Carlsberg muốn mua, Habeco chưa bán
Đối tác chiến lược Carlsberg muốn mua thêm cổ phần "Bia Hà Nội", nhưng Habeco chưa có kế hoạch bán tiếp
Kể từ 1/7/2008, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chính thức hoạt động theo mô hình mới là công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 2.318 tỷ đồng.
Trong đó, gần 82% vốn của Habeco thuộc sở hữu Nhà nước, chưa đến 16% vốn thuộc sở hữu của đối tác chiến lược nước ngoài là Carlsberg.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Tổng giám đốc Habeco, Carlsberg được chọn là đối tác chiến lược vì đây là một thương hiệu đã rất có tiếng ở thị trường châu Âu, đã có quan hệ lâu dài, có thể hỗ trợ Habeco phát triển sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Công ty cũng phấn đấu đến năm 2010, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng từ 3.000-3.500 tỷ đồng bằng hình thức phát hành bán ra ngoài để huy động vốn. Phần vốn đầu tư nếu thiếu sẽ được huy động từ nguồn vốn vay thương mại.
Năm 2008 có thể được xem là một năm không thật may mắn đối với Habeco khi công ty này tiến hành IPO đúng lúc thị trường chứng khoán suy giảm, thời tiết mát mẻ kéo dài và kinh tế tăng trưởng yếu làm giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chủ lực của công ty.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 được ban lãnh đạo Habeco công bố tại cuộc họp đại hội cổ đông ngày 9/6 vừa qua, tổng doanh thu thuần của Habeco sẽ đạt khoảng 1.653 tỷ đồng trong 7 tháng còn lại của năm 2008, hơn gấp đôi doanh thu thuần đã đạt được trong 5 tháng đầu năm. Nhiều ý kiến quan ngại về mục tiêu này, nhưng Tổng giám đốc Habeco cho rằng “Về nguyên tắc, con số doanh thu này là phải đạt”.
Theo ông Việt, dự kiến đến năm 2010, số cổ phần Nhà nước chỉ còn 51%. Carlsberg - hiện nắm giữ gần 16% quyền sở hữu Habeco - mong muốn được tiếp tục mua thêm cổ phần của tổng công ty này. Tuy nhiên, hiện nay tổng công ty chưa có kế hoạch bán tiếp cổ phần cho Carlsberg và “còn tùy tình hình của thị trường và quyết định của Chính phủ”, ông Việt nói.
Ông Việt cho biết thêm, Habeco có đầu tư tài chính và bất động sản nhưng không đáng kể.
Theo Khoản 2, Điều 37, Điều lệ vừa được Đại hội Cổ đông Habeco biểu quyết thông qua, từ đại hội lần hai trở đi, cổ đông sở hữu ít nhất 10.000 cổ phần trở lên được tham dự trực tiếp và biểu quyết trong các cuộc họp Đại hội Cổ đông của công ty. Các cổ đông sở hữu dưới 10.000 cổ phần có thể ủy quyền cho cổ đông sở hữu ít nhất 10.000 cổ phần hoặc tự nhóm lại để đề cử người đại diện tham dự đại hội.
"Carlsberg muốn mua thêm cổ phần Habeco"
Đó là khẳng định mới đây của ông Henrik J.Andersen, Tổng giám đốc Carlsberg khu vực Đông Dương. Chúng tôi đã trao đổi thêm với ông xung quanh vấn đề này.
Tại sao Carlsberg chọn Habeco mà không phải là Sabeco hay một công ty bia nào khác để đầu tư tại thị trường Việt Nam?
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà nội (Habeco) là một thương hiệu đã rất có tiếng, quy mô sản xuất lớn, và thị phần rộng. Chúng tôi chọn Habeco chủ yếu vì sự tương đồng giữa Carlsberg và Habeco. Cả Habeco và Carlsberg đều có thị trường chủ lực ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Trong đó Habeco chiếm lĩnh thị phần rất lớn ở miền Bắc và là thương hiệu đứng thứ hai ở Việt Nam.
Chiếm chưa đến 16% cổ phần của Habeco, đây có phải là con số quá nhỏ không, thưa ông?
