Chỉ buộc ghi âm khi hỏi cung tại trụ sở cơ quan điều tra
Quy định về bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung tại dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã có chút thay đổi
Sau nhiều lần tranh luận, quy định về bắt buộc ghi âm ghi hình hoạt động hỏi cung bị can tại dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) đã có chút thay đổi.
Trình bày dự thảo báo cáo tiếp thu, giải trình tại phiên họp sáng 14/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án luật- Nguyễn Văn Hiện cho biết lý do của sự thay đổi này.
Cơ quan thẩm tra khẳng định, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành ở nhiều nơi và trong những điều kiện rất khác nhau. Có bị can bị tạm giam, có bị can ở ngoài xã hội, có bị can chỉ hỏi cung một hai lần, có bị can phải hỏi cung rất nhiều lần và có trường hợp cùng một thời điểm phải hỏi cung rất nhiều người.
Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện Việt Nam thì quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp.
Theo hướng này, dự thảo luật đã được chỉnh lý: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số điều tra phải được ghi âm, ghi hình".
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ lý do trong biên bản hỏi cung.
Liên quan đến việc bổ sung các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Ủy ban Thường vụ “chốt” chỉ thêm kiểm ngư.
Do địa bàn hoạt động của cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước gần các cơ quan điều tra chuyên trách, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay tài liệu, hồ sơ cho Cơ quan điều tra nên không cần thiết phải giao cho các cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện lý giải.
Lý do chỉ bổ sung kiểm ngư, theo báo cáo tiếp thu, giải trình là bởi tình hình tội phạm liên quan đến đánh bắt, khai thác thủy sản trên biển diễn biến phức tạp và do yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, phù hợp với đặc thù hoạt động trên biển thì cần thiết giao cho cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trình bày dự thảo báo cáo tiếp thu, giải trình tại phiên họp sáng 14/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án luật- Nguyễn Văn Hiện cho biết lý do của sự thay đổi này.
Cơ quan thẩm tra khẳng định, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung là cần thiết để vừa đảm bảo minh bạch quá trình hỏi cung, vừa bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành ở nhiều nơi và trong những điều kiện rất khác nhau. Có bị can bị tạm giam, có bị can ở ngoài xã hội, có bị can chỉ hỏi cung một hai lần, có bị can phải hỏi cung rất nhiều lần và có trường hợp cùng một thời điểm phải hỏi cung rất nhiều người.
Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện Việt Nam thì quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp.
Theo hướng này, dự thảo luật đã được chỉnh lý: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số điều tra phải được ghi âm, ghi hình".
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ lý do trong biên bản hỏi cung.
Liên quan đến việc bổ sung các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Ủy ban Thường vụ “chốt” chỉ thêm kiểm ngư.
Do địa bàn hoạt động của cơ quan thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước gần các cơ quan điều tra chuyên trách, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay tài liệu, hồ sơ cho Cơ quan điều tra nên không cần thiết phải giao cho các cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện lý giải.
Lý do chỉ bổ sung kiểm ngư, theo báo cáo tiếp thu, giải trình là bởi tình hình tội phạm liên quan đến đánh bắt, khai thác thủy sản trên biển diễn biến phức tạp và do yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, phù hợp với đặc thù hoạt động trên biển thì cần thiết giao cho cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra.