"Cần thiết sẽ yêu cầu thanh tra làm rõ trách nhiệm giao vốn chậm"
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ không hài lòng với tiến độ giao vốn và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017
“Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và coi đây là một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến hạn định vào tháng 10/2017, đơn vị nào, địa phương nào không giải ngân thì sẽ điều động vốn cho đơn vị khác”.
Phát biểu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm và xây dựng nghị quyết của Chính phủ để thúc đẩy nhiệm vụ này, chiều 3/7.
6 tháng giao được 10% vốn
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2017 (không bao gồm trái phiếu Chính phủ) là 307.150 tỷ đồng. Đến hết tháng 6, vốn đã giao kế hoạch là 303.075,66 tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 125.625,66 tỷ đồng, bằng 96,8% kế hoạch, vốn cân đối ngân sách địa phương là 177.450 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Số vốn còn lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa giao là 4.074,34 tỷ đồng, bằng 1,3% kế hoạch, trong đó chủ yếu bao gồm 3.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Đối với vốn trái phiếu Chính phủ, tình hình giao vốn khó khăn hơn. Tổng vốn đầu tư năm 2017 là 66.485 tỷ đồng, bao gồm 50.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2017 và 16.458,02 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư năm 2016 được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017.
Qua 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao được 5.197,3 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2017, chiếm 10,4%. Còn vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn mới giao được hơn 6.200 tỷ đồng (38,2%). Như vậy vốn trái phiếu Chính phủ chưa giao vẫn còn gần 55.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân giao chậm trễ vốn trái phiếu Chính phủ là do quy định, điều kiện để bố trí kế hoạch đầu tư công hằng năm cho dự án khởi công mới là phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 30/10 của năm trước năm kế hoạch, mà các dự án khởi công mới đề xuất bố trí kế hoạch năm 2017 nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đều có quyết định đầu tư sau ngày 31/10/2016.
Quan trọng hơn, theo báo cáo của Bộ Tài chính, thì kết quả giải ngân trong 6 tháng đầu năm rất thấp, đạt xấp xỉ 91.400 tỷ đồng, bằng 25,6% kế hoạch Quốc hội quyết định, trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 26,8%.
Ngoài ra, theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, sau nửa năm đã phát hành được 3/4 số lượng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho thực hiện các công trình, dự án, nhưng việc giải ngân lại đang chậm trễ như nêu trên.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ không hài lòng với tiến độ giao vốn và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017 “làm ảnh hưởng rất tiêu cực tới việc làm, thu ngân sách Nhà nước, tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn”.
Có thể yêu cầu thanh tra làm rõ trách nhiệm
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7. “Cần thiết sẽ yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra để làm rõ trách nhiệm ai giao vốn chậm”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 30/7 tới phải trình Thủ tướng Chính phủ giao tiếp 4.074 tỷ đồng còn lại của vốn ngân sách Nhà nước và 55.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ chưa được giao.
“Chính phủ không chấp nhận giảm vốn trái phiếu Chính phủ để tăng vốn ODA hay vốn khác trong năm 2017. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất các thủ tục trước ngày 15/7 để giao vốn đợt 2 cho các công trình, dự án”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 136, Nghị định số 77, Nghị định số 15 theo hình thức rút gọn; thực hiện công bố công khai các bộ, ngành, địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân trong việc thiếu trách nhiệm, trì trệ, gây cản trở đối với tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Phát biểu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm và xây dựng nghị quyết của Chính phủ để thúc đẩy nhiệm vụ này, chiều 3/7.
6 tháng giao được 10% vốn
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2017 (không bao gồm trái phiếu Chính phủ) là 307.150 tỷ đồng. Đến hết tháng 6, vốn đã giao kế hoạch là 303.075,66 tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 125.625,66 tỷ đồng, bằng 96,8% kế hoạch, vốn cân đối ngân sách địa phương là 177.450 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Số vốn còn lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa giao là 4.074,34 tỷ đồng, bằng 1,3% kế hoạch, trong đó chủ yếu bao gồm 3.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Đối với vốn trái phiếu Chính phủ, tình hình giao vốn khó khăn hơn. Tổng vốn đầu tư năm 2017 là 66.485 tỷ đồng, bao gồm 50.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2017 và 16.458,02 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư năm 2016 được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017.
Qua 6 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao được 5.197,3 tỷ đồng vốn kế hoạch năm 2017, chiếm 10,4%. Còn vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn mới giao được hơn 6.200 tỷ đồng (38,2%). Như vậy vốn trái phiếu Chính phủ chưa giao vẫn còn gần 55.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân giao chậm trễ vốn trái phiếu Chính phủ là do quy định, điều kiện để bố trí kế hoạch đầu tư công hằng năm cho dự án khởi công mới là phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 30/10 của năm trước năm kế hoạch, mà các dự án khởi công mới đề xuất bố trí kế hoạch năm 2017 nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đều có quyết định đầu tư sau ngày 31/10/2016.
Quan trọng hơn, theo báo cáo của Bộ Tài chính, thì kết quả giải ngân trong 6 tháng đầu năm rất thấp, đạt xấp xỉ 91.400 tỷ đồng, bằng 25,6% kế hoạch Quốc hội quyết định, trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 26,8%.
Ngoài ra, theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, sau nửa năm đã phát hành được 3/4 số lượng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho thực hiện các công trình, dự án, nhưng việc giải ngân lại đang chậm trễ như nêu trên.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ không hài lòng với tiến độ giao vốn và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017 “làm ảnh hưởng rất tiêu cực tới việc làm, thu ngân sách Nhà nước, tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn”.
Có thể yêu cầu thanh tra làm rõ trách nhiệm
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7. “Cần thiết sẽ yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra để làm rõ trách nhiệm ai giao vốn chậm”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 30/7 tới phải trình Thủ tướng Chính phủ giao tiếp 4.074 tỷ đồng còn lại của vốn ngân sách Nhà nước và 55.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ chưa được giao.
“Chính phủ không chấp nhận giảm vốn trái phiếu Chính phủ để tăng vốn ODA hay vốn khác trong năm 2017. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất các thủ tục trước ngày 15/7 để giao vốn đợt 2 cho các công trình, dự án”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 136, Nghị định số 77, Nghị định số 15 theo hình thức rút gọn; thực hiện công bố công khai các bộ, ngành, địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm tổ chức và cá nhân trong việc thiếu trách nhiệm, trì trệ, gây cản trở đối với tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.