Carlsberg và Habeco đã có quan hệ hợp tác từ năm 2005. Chúng tôi là những người bạn, đã làm việc và khá hiểu nhau từ trước khi trở thành đối tác chiến lược. Carlsberg và Habeco hợp tác với nhau vì mục đích cùng phát triển. Mặc dù Carlsberg chỉ chiếm chưa đến 16% cổ phần của Habeco, nhưng Carlsberg vẫn luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Habeco.
Chúng tôi rất muốn mua thêm cổ phần trong Habeco vì triển vọng phát triển rất tốt của doanh nghiệp này nói riêng cũng như tiềm năng của thị trường bia Việt Nam nói chung. Mặc dù hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang chịu một số tác động không tốt, nhưng về lâu dài, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt và nhờ đó, chúng tôi sẽ có lợi từ sự phát triển này.
Carlsberg rất tin tưởng rằng nếu được đóng góp nhiều trong Habeco, hai đối tác chúng tôi sẽ càng gần gũi với nhau hơn. Tôi tin tưởng vào tương lai hợp tác giữa hai hãng bia với nhau. Tuy nhiên, chắc chắn là chúng tôi phải phụ thuộc vào sự đồng ý của ban lãnh đạo Habeco cũng như Chính phủ Việt Nam.
Theo ông, 50.000 đồng/cổ phần có phải là một mức giá không “phải chăng” khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang xuống thấp?
Chúng tôi đã phân tích chi tiết về công ty này trước khi quyết định mua. Tôi cho rằng 50.000 đồng/cổ phần là một mức giá công bằng cho cả bên mua và bên bán. Hơn nữa, đây là một mức giá khá hợp lý trong so sánh với giá cổ phiếu của các công ty tương đương trong khu vực Đông Nam Á mà chúng tôi đã mua cổ phần.
Khác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, Habeco chọn đối tác chiến lược trước rồi mới tiến hành IPO, đánh giá của ông về cách làm này?
Tôi nghĩ đấy là một cách làm hợp lý. Và tôi rất tin rằng tiền nong, giá cả là một phần quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định khi một công ty Việt Nam chọn đối tác chiến lược nước ngoài. Điều quan trọng nhất là tìm được đối tác phù hợp, cảm thấy tin tưởng nhất, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Mặc dù Habeco là công ty Việt Nam đầu tiên tiến hành IPO theo hình thức này nhưng đấy là một trường hợp điển hình về cách IPO hợp lý ở Việt Nam.
Trong đó, gần 82% vốn của Habeco thuộc sở hữu Nhà nước, chưa đến 16% vốn thuộc sở hữu của đối tác chiến lược nước ngoài là Carlsberg.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Tổng giám đốc Habeco, Carlsberg được chọn là đối tác chiến lược vì đây là một thương hiệu đã rất có tiếng ở thị trường châu Âu, đã có quan hệ lâu dài, có thể hỗ trợ Habeco phát triển sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Công ty cũng phấn đấu đến năm 2010, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng từ 3.000-3.500 tỷ đồng bằng hình thức phát hành bán ra ngoài để huy động vốn. Phần vốn đầu tư nếu thiếu sẽ được huy động từ nguồn vốn vay thương mại.
Năm 2008 có thể được xem là một năm không thật may mắn đối với Habeco khi công ty này tiến hành IPO đúng lúc thị trường chứng khoán suy giảm, thời tiết mát mẻ kéo dài và kinh tế tăng trưởng yếu làm giảm nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chủ lực của công ty.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 được ban lãnh đạo Habeco công bố tại cuộc họp đại hội cổ đông ngày 9/6 vừa qua, tổng doanh thu thuần của Habeco sẽ đạt khoảng 1.653 tỷ đồng trong 7 tháng còn lại của năm 2008, hơn gấp đôi doanh thu thuần đã đạt được trong 5 tháng đầu năm. Nhiều ý kiến quan ngại về mục tiêu này, nhưng Tổng giám đốc Habeco cho rằng “Về nguyên tắc, con số doanh thu này là phải đạt”.
Theo ông Việt, dự kiến đến năm 2010, số cổ phần Nhà nước chỉ còn 51%. Carlsberg - hiện nắm giữ gần 16% quyền sở hữu Habeco - mong muốn được tiếp tục mua thêm cổ phần của tổng công ty này. Tuy nhiên, hiện nay tổng công ty chưa có kế hoạch bán tiếp cổ phần cho Carlsberg và “còn tùy tình hình của thị trường và quyết định của Chính phủ”, ông Việt nói.
