“Cần cái nhìn bình tĩnh cho ngành bán lẻ Việt Nam”
Các doanh nghiệp bán lẻ chiếm ít nhất trên 50% tổng số doanh nghiệp Việt và đang sử dụng gần 3 triệu lao động
Đây là quan điểm của bà Đinh Thi Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tại toạ đàm nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVATA diễn ra sáng 6/7.
Cuộc toạ đàm nhằm tham vấn hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp chính sách cho ngành bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Báo cáo này sẽ là căn cứ cho các đề xuất và vận động chính sách cho ngành bán lẻ, một ngành xuất khẩu mũi nhọn nhiều tiềm năng của Việt Nam.
Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam được nêu tại báo cáo là kết quả khảo sát trong tháng 3- 4/2016 trên phạm vi toàn quốc với mẫu khảo sát 1.500 và phản hồi của 100 doanh nghiệp, trong đó 75% là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân trong nước.
TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhấn mạnh, ngành bán lẻ đang là chủ đề nóng với những từ ngữ khá gợi cảm như cuộc đổ bộ của các “ông lớn” hay sự lép vế, teo tóp của các nhà bán lẻ Việt.
Tuy nhiên, theo bà Trang thì chủ đề của báo cáo được nhóm nghiên cứu lựa chọn vì lý do thực tế hơn. Đó chính là vai trò quan trọng của ngành bán lẻ trong nền kinh tế với con số các doanh nghiệp bán lẻ chiếm ít nhất trên 50% tổng số doanh nghiệp Việt và đang sử dụng gần 3 triệu lao động.
Theo con số thống kê, tính lũy kế tới cuối năm 2015, đã có 1.735 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa mô tô - xe máy, với tổng vốn đăng ký là hơn 4,6 tỷ USD, đứng trong nhóm 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Với sự sôi động của hai vụ M&A liên quan đến Metro và Bigc, bà Loan đặt câu hỏi có hay không nguy cơ ngành bán lẻ bị thôn tính?
Từ các doanh nghiệp trong Hiệp hội, bà Loan nhấn mạnh đến cái nhìn tích cực và khách quan với sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Các doanh nghiệp FDI có mặt tại Việt Nam như cú hích hay như làn gió mới, bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn lên cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp nỗ lực thì chưa đủ mà luôn cần chính sách ủng hộ phát triển thị trường bán lẻ, bà Loan nói.
Ở bình diện chung, bà Loan cho biết, trong số 12 mô hình bán lẻ thông dụng hiện nay, doanh nghiệp đặt kỳ vọng nhiều nhất vào các mô hình bán lẻ hiện đại (gần 94% doanh nghiệp cho rằng bán lẻ online có triển vọng, 91% với mô hình siêu thị tổng hợp, 88% cho trung tâm mua sắm, 83% cho các siêu thị chuyên doanh, 79% cho các cửa hàng tiện ích).
Một số mô hình bán lẻ hiện đại mới du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng cũng được các doanh nghiệp đánh giá triển vọng khá cao (ví dụ 71% đánh giá bán lẻ qua truyền hình là có triển vọng, 46% cho hình thức bán lẻ qua catalogue, điện thoại, thư...).
Các mô hình bán lẻ truyền thống như chợ truyền thống hay các hình thức bán lẻ siêu nhỏ - di động (bán rong) được đánh giá là ít có triển vọng hơn. Mặc dù vậy, cũng có tới 47% doanh nghiệp đánh giá chợ truyền thống tiếp tục là mô hình bán lẻ quan trọng trong thời gian tới, cửa hàng tạp hóa là 55%...
Nhìn vào các mô hình bán lẻ mà doanh nghiệp đánh giá là có triển vọng nhất, nhóm nghiên cứu cho rằng cơ hội dành cho các nhà bán lẻ nước ngoài là rất lớn: 2 mô hình được đánh giá có triển vọng nhất - siêu thị tổng hợp và trung tâm mua sắm - hiện đang là thế mạnh của các nhà bán lẻ nước ngoài.
Tuy vậy, cơ hội dành cho các nhà bán lẻ Việt Nam thậm chí còn lớn hơn nhiều. Vì ngoài hai mô hình có triển vọng nhất mà các nhà bán lẻ nội địa vẫn đang có thị phần đáng kể, trong tất cả các mô hình bán lẻ còn lại, đặc biệt là các mô hình bán lẻ có triển vọng trong tốp đầu, thị phần hiện đều thuộc về các nhà bán lẻ Việt Nam là chủ yếu. Các mô hình bán lẻ truyền thống thì hoàn toàn thuộc về các cơ sở kinh doanh bán lẻ cá thể Việt Nam.
Bà Trang cũng nêu thông tin mà theo bà là thú vị, đó là kết quả điều tra cũng khẳng định suy đoán này với việc đa số (50-70%) các doanh nghiệp được hỏi khẳng định sự tự tin nhất định trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài phần lớn các mô hình bán lẻ, đặc biệt là các mô hình truyền thống.
