Cần luật hóa việc đấu giá nợ xấu
Việc đấu giá các khoản nợ xấu đang được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật và hiệu quả, hiệu lực không cao
Thẩm tra dự án Luật Đấu giá tài sản, Ủy ban Kinh tế cho rằng cần bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự án luật này.
Được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi họp chiều 12/10, dự thảo Luật Đấu giá tài sản, theo Chính phủ là sẽ xây dựng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản áp dụng thống nhất cho các loại tài sản đấu giá, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan
Phát triển dịch vụ đấu giá phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án luật.
Vướng từ văn bản pháp luật
Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc luật không áp dụng đối với việc đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài và chứng khoán là phù hợp.
Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban là cần bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự án luật. Bởi thực tế thời giam qua, việc xử lý các khoản nợ xấu chậm, nhất là các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại, có nguyên nhân lớn do vướng mắc từ các văn bản pháp luật.
Hiện nay việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật và hiệu quả, hiệu lực không cao, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Quan điểm của cơ quan thẩm tra, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cũng là cần thiết và thể hiện tính pháp lý cao.
Ông Tiến cho biết Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo một chương quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, gửi đến ban soạn thảo dự án luật.
Băn khoăn hình thức doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản là một trong các nội dung được Chính phủ tách riêng xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vì còn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng việc dự thảo Luật quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh mà không cho phép thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là phù hợp. Chính phủ đồng tình với quan điểm này.
Còn theo loại ý kiến thứ hai thì ngoài hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, cần bổ sung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vì phần lớn các doanh nghiệp đấu giá tài sản hiện nay đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, hành nghề bán đấu giá tài sản được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, việc quy định doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh và không đồng thời kinh doanh các ngành nghề khác được coi là các điều kiện trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xem xét cho phép các doanh nghiệp đấu giá tài sản được đồng thời thực hiện một số hoạt động khác liên quan đến đấu giá tài sản.
Được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi họp chiều 12/10, dự thảo Luật Đấu giá tài sản, theo Chính phủ là sẽ xây dựng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản áp dụng thống nhất cho các loại tài sản đấu giá, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan
Phát triển dịch vụ đấu giá phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án luật.
Vướng từ văn bản pháp luật
Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc luật không áp dụng đối với việc đấu giá tài sản nhà nước ở nước ngoài và chứng khoán là phù hợp.
Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban là cần bổ sung quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu vào dự án luật. Bởi thực tế thời giam qua, việc xử lý các khoản nợ xấu chậm, nhất là các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại, có nguyên nhân lớn do vướng mắc từ các văn bản pháp luật.
Hiện nay việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật và hiệu quả, hiệu lực không cao, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.
Quan điểm của cơ quan thẩm tra, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cũng là cần thiết và thể hiện tính pháp lý cao.
Ông Tiến cho biết Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo một chương quy định về việc đấu giá các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, gửi đến ban soạn thảo dự án luật.
Băn khoăn hình thức doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản là một trong các nội dung được Chính phủ tách riêng xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vì còn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng việc dự thảo Luật quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh mà không cho phép thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là phù hợp. Chính phủ đồng tình với quan điểm này.
Còn theo loại ý kiến thứ hai thì ngoài hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, cần bổ sung hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần vì phần lớn các doanh nghiệp đấu giá tài sản hiện nay đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, hành nghề bán đấu giá tài sản được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, việc quy định doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh và không đồng thời kinh doanh các ngành nghề khác được coi là các điều kiện trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xem xét cho phép các doanh nghiệp đấu giá tài sản được đồng thời thực hiện một số hoạt động khác liên quan đến đấu giá tài sản.