 1,73%, xuống còn 5.211,29 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức mất tới 111,18 điểm, tương ứng 1,80%, xuống còn 6.075,13 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 75,53 điểm, tương ứng 2,07%, xuống 3.572,40 điểm.
Trong khi đó, việc nhà đầu tư Nhật Bản gom mua các cổ phiếu rớt giá mạnh thời gian qua giúp thị trường này khởi sắc và kéo tất cả thị trường khác trong khu vực tăng điểm lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/08. Sau khi chạm mức thấp 8 tháng trong tuần này, Nikkei 225 tăng hơn 1% dù đồng Yen mạnh phần nào hạn chế đà tăng của chỉ số này nhờ kỳ vọng vào các biện pháp nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Trung ương Nhật.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,32%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1%. Chỉ số All Ordinaries của Australia cộng 0,13%. Chỉ số Straits Times của Singapore cộng 0,94%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,81%, Hang Seng của Hồng Kông thêm 0,24% và Taiex của Đài Loan tăng 0,06%.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 144,93 điểm, tương ứng 1,39%, xuống còn 10.271,21 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 18,53 điểm, tương ứng 1.69%, xuống 1.075,63 điểm, mức thấp nhất kể từ hôm 21/7. Chỉ số Nasdaq hạ 36,75 điểm, tương ứng 1,66%, xuống 2.178,95 điểm. Thông tin về các vụ mua bán và sáp nhập (M&A), điểm tựa tâm lý vững chắc của Phố Wall, cũng không thể ngăn được sự sụt giảm của các chỉ số chính.
Tâm lý nhà đầu tư bị tác động mạnh do các số liệu kinh tế ảm đạm được công bố trong ngày, như lĩnh vực sản xuất tiếp tục đình trệ, số người thất nghiệp leo thang và niềm tin vào tương lai không được như dự báo. Chỉ số đo bất ổn tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ VIX tăng 1,85 điểm và đóng cửa ở mức cao nhất trong 31 ngày.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 14/8, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ bất ngờ tăng 12.000, lên 500.000 người, cao nhất trong 9 tháng. Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia công bố chỉ số kinh tế xuống -7,7 điểm trong tháng 8/2010, ngược hẳn với dự báo tăng 7,5 điểm. Thêm vào đó, theo Conference Board, chỉ số triển vọng kinh tế tương lai chỉ tăng có 0,1% trong tháng 7, thấp hơn mức dự báo 0,2%, cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp.
Các cổ phiếu nhạy cảm với số liệu tăng trưởng bị tác động mạnh nhất. Cổ phiếu của các hãng sản xuất như 3M, United Technologies và Boeing giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones. Trong đó, cổ phiếu của 3M giảm 2,1% xuống 81,81 USD, cổ phiếu của United Technologies hạ 2% xuống 68,51 USD và Boeing mất 2% xuống còn 64,62 USD.
"Tôi cảm thấy lo lắng về nền kinh tế và về thị trường trong lúc này”, ông Kenneth Polcari, giám đốc điều hành Icap Corporates, cho hay. "Các số liệu kinh tế vĩ mô trong 1 tháng rưỡi vừa qua không có gì ngoài sự tiêu cực". Ông Polcari lưu ý, số lượng cổ phiếu giao dịch ở mức thấp, trong khi thiếu sự tham gia của các nhà quản lý quỹ do lo ngại về kinh tế.
Trong khi, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng lên, do giới đầu tư chuyển những tài sản có tính rủi ro sang những kênh đầu tư an toàn hơn. Trên thị trường tiền tệ, giới đầu tư đổ xô mua USD, Yen Nhật và Franc Thụy Sỹ. Giá vàng đã tăng ngày thứ 6 liên tiếp. “Thậm chí những người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận nền kinh tế đang trì trệ”, Bill Strazullo, chiến lược gia thuộc Bell Curve Trading ở Boston (Mỹ), nhận định.