Và ở tất cả các trường hợp, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (3-10%) các doanh nghiệp đánh giá rằng nhà bán lẻ Việt Nam hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Do đó, có thể thấy, tương lai ngành bán lẻ thuộc về cả các doanh nghiệp nội địa và FDI, ở tất cả các mô hình bán lẻ.
Cuộc toạ đàm nhằm tham vấn hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp chính sách cho ngành bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Báo cáo này sẽ là căn cứ cho các đề xuất và vận động chính sách cho ngành bán lẻ, một ngành xuất khẩu mũi nhọn nhiều tiềm năng của Việt Nam.
Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam được nêu tại báo cáo là kết quả khảo sát trong tháng 3- 4/2016 trên phạm vi toàn quốc với mẫu khảo sát 1.500 và phản hồi của 100 doanh nghiệp, trong đó 75% là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân trong nước.
TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhấn mạnh, ngành bán lẻ đang là chủ đề nóng với những từ ngữ khá gợi cảm như cuộc đổ bộ của các “ông lớn” hay sự lép vế, teo tóp của các nhà bán lẻ Việt.
Tuy nhiên, theo bà Trang thì chủ đề của báo cáo được nhóm nghiên cứu lựa chọn vì lý do thực tế hơn. Đó chính là vai trò quan trọng của ngành bán lẻ trong nền kinh tế với con số các doanh nghiệp bán lẻ chiếm ít nhất trên 50% tổng số doanh nghiệp Việt và đang sử dụng gần 3 triệu lao động.
Theo con số thống kê, tính lũy kế tới cuối năm 2015, đã có 1.735 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa mô tô - xe máy, với tổng vốn đăng ký là hơn 4,6 tỷ USD, đứng trong nhóm 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Với sự sôi động của hai vụ M&A liên quan đến Metro và Bigc, bà Loan đặt câu hỏi có hay không nguy cơ ngành bán lẻ bị thôn tính?
Từ các doanh nghiệp trong Hiệp hội, bà Loan nhấn mạnh đến cái nhìn tích cực và khách quan với sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Các doanh nghiệp FDI có mặt tại Việt Nam như cú hích hay như làn gió mới, bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn lên cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp nỗ lực thì chưa đủ mà luôn cần chính sách ủng hộ phát triển thị trường bán lẻ, bà Loan nói.
Ở bình diện chung, bà Loan cho biết, trong số 12 mô hình bán lẻ thông dụng hiện nay, doanh nghiệp đặt kỳ vọng nhiều nhất vào các mô hình bán lẻ hiện đại (gần 94% doanh nghiệp cho rằng bán lẻ online có triển vọng, 91% với mô hình siêu thị tổng hợp, 88% cho trung tâm mua sắm, 83% cho các siêu thị chuyên doanh, 79% cho các cửa hàng tiện ích).
Một số mô hình bán lẻ hiện đại mới du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng cũng được các doanh nghiệp đánh giá triển vọng khá cao (ví dụ 71% đánh giá bán lẻ qua truyền hình là có triển vọng, 46% cho hình thức bán lẻ qua catalogue, điện thoại, thư...).
Các mô hình bán lẻ truyền thống như chợ truyền thống hay các hình thức bán lẻ siêu nhỏ - di động (bán rong) được đánh giá là ít có triển vọng hơn. Mặc dù vậy, cũng có tới 47% doanh nghiệp đánh giá chợ truyền thống tiếp tục là mô hình bán lẻ quan trọng trong thời gian tới, cửa hàng tạp hóa là 55%...
Nhìn vào các mô hình bán lẻ mà doanh nghiệp đánh giá là có triển vọng nhất, nhóm nghiên cứu cho rằng cơ hội dành cho các nhà bán lẻ nước ngoài là rất lớn: 2 mô hình được đánh giá có triển vọng nhất - siêu thị tổng hợp và trung tâm mua sắm - hiện đang là thế mạnh của các nhà bán lẻ nước ngoài.
Tuy vậy, cơ hội dành cho các nhà bán lẻ Việt Nam thậm chí còn lớn hơn nhiều. Vì ngoài hai mô hình có triển vọng nhất mà các nhà bán lẻ nội địa vẫn đang có thị phần đáng kể, trong tất cả các mô hình bán lẻ còn lại, đặc biệt là các mô hình bán lẻ có triển vọng trong tốp đầu, thị phần hiện đều thuộc về các nhà bán lẻ Việt Nam là chủ yếu. Các mô hình bán lẻ truyền thống thì hoàn toàn thuộc về các cơ sở kinh doanh bán lẻ cá thể Việt Nam.
Bà Trang cũng nêu thông tin mà theo bà là thú vị, đó là kết quả điều tra cũng khẳng định suy đoán này với việc đa số (50-70%) các doanh nghiệp được hỏi khẳng định sự tự tin nhất định trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài phần lớn các mô hình bán lẻ, đặc biệt là các mô hình truyền thống.
Và ở tất cả các trường hợp, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (3-10%) các doanh nghiệp đánh giá rằng nhà bán lẻ Việt Nam hoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Do đó, có thể thấy, tương lai ngành bán lẻ thuộc về cả các doanh nghiệp nội địa và FDI, ở tất cả các mô hình bán lẻ.