Chiều nay phỏng vấn trực tuyến về đường đi của tỷ giá 2016
Chuyên gia, đại diện nhà điều hành, lãnh đạo ngân hàng sẽ cùng bạn đọc VnEconomy trao đổi về chủ đề tỷ giá
Ngày 4/1/2016, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD. Cơ chế điều hành chính sách tỷ giá bắt đầu thay đổi lớn và đang đi vào thực tế thị trường.
Sau quyết định điều chỉnh lên tới 9,3% ngày 11/2/2011, từ cuối 2011 đến năm 2015, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã định hình một dấu ấn đặc biệt: giữ ổn định và đưa ra khoảng định hướng cụ thể như một cam kết về mức độ biến động của tỷ giá USD/VND hàng năm.
Năm 2015, thị trường đã đón tác động rất lớn, bất thường và khó lường từ bên ngoài, với sự kiện đồng Nhân dân tệ bị phá giá mạnh và diễn biến phức tạp. Nếu loại trừ tác động này, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong thực hiện mục tiêu giữ ổn định tỷ giá giai đoạn trên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, ổn định tỷ giá giai đoạn trên đã góp phần ổn định vĩ mô, chống đô la hóa, nâng cao vị thế và niềm tin vào đồng Việt Nam, gia tăng dự trữ ngoại hối để góp phần cải thiện hạng mức tín nhiệm quốc gia, cùng ổn định môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh…
Tuy nhiên, các điều kiện, bối cảnh và các cân đối xoay quanh tỷ giá đã có những thay đổi lớn. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang và chuẩn bị bước vào những cuộc hội nhập lớn, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu thay đổi.
Cơ sở, điều kiện, mục tiêu, tác động và ứng xử từ thay đổi đó như thế nào khi cơ chế mới đang đi vào thực tế thị trường?
Nhằm tạo diễn đàn đa chiều, thông tin và trao đổi xoay quanh cơ chế mới này, VnEconomy sẽ tổ chức buổi phỏng vấn trực tuyến với chủ đề “Đường đi của tỷ giá 2016”, diễn ra từ 14h - 16h30, ngày 18/1/2016.
Các diễn giả tham gia gồm:
- Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính.
- Ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank.
- Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
- Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Ngay từ lúc này, bạn đọc có thể tham gia trao đổi quan điểm về chủ đề trên và đặt câu hỏi tới các diễn giả tại đây. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi thông qua box "Bình luận của bạn" bên dưới bài viết. VnEconomy trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.
Sau quyết định điều chỉnh lên tới 9,3% ngày 11/2/2011, từ cuối 2011 đến năm 2015, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã định hình một dấu ấn đặc biệt: giữ ổn định và đưa ra khoảng định hướng cụ thể như một cam kết về mức độ biến động của tỷ giá USD/VND hàng năm.
Năm 2015, thị trường đã đón tác động rất lớn, bất thường và khó lường từ bên ngoài, với sự kiện đồng Nhân dân tệ bị phá giá mạnh và diễn biến phức tạp. Nếu loại trừ tác động này, về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong thực hiện mục tiêu giữ ổn định tỷ giá giai đoạn trên.
Theo Ngân hàng Nhà nước, ổn định tỷ giá giai đoạn trên đã góp phần ổn định vĩ mô, chống đô la hóa, nâng cao vị thế và niềm tin vào đồng Việt Nam, gia tăng dự trữ ngoại hối để góp phần cải thiện hạng mức tín nhiệm quốc gia, cùng ổn định môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh…
Tuy nhiên, các điều kiện, bối cảnh và các cân đối xoay quanh tỷ giá đã có những thay đổi lớn. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang và chuẩn bị bước vào những cuộc hội nhập lớn, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cũng bắt đầu thay đổi.
Cơ sở, điều kiện, mục tiêu, tác động và ứng xử từ thay đổi đó như thế nào khi cơ chế mới đang đi vào thực tế thị trường?
Nhằm tạo diễn đàn đa chiều, thông tin và trao đổi xoay quanh cơ chế mới này, VnEconomy sẽ tổ chức buổi phỏng vấn trực tuyến với chủ đề “Đường đi của tỷ giá 2016”, diễn ra từ 14h - 16h30, ngày 18/1/2016.
Các diễn giả tham gia gồm:
- Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính.
- Ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank.
- Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
- Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Ngay từ lúc này, bạn đọc có thể tham gia trao đổi quan điểm về chủ đề trên và đặt câu hỏi tới các diễn giả tại đây. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi thông qua box "Bình luận của bạn" bên dưới bài viết. VnEconomy trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.