Ông Việt cho biết thêm, Habeco có đầu tư tài chính và bất động sản nhưng không đáng kể.
Theo Khoản 2, Điều 37, Điều lệ vừa được Đại hội Cổ đông Habeco biểu quyết thông qua, từ đại hội lần hai trở đi, cổ đông sở hữu ít nhất 10.000 cổ phần trở lên được tham dự trực tiếp và biểu quyết trong các cuộc họp Đại hội Cổ đông của công ty. Các cổ đông sở hữu dưới 10.000 cổ phần có thể ủy quyền cho cổ đông sở hữu ít nhất 10.000 cổ phần hoặc tự nhóm lại để đề cử người đại diện tham dự đại hội.
"Carlsberg muốn mua thêm cổ phần Habeco"
Đó là khẳng định mới đây của ông Henrik J.Andersen, Tổng giám đốc Carlsberg khu vực Đông Dương. Chúng tôi đã trao đổi thêm với ông xung quanh vấn đề này.
Tại sao Carlsberg chọn Habeco mà không phải là Sabeco hay một công ty bia nào khác để đầu tư tại thị trường Việt Nam?
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà nội (Habeco) là một thương hiệu đã rất có tiếng, quy mô sản xuất lớn, và thị phần rộng. Chúng tôi chọn Habeco chủ yếu vì sự tương đồng giữa Carlsberg và Habeco. Cả Habeco và Carlsberg đều có thị trường chủ lực ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Trong đó Habeco chiếm lĩnh thị phần rất lớn ở miền Bắc và là thương hiệu đứng thứ hai ở Việt Nam.
Chiếm chưa đến 16% cổ phần của Habeco, đây có phải là con số quá nhỏ không, thưa ông?
Carlsberg và Habeco đã có quan hệ hợp tác từ năm 2005. Chúng tôi là những người bạn, đã làm việc và khá hiểu nhau từ trước khi trở thành đối tác chiến lược. Carlsberg và Habeco hợp tác với nhau vì mục đích cùng phát triển. Mặc dù Carlsberg chỉ chiếm chưa đến 16% cổ phần của Habeco, nhưng Carlsberg vẫn luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Habeco.
Chúng tôi rất muốn mua thêm cổ phần trong Habeco vì triển vọng phát triển rất tốt của doanh nghiệp này nói riêng cũng như tiềm năng của thị trường bia Việt Nam nói chung. Mặc dù hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang chịu một số tác động không tốt, nhưng về lâu dài, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt và nhờ đó, chúng tôi sẽ có lợi từ sự phát triển này.
Carlsberg rất tin tưởng rằng nếu được đóng góp nhiều trong Habeco, hai đối tác chúng tôi sẽ càng gần gũi với nhau hơn. Tôi tin tưởng vào tương lai hợp tác giữa hai hãng bia với nhau. Tuy nhiên, chắc chắn là chúng tôi phải phụ thuộc vào sự đồng ý của ban lãnh đạo Habeco cũng như Chính phủ Việt Nam.
Theo ông, 50.000 đồng/cổ phần có phải là một mức giá không “phải chăng” khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang xuống thấp?
Chúng tôi đã phân tích chi tiết về công ty này trước khi quyết định mua. Tôi cho rằng 50.000 đồng/cổ phần là một mức giá công bằng cho cả bên mua và bên bán. Hơn nữa, đây là một mức giá khá hợp lý trong so sánh với giá cổ phiếu của các công ty tương đương trong khu vực Đông Nam Á mà chúng tôi đã mua cổ phần.
Khác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, Habeco chọn đối tác chiến lược trước rồi mới tiến hành IPO, đánh giá của ông về cách làm này?
Tôi nghĩ đấy là một cách làm hợp lý. Và tôi rất tin rằng tiền nong, giá cả là một phần quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định khi một công ty Việt Nam chọn đối tác chiến lược nước ngoài. Điều quan trọng nhất là tìm được đối tác phù hợp, cảm thấy tin tưởng nhất, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Mặc dù Habeco là công ty Việt Nam đầu tiên tiến hành IPO theo hình thức này nhưng đấy là một trường hợp điển hình về cách IPO hợp lý ở Việt Nam.