Chính phủ sắp kiểm tra hàng loạt bộ ngành, địa phương
Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 19/2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định về kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tiến độ thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng quyết nghị của Chính phủ tại nghị quyết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Theo kế hoạch, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc triển thực hiện nghị quyết tại các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tình hình và kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thuộc trách nhiệm thực hiện của bộ ngành, địa phương.
Trong quá trình kiểm tra sẽ tập trung vào vấn đề cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục không còn phù hợp, bảo đảm giảm ít nhất 10%/năm về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; việc thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả xử lý kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; đồng thời kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối tượng kiểm tra gồm các bộ, cơ quan ngang bộ: Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước; UBND các thành phố: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng cùng các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Kiên Giang và Cà Mau.
Đánh giá về công tác thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tại một hội nghị đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: Hiện còn nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội.
Một báo cáo của Chính phủ về nội dung này cũng nhìn nhận, còn tình trạng văn bản pháp luật ban hành chậm, nhất là thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật; một số quy định chưa khả thi, còn nhiều vướng mắc; thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực còn phiền hà, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều nơi người dân và doanh nghiệp vẫn ca thán thủ tục hành chính “hành là chính”.
Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tiến độ thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng quyết nghị của Chính phủ tại nghị quyết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Theo kế hoạch, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc triển thực hiện nghị quyết tại các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tình hình và kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thuộc trách nhiệm thực hiện của bộ ngành, địa phương.
Trong quá trình kiểm tra sẽ tập trung vào vấn đề cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục không còn phù hợp, bảo đảm giảm ít nhất 10%/năm về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; việc thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả xử lý kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; đồng thời kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối tượng kiểm tra gồm các bộ, cơ quan ngang bộ: Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước; UBND các thành phố: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng cùng các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Long An, Kiên Giang và Cà Mau.
Đánh giá về công tác thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tại một hội nghị đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: Hiện còn nhiều trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cho rằng, trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội.
Một báo cáo của Chính phủ về nội dung này cũng nhìn nhận, còn tình trạng văn bản pháp luật ban hành chậm, nhất là thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật; một số quy định chưa khả thi, còn nhiều vướng mắc; thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực còn phiền hà, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều nơi người dân và doanh nghiệp vẫn ca thán thủ tục hành chính “hành là chính”.