Nhóm cổ phiếu năng lượng và nguyên vật liệu cũng giảm điểm mạnh do giá dầu sụt giảm, trong khi giá kim loại chìm sâu do giới đầu tư lo lắng về lượng tiêu thụ trước hàng loạt số liệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn yếu ớt. Cổ phiếu của Exxon Corp mất 1,4% xuống 59,29 USD, trong khi cổ phiếu của hãng đồng và vàng Freeport-McMoRan hạ 1,5%, xuống 72,09 USD.
Cổ phiếu của Williams-Sonoma Inc trượt 2,2% xuống 27,72 USD, sau khi có dự báo rằng doanh số của hãng tới cuối năm nay, bao gồm cả mùa mua sắm dịp nghỉ lễ, sẽ thấp hơn so với kỳ vọng của Phố Wall. Cổ phiếu của Sears Holdings Corp trượt giảm tới 9,2%, xuống 61,03 USD, sau khi chuỗi cửa hàng này báo cáo thua lỗ quý lớn hơn so với dự báo. Chỉ số S&P tiêu dùng giảm tới 1,8%.
Biểu đồ phiên giao dịch ngày 19/8 trên thị trường chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.
Chỉ số S&P 500 rớt trở lại xuống dưới đường trung bình 50 ngày, một diễn biến khiến nhà đầu tư lo ngại sau khi chỉ số này nỗ lực bước vào phạm vi giữa đường trung bình 50 ngày và 200 ngày trong các ngày gần đây. Kết thúc phiên giao dịch hôm 19/8, chỉ số này sụt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/7. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ về ngắn hạn, S&P đang dao động quanh ngưỡng 1.070 điểm, nếu tiếp tục mất điểm, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.060.
Khối lượng cổ phiếu giao dịch trên cả 3 sàn New York, Nasdaq và American là 7,97 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức giao dịch trong phiên liền trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009. Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm điểm áp đảo số tăng điểm với tỷ lệ 5:1, còn ở sàn Nasdaq, cứ 9 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu tăng điểm.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Âu cũng rực đỏ trong phiên giao dịch ngày 19/8. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 91,58 điểm, tương ứng 1,73%, xuống còn 5.211,29 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức mất tới 111,18 điểm, tương ứng 1,80%, xuống còn 6.075,13 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 75,53 điểm, tương ứng 2,07%, xuống 3.572,40 điểm.
Trong khi đó, việc nhà đầu tư Nhật Bản gom mua các cổ phiếu rớt giá mạnh thời gian qua giúp thị trường này khởi sắc và kéo tất cả thị trường khác trong khu vực tăng điểm lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/08. Sau khi chạm mức thấp 8 tháng trong tuần này, Nikkei 225 tăng hơn 1% dù đồng Yen mạnh phần nào hạn chế đà tăng của chỉ số này nhờ kỳ vọng vào các biện pháp nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Trung ương Nhật.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,32%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1%. Chỉ số All Ordinaries của Australia cộng 0,13%. Chỉ số Straits Times của Singapore cộng 0,94%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,81%, Hang Seng của Hồng Kông thêm 0,24% và Taiex của Đài Loan tăng 0,06%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.415,54 | 10.271,21 | 144,33 | 1,39 |
Nasdaq | 2.215,70 | 2.178,95 | 36,75 | 1,66 | |
S&P 500 | 1.094,16 | 1.075,63 | 18,53 | 1,69 | |
Anh | FTSE 100 | 5.302,87 | 5.211,29 | 91,58 | 1,73 |
Đức | DAX | 6.186,31 | 6.075,13 | 111,18 | 1,80 |
Pháp | CAC 40 | 3.647,93 | 3.572,40 | 75,53 | 2,07 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.924,10 | 7.928,94 | 4,84 | 0,06 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.240,54 | 9.362,68 | 122,14 | 1,32 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.022,73 | 21.072,46 | 49,73 | 0,24 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.761,99 | 1.779,64 | 17,65 | 1,00 |
Singapore | Straits Times | 2.919,37 | 2.946,77 | 27,40 | 0,94 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.666,30 | 2.687,98 | 21,68 | 0,81 |
Ấn Độ | BSE | 18.257,12 | 18.454,94 | 197,82 | 1,08 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |