Chất vấn và dư âm chất vấn
Chủ tịch và các vị đại biểu Quốc hội "chấm điểm" các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường
Trưa 24/11, kết thúc hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng - người điều hành trực tiếp cả 5 phiên họp - nhận xét, đây là một kỳ chất vấn “có chất lượng tốt”.
Trước đó, sau mỗi phần trả lời chất vấn của từng vị bộ trưởng, Chủ tịch cũng đã “cho điểm” riêng. Đồng thời, nhiều vị đại biểu Quốc hội, kể cả trực tiếp hay không trực tiếp chất vấn cũng đưa ra nhận xét riêng của mình, không chỉ với bốn vị bộ trưởng trong danh sách chính thức, mà cả với hai phó thủ tướng và các vị bộ trưởng được mời tham gia làm rõ thêm một số vấn đề.
Tinh thần cầu thị
Kết thúc gần hai tiếng trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội sáng 24/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “được Quốc hội giao nhiệm vụ làm Thủ tướng Chính phủ, bản thân tôi cũng như Chính phủ đã làm hết sức mình để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, để thực hiện nghị quyết của Đảng, trên tinh thần thực hiện nghiêm túc theo Hiến pháp và pháp luật, tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân”.
Cũng theo Thủ tướng, đương nhiên bên cạnh những thành công, kết quả, “chúng tôi cũng nghiêm túc nhìn nhận thấy rằng mình còn nhiều việc, nhiều điều còn hạn chế, yếu kém chưa làm được, chưa làm tốt”.
Thủ tướng rất mong “Quốc hội tiếp tục chia sẻ, ủng hộ, hợp tác giúp đỡ để Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình đối với đất nước, đối với Đảng, đối với nhân dân”.
Phát biểu kết thúc hoạt động chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói, mấy ngày hôm nay mặc dù công việc rất nhiều, với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, chân thành và trân trọng, các vị đại biểu Quốc hội và Quốc hội, Thủ tướng cũng như các phó thủ tướng đều có mặt tham dự"
“Điều đó thể hiện một tinh thần rất cầu thị”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, trong những vấn đề nêu ra cũng có thể có điều đã trả lời được tốt, được đại biểu hài lòng, nhưng vẫn có thể có những vấn đề cụ thể chắc cũng chưa nắm được thật chi tiết để trả lời được đầy đủ, cũng mong các vị đại biểu Quốc hội thông cảm.
“Trong không khí mà bây giờ giữa Thủ tướng với các vị đại biểu Quốc hội cũng rất chân tình, đồng chí, anh em, thì có thể tiếp tục trao đổi, gặp riêng thì mới làm rõ thêm, tôi cho như vậy là rất tốt”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.
“Ngạc nhiên” khi nghe bộ trưởng trả lời
Nhận xét này không chỉ được một vị đại biểu đưa ra tại một phiên chất vấn.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương thì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng các hồ thủy điện “vô can” khi xả lũ trong đợt mưa lũ gây không ít thiệt hại vừa qua. Nhiều vị đại biểu khác cũng có nhận xét phần trả lời của “tư lệnh” ngành Công Thương “hơi buồn”, vì không rõ trách nhiệm, không đi đến cùng vấn đề đại biểu chất vấn.
Còn với Bộ trưởng Bộ Tài chính, sự ngạc nhiên của đại biểu Ngô Minh Hồng đến từ câu trả lời của việc cho vay lại 750 triệu Đô la của Vinashin không phải lấy từ ngân sách. “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không yên tâm nếu như tài sản của toàn dân giao cho Chính phủ điều hành, mà người được ủy quyền điều hành, quản lý lại trả lời như vậy”.
Đồng cảm với đại biểu Hồng, đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng Bộ trưởng còn “né” trách nhiệm.
Cũng liên quan đến câu trả lời về trách nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, tuy không có chất vấn với vị bộ trưởng đang trả lời chất vấn, cũng đã nhấn nút để phân tích sự “không đúng” tại phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi Bộ trưởng cho là Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm trong vấn đề Vinashin.
