Chính phủ chỉ đạo có giải pháp gỡ khó cho TKV
TKV sẽ được xem xét áp dụng các chính sách về thuế mới, giải pháp tiêu thụ than nhằm sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay
Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có chỉ đạo đối với việc tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn TKV.
Trong đó lưu ý các chính sách về các loại thuế liên quan tới ngành than như thuế suất, giá tính thuế tài nguyên và thuế nhập khẩu than, trong giai đoạn khó khăn để bảo đảm cạnh tranh, giữ vững thị trường và năng lực sản xuất của ngành than; các giải pháp về tái cấu trúc của Tập đoàn TKV để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về thị trường tiêu thụ than, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế xuất khẩu than cho giai đoạn 5 năm 2016-2020 để ngành than chủ động điều hành sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời khuyến khích các hộ sử dụng than trong nước để giảm tồn kho, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, ổn định việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn.
Phó thủ tướng yêu cầu các đơn vị sử dụng than cho sản xuất điện thực hiện nghiêm túc mua than theo kế hoạch Bộ Công Thương giao kể cả nhu cầu tăng thêm và theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than.
Theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tập đoàn này đã sụt giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận tính đến ngày 30/6/2016 chỉ bằng 22,74% so với cùng kỳ 2015.
Một trong những nguyên nhân khiến TKV lâm vào khó khăn là do lượng tồn kho tăng cao, đạt giá trị hơn 20.000 tỷ đồng, trong khi thuế tài nguyên cũng được điều chỉnh tăng, chi phí cho sản xuất tăng khiên than của TKV không cạnh tranh được với than nhập khẩu giá rẻ.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn TKV.
Trong đó lưu ý các chính sách về các loại thuế liên quan tới ngành than như thuế suất, giá tính thuế tài nguyên và thuế nhập khẩu than, trong giai đoạn khó khăn để bảo đảm cạnh tranh, giữ vững thị trường và năng lực sản xuất của ngành than; các giải pháp về tái cấu trúc của Tập đoàn TKV để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về thị trường tiêu thụ than, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cơ chế xuất khẩu than cho giai đoạn 5 năm 2016-2020 để ngành than chủ động điều hành sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời khuyến khích các hộ sử dụng than trong nước để giảm tồn kho, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, ổn định việc làm, an sinh xã hội trên địa bàn.
Phó thủ tướng yêu cầu các đơn vị sử dụng than cho sản xuất điện thực hiện nghiêm túc mua than theo kế hoạch Bộ Công Thương giao kể cả nhu cầu tăng thêm và theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh than.
Theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tập đoàn này đã sụt giảm hơn 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận tính đến ngày 30/6/2016 chỉ bằng 22,74% so với cùng kỳ 2015.
Một trong những nguyên nhân khiến TKV lâm vào khó khăn là do lượng tồn kho tăng cao, đạt giá trị hơn 20.000 tỷ đồng, trong khi thuế tài nguyên cũng được điều chỉnh tăng, chi phí cho sản xuất tăng khiên than của TKV không cạnh tranh được với than nhập khẩu giá rẻ.