Chỉ số giá tháng 2: Sẽ tăng cao, dù chưa “toàn cảnh”
Theo ước tính của một số chuyên gia kinh tế, CPI cả nước tháng 2 sẽ tăng khoảng 2%
Thấp thỏm sau diễn biến giá cả những ngày Tết Canh Dần vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 đem đến nhiều suy đoán nhất trong những ngày đầu năm mới.
Theo quy luật, các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu áp lực tăng giá lớn trong tháng Tết bao gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; dịch vụ làm đẹp; trang trí nhà cửa; dịch vụ du lịch…
Dưới tác động tăng giá các nhóm hàng hóa, dịch vụ này, CPI tháng 2 tại Tp.HCM đã tăng 1,68% so với tháng trước đó. Với Hà Nội, so sánh cùng mức cho kết quả tăng 2,61%. Theo ước tính của một số chuyên gia kinh tế, CPI cả nước tháng 2 sẽ tăng khoảng 2%.
Xét các nguyên nhân cụ thể, CPI tháng 2 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lực cầu hàng hóa, dịch vụ lớn trong dịp Tết Nguyên đán, với “điểm tựa” là khoản tiền thưởng Tết được chi trả vào những ngày cuối của năm âm lịch.
Thêm vào đó, chi phí sản xuất cũng tăng trong tháng Tết do tác động từ đợt tăng giá xăng, dầu ngày 14/1 (tăng thêm 300 đồng/lít đối với dầu hỏa và diezel; 450 đồng/lít đối với xăng), khiến dịch vụ vận tải cũng tăng giá theo. Nhiều loại nguyên liệu khác như nông sản, đường, sắt thép… cũng tăng mạnh về giá do tác động từ tăng giá thế giới.
Trong khi đó, cả người mua và người bán đều chấp nhận mức giá tăng hơn trong dịp Tết Nguyên đán như một quy luật, khiến cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ dù không chịu áp lực tăng giá đầu vào nhưng vẫn điều chỉnh giá trong tháng vừa qua.
Ngoài ra, tháng Tết cũng là thời gian một lượng tiền mới được “tung” ra thị trường phục vụ nhu cầu sử dụng tiền mới mừng tuổi. Cùng với động thái này, ngày 6/1 Ngân hàng Nhà nước cũng “bơm” thêm một lượng tiền khá lớn (khoảng 15.000 tỷ đồng) qua thị trường mở nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại cải thiện thanh khoản…
Tuy nhiên, mức tăng CPI tháng này còn chưa phản ánh hết diễn biến giá cả dịp Tết vừa qua. Chỉ số giá tháng 2 được tính toán trên cơ sở thu thập số liệu thị trường đến ngày 10/2 (thông thường là đến ngày 15 hàng tháng), do ngày 15/2 rơi vào thời điểm ngày mùng Hai Tết, một nguồn tin từ cơ quan thống kê cho hay.
Bởi vây, với thói quen tăng chi tiêu mạnh trong những ngày cận Tết của người dân, một phần số liệu gắn với giai đoạn tăng mạnh về giá trên thị trường sẽ được chuyển sang tháng sau. Do đó, chỉ số giá tháng này cũng đã được giảm phần nào sức “căng”, khi phần diễn biến giá quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua lại được chuyển qua cho tháng tới, khiến chỉ số CPI tháng 3 nhiều khả năng còn tăng hơn chứ không thể giảm so với tháng này.
Hỗ trợ cho nhận định này, giá xăng đã được điều chỉnh tăng vào ngày 21/2 vừa qua và giá điện cũng dự kiến tăng vào đầu tháng 3 tới.
Theo quy luật, các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu áp lực tăng giá lớn trong tháng Tết bao gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; dịch vụ làm đẹp; trang trí nhà cửa; dịch vụ du lịch…
Dưới tác động tăng giá các nhóm hàng hóa, dịch vụ này, CPI tháng 2 tại Tp.HCM đã tăng 1,68% so với tháng trước đó. Với Hà Nội, so sánh cùng mức cho kết quả tăng 2,61%. Theo ước tính của một số chuyên gia kinh tế, CPI cả nước tháng 2 sẽ tăng khoảng 2%.
Xét các nguyên nhân cụ thể, CPI tháng 2 được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lực cầu hàng hóa, dịch vụ lớn trong dịp Tết Nguyên đán, với “điểm tựa” là khoản tiền thưởng Tết được chi trả vào những ngày cuối của năm âm lịch.
Thêm vào đó, chi phí sản xuất cũng tăng trong tháng Tết do tác động từ đợt tăng giá xăng, dầu ngày 14/1 (tăng thêm 300 đồng/lít đối với dầu hỏa và diezel; 450 đồng/lít đối với xăng), khiến dịch vụ vận tải cũng tăng giá theo. Nhiều loại nguyên liệu khác như nông sản, đường, sắt thép… cũng tăng mạnh về giá do tác động từ tăng giá thế giới.
Trong khi đó, cả người mua và người bán đều chấp nhận mức giá tăng hơn trong dịp Tết Nguyên đán như một quy luật, khiến cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ dù không chịu áp lực tăng giá đầu vào nhưng vẫn điều chỉnh giá trong tháng vừa qua.
Ngoài ra, tháng Tết cũng là thời gian một lượng tiền mới được “tung” ra thị trường phục vụ nhu cầu sử dụng tiền mới mừng tuổi. Cùng với động thái này, ngày 6/1 Ngân hàng Nhà nước cũng “bơm” thêm một lượng tiền khá lớn (khoảng 15.000 tỷ đồng) qua thị trường mở nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại cải thiện thanh khoản…
Tuy nhiên, mức tăng CPI tháng này còn chưa phản ánh hết diễn biến giá cả dịp Tết vừa qua. Chỉ số giá tháng 2 được tính toán trên cơ sở thu thập số liệu thị trường đến ngày 10/2 (thông thường là đến ngày 15 hàng tháng), do ngày 15/2 rơi vào thời điểm ngày mùng Hai Tết, một nguồn tin từ cơ quan thống kê cho hay.
Bởi vây, với thói quen tăng chi tiêu mạnh trong những ngày cận Tết của người dân, một phần số liệu gắn với giai đoạn tăng mạnh về giá trên thị trường sẽ được chuyển sang tháng sau. Do đó, chỉ số giá tháng này cũng đã được giảm phần nào sức “căng”, khi phần diễn biến giá quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua lại được chuyển qua cho tháng tới, khiến chỉ số CPI tháng 3 nhiều khả năng còn tăng hơn chứ không thể giảm so với tháng này.
Hỗ trợ cho nhận định này, giá xăng đã được điều chỉnh tăng vào ngày 21/2 vừa qua và giá điện cũng dự kiến tăng vào đầu tháng 3 tới.