“Chỉ Quốc hội mới được quyết định thu tiền của dân”
Chủ tịch Quốc hội bình luận: “Thu cả trên quả trứng thì chết người ta”
Quốc hội phải quản lý danh mục phí và lệ phí, cho thu hay không cho thu là thẩm quyền của Quốc hội, chỉ Quốc hội mới được quyết định thu tiền của dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật phí và lệ phí, sáng 10/8.
Báo cáo những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết bên cạnh nhiều vấn đề đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra thống nhất tiếp thu vẫn còn nội dung có ý kiến khác nhau.
Minh bạch để tránh lạm thu
Thảo luận tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị quy định ngay trong luật danh mục chi tiết phí, lệ phí bảo đảm rõ ràng, minh bạch. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị luật chỉ quy định nhóm danh mục phí và lệ phí, danh mục chi tiết giao Chính phủ quy định.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân, đảm bảo tính cụ thể, minh bạch và tránh tình trạng lạm thu tạo gánh nặng cho người dân, Chính phủ cần quy định danh mục phí và lệ phí chi tiết, cụ thể hơn đến từng loại phí, lệ phí ngay trong luật.
Tuy nhiên, do mỗi loại phí, lệ phí có nhiều khoản, dòng khác nhau, cách tính và mức thu khác nhau, do vậy có thể giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Đồng thời, để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn phát sinh, xin Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục phí, lệ phí khi Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Với lý do số lượng danh mục phí và lệ phí là khá lớn, nếu quy định chi tiết ngay trong luật là không khả thi, cơ quan soạn thảo đề nghị đề nghị quy định danh mục các khoản phí, lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Chưa có danh mục thì chưa thông qua
Lập luận nói trên của cơ quan soạn thảo không thuyết phục được nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhấn mạnh yêu cầu minh bạch, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cái gì là phí và lệ phí thì cần ghi hết vào luật, bởi ngoài Quốc hội thì không ai có thẩm quyền “đẻ” thêm bất cứ khoản phí hay lệ phí nào nữa.
“Nếu chưa có danh mục để thông qua thì để đến năm sau, chứ không vội vàng gì cả, đúng ra là Quốc hội phải quyết đến mức loại nào thu bao nhiêu tiền cơ nhưng như thế nó không thực tế nên giao cho Chính phủ”, Chủ tịch nói.
Đồng ý với Chủ tịch, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng danh mục phí và lệ phí càng cụ thể thì càng tốt.
“Hứa” là sẽ nghiêm túc tiếp thu, sẽ rà soát lại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vẫn xin giữ ý kiến Quốc hội quy định danh mục các khoản phí, lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Riêng nông nghiệp có đến 937 khoản phí, nếu nhìn lại quy định về phí và lệ phí thì “có cái buồn cười lắm”. Chẳng hạn có thông tư quy định thu phí theo quả trứng chứ không phải theo mẫu nên các đơn vị kiểm định cứ đếm trứng ăn tiền, Bộ trưởng nói.
Lưu ý phải rà soát cả thẩm quyền, danh mục và cả thủ tục thu phí, Chủ tịch Quốc hội bình luận: “Thu cả trên quả trứng thì chết người ta”.
So sánh với danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư, một số vị cho rằng khó như thế mà còn làm được thì không có lý do gì mà không có danh mục phí và lệ phí kèm theo luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhận xét, ban soạn thảo còn lúng túng khi phân biệt giữa phí và giá dịch vụ. Theo bà Mai thì dự thảo luật quy định mức thu phí được xác định hợp lý là không rõ ràng, cần viết cụ thể là mức thu phí phù hợp với thu nhập của người dân.
Báo cáo những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết bên cạnh nhiều vấn đề đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra thống nhất tiếp thu vẫn còn nội dung có ý kiến khác nhau.
Minh bạch để tránh lạm thu
Thảo luận tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị quy định ngay trong luật danh mục chi tiết phí, lệ phí bảo đảm rõ ràng, minh bạch. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị luật chỉ quy định nhóm danh mục phí và lệ phí, danh mục chi tiết giao Chính phủ quy định.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân, đảm bảo tính cụ thể, minh bạch và tránh tình trạng lạm thu tạo gánh nặng cho người dân, Chính phủ cần quy định danh mục phí và lệ phí chi tiết, cụ thể hơn đến từng loại phí, lệ phí ngay trong luật.
Tuy nhiên, do mỗi loại phí, lệ phí có nhiều khoản, dòng khác nhau, cách tính và mức thu khác nhau, do vậy có thể giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
Đồng thời, để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn phát sinh, xin Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục phí, lệ phí khi Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Với lý do số lượng danh mục phí và lệ phí là khá lớn, nếu quy định chi tiết ngay trong luật là không khả thi, cơ quan soạn thảo đề nghị đề nghị quy định danh mục các khoản phí, lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Chưa có danh mục thì chưa thông qua
Lập luận nói trên của cơ quan soạn thảo không thuyết phục được nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhấn mạnh yêu cầu minh bạch, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cái gì là phí và lệ phí thì cần ghi hết vào luật, bởi ngoài Quốc hội thì không ai có thẩm quyền “đẻ” thêm bất cứ khoản phí hay lệ phí nào nữa.
“Nếu chưa có danh mục để thông qua thì để đến năm sau, chứ không vội vàng gì cả, đúng ra là Quốc hội phải quyết đến mức loại nào thu bao nhiêu tiền cơ nhưng như thế nó không thực tế nên giao cho Chính phủ”, Chủ tịch nói.
Đồng ý với Chủ tịch, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng danh mục phí và lệ phí càng cụ thể thì càng tốt.
“Hứa” là sẽ nghiêm túc tiếp thu, sẽ rà soát lại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vẫn xin giữ ý kiến Quốc hội quy định danh mục các khoản phí, lệ phí theo nhóm dịch vụ và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Riêng nông nghiệp có đến 937 khoản phí, nếu nhìn lại quy định về phí và lệ phí thì “có cái buồn cười lắm”. Chẳng hạn có thông tư quy định thu phí theo quả trứng chứ không phải theo mẫu nên các đơn vị kiểm định cứ đếm trứng ăn tiền, Bộ trưởng nói.
Lưu ý phải rà soát cả thẩm quyền, danh mục và cả thủ tục thu phí, Chủ tịch Quốc hội bình luận: “Thu cả trên quả trứng thì chết người ta”.
So sánh với danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư, một số vị cho rằng khó như thế mà còn làm được thì không có lý do gì mà không có danh mục phí và lệ phí kèm theo luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhận xét, ban soạn thảo còn lúng túng khi phân biệt giữa phí và giá dịch vụ. Theo bà Mai thì dự thảo luật quy định mức thu phí được xác định hợp lý là không rõ ràng, cần viết cụ thể là mức thu phí phù hợp với thu nhập của người dân.