Qua chất vấn thấy "thương nhau hơn"
“Gom lại” toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đánh giá, tiếng nói trong nghị trường lần này đã đề mổ xẻ rất sâu sắc nhiều vấn đề và làm rõ “là trách nhiệm thuộc về ai và sẽ xử lý như thế nào chứ không phải chỉ nói chung chung”.
Không khí hoạt động chất vấn, theo Chủ tịch là thẳng thắn chân tình trong không khí dân chủ, trách nhiệm xây dựng, cũng có khi gay gắt, “nhưng mà không hề có gì đao to, búa lớn”.
“Qua đây chúng ta thông cảm lẫn nhau, hiểu nhau hơn, thương nhau hơn”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Nhìn nhận mặt hạn chế, Chủ tịch cho rằng vẫn có những trường hợp chất vấn, hỏi chưa rõ vấn đề, hỏi dài, một người hỏi nhiều vấn đề quá, một vấn đề lại nhiều khía cạnh quá làm cho tính tập trung bớt đi và bộ trưởng cũng rất khó trả lời.
Còn đối với trả lời, có bộ trưởng trả lời hấp dẫn, có bộ trưởng trả lời hơi buồn nhưng nhìn chung nội dung được chuẩn bị nghiêm túc, nắm được vấn đề, Chủ tịch nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt nhấn mạnh, nhiều bộ trưởng nhận trách nhiệm thẳng thắn, Thủ tướng rất nhiều lần nói là nhận trách nhiệm, nhưng cũng có trường hợp vẫn còn chung chung, chưa đủ cụ thể.
“Đại biểu Quốc hội muốn rõ trách nhiệm cụ thể là gì, không phải chỉ nói là tôi có trách nhiệm”, Chủ tịch lưu ý.
“Chúng ta hy vọng kỳ này chất vấn của Quốc hội sẽ thúc đẩy việc tìm thêm trách nhiệm cụ thể để xử lý cho tốt hơn, cho nghiêm minh, để lấy lại được lòng tin, củng cố, tăng cường lòng tin trong nhân dân”, Chủ tịch nói.
Trước đó, sau mỗi phần trả lời chất vấn của từng vị bộ trưởng, Chủ tịch cũng đã “cho điểm” riêng. Đồng thời, nhiều vị đại biểu Quốc hội, kể cả trực tiếp hay không trực tiếp chất vấn cũng đưa ra nhận xét riêng của mình, không chỉ với bốn vị bộ trưởng trong danh sách chính thức, mà cả với hai phó thủ tướng và các vị bộ trưởng được mời tham gia làm rõ thêm một số vấn đề.
Tinh thần cầu thị
Kết thúc gần hai tiếng trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội sáng 24/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “được Quốc hội giao nhiệm vụ làm Thủ tướng Chính phủ, bản thân tôi cũng như Chính phủ đã làm hết sức mình để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, để thực hiện nghị quyết của Đảng, trên tinh thần thực hiện nghiêm túc theo Hiến pháp và pháp luật, tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân”.
Cũng theo Thủ tướng, đương nhiên bên cạnh những thành công, kết quả, “chúng tôi cũng nghiêm túc nhìn nhận thấy rằng mình còn nhiều việc, nhiều điều còn hạn chế, yếu kém chưa làm được, chưa làm tốt”.
Thủ tướng rất mong “Quốc hội tiếp tục chia sẻ, ủng hộ, hợp tác giúp đỡ để Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình đối với đất nước, đối với Đảng, đối với nhân dân”.
Phát biểu kết thúc hoạt động chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói, mấy ngày hôm nay mặc dù công việc rất nhiều, với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, chân thành và trân trọng, các vị đại biểu Quốc hội và Quốc hội, Thủ tướng cũng như các phó thủ tướng đều có mặt tham dự"
“Điều đó thể hiện một tinh thần rất cầu thị”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, trong những vấn đề nêu ra cũng có thể có điều đã trả lời được tốt, được đại biểu hài lòng, nhưng vẫn có thể có những vấn đề cụ thể chắc cũng chưa nắm được thật chi tiết để trả lời được đầy đủ, cũng mong các vị đại biểu Quốc hội thông cảm.
