Chính phủ chỉ đạo xem xét gói tín dụng cho giao thông
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 2/2015 có đề cập đến việc xem xét tạo nguồn vốn cho hạ tầng giao thông bằng một gói tín dụng cụ thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2015, trong đó nhấn mạnh đến một số vấn đề về điều hành thị trường tiền tệ, tín dụng, cải cách thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, cố gắng đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Cụ thể, từng bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp; trong đó, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, tiếp cận điện, thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt, nhất là đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015, tập trung cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ đạo ưu tiên vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém; phấn đấu đưa nợ xấu xuống dưới 3% cuối năm 2015.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước được giao phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải nghiên cứu đề xuất gói tín dụng cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Đầu tư công. Đẩy mạnh hợp tác theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn nhà nước để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai công tác quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng do nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước.
Cùng với đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình giao thông trọng điểm. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các địa điểm tổ chức lễ hội; chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, nhất là việc đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật, tải trọng xe, chất lượng dịch vụ của các phương tiện vận tải; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, cố gắng đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra.
Cụ thể, từng bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp; trong đó, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, tiếp cận điện, thành lập doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt, nhất là đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015, tập trung cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ đạo ưu tiên vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém; phấn đấu đưa nợ xấu xuống dưới 3% cuối năm 2015.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước được giao phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải nghiên cứu đề xuất gói tín dụng cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Đầu tư công. Đẩy mạnh hợp tác theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và các hình thức đầu tư không sử dụng vốn nhà nước để huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai công tác quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng do nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà nước.
Cùng với đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình giao thông trọng điểm. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là tại các địa điểm tổ chức lễ hội; chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, nhất là việc đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật, tải trọng xe, chất lượng dịch vụ của các phương tiện vận tải; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.