“Trong không khí mà bây giờ giữa Thủ tướng với các vị đại biểu Quốc hội cũng rất chân tình, đồng chí, anh em, thì có thể tiếp tục trao đổi, gặp riêng thì mới làm rõ thêm, tôi cho như vậy là rất tốt”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.
“Ngạc nhiên” khi nghe bộ trưởng trả lời
Nhận xét này không chỉ được một vị đại biểu đưa ra tại một phiên chất vấn.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương thì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng các hồ thủy điện “vô can” khi xả lũ trong đợt mưa lũ gây không ít thiệt hại vừa qua. Nhiều vị đại biểu khác cũng có nhận xét phần trả lời của “tư lệnh” ngành Công Thương “hơi buồn”, vì không rõ trách nhiệm, không đi đến cùng vấn đề đại biểu chất vấn.
Còn với Bộ trưởng Bộ Tài chính, sự ngạc nhiên của đại biểu Ngô Minh Hồng đến từ câu trả lời của việc cho vay lại 750 triệu Đô la của Vinashin không phải lấy từ ngân sách. “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không yên tâm nếu như tài sản của toàn dân giao cho Chính phủ điều hành, mà người được ủy quyền điều hành, quản lý lại trả lời như vậy”.
Đồng cảm với đại biểu Hồng, đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng Bộ trưởng còn “né” trách nhiệm.
Cũng liên quan đến câu trả lời về trách nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, tuy không có chất vấn với vị bộ trưởng đang trả lời chất vấn, cũng đã nhấn nút để phân tích sự “không đúng” tại phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi Bộ trưởng cho là Bộ Kế hoạch và Đầu tư không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm trong vấn đề Vinashin.
Qua chất vấn thấy "thương nhau hơn"
“Gom lại” toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đánh giá, tiếng nói trong nghị trường lần này đã đề mổ xẻ rất sâu sắc nhiều vấn đề và làm rõ “là trách nhiệm thuộc về ai và sẽ xử lý như thế nào chứ không phải chỉ nói chung chung”.
Không khí hoạt động chất vấn, theo Chủ tịch là thẳng thắn chân tình trong không khí dân chủ, trách nhiệm xây dựng, cũng có khi gay gắt, “nhưng mà không hề có gì đao to, búa lớn”.
“Qua đây chúng ta thông cảm lẫn nhau, hiểu nhau hơn, thương nhau hơn”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Nhìn nhận mặt hạn chế, Chủ tịch cho rằng vẫn có những trường hợp chất vấn, hỏi chưa rõ vấn đề, hỏi dài, một người hỏi nhiều vấn đề quá, một vấn đề lại nhiều khía cạnh quá làm cho tính tập trung bớt đi và bộ trưởng cũng rất khó trả lời.
Còn đối với trả lời, có bộ trưởng trả lời hấp dẫn, có bộ trưởng trả lời hơi buồn nhưng nhìn chung nội dung được chuẩn bị nghiêm túc, nắm được vấn đề, Chủ tịch nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội cũng đặc biệt nhấn mạnh, nhiều bộ trưởng nhận trách nhiệm thẳng thắn, Thủ tướng rất nhiều lần nói là nhận trách nhiệm, nhưng cũng có trường hợp vẫn còn chung chung, chưa đủ cụ thể.
“Đại biểu Quốc hội muốn rõ trách nhiệm cụ thể là gì, không phải chỉ nói là tôi có trách nhiệm”, Chủ tịch lưu ý.
“Chúng ta hy vọng kỳ này chất vấn của Quốc hội sẽ thúc đẩy việc tìm thêm trách nhiệm cụ thể để xử lý cho tốt hơn, cho nghiêm minh, để lấy lại được lòng tin, củng cố, tăng cường lòng tin trong nhân dân”, Chủ tịch nói.