Chính phủ: Tập trung cao nhất để kìm lạm phát
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô lại được Chính phủ yêu cầu tập trung cao nhất để thực hiện, tại Nghị quyết 13 vừa ban hành
Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô lại được Chính phủ yêu cầu tập trung cao nhất để thực hiện, tại Nghị quyết 13 vừa ban hành.
Theo nhận định của Chính phủ, kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm 2011 đã đạt được những kết quả tích cực.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 4 lần kế hoạch đề ra, nhập siêu tiếp tục giảm, cải cách hành chính được đẩy mạnh; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo , phòng chống tham nhũng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Tuy nhiên, nghị quyết cũng nêu rõ, hai tháng qua, kinh tế trong nước phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn: giá dầu thô, giá một số nguyên vật liệu cơ bản, giá lương thực, thực phẩm trên thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh, tác động của biến động mất ổn định chính trị, xã hội tại Bắc Phi và Trung Đông, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp...
Tình hình trên cộng với việc chúng ta đã chủ động nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá thời gian qua để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiềm lực kinh tế của đất nước còn hạn chế, cũng như việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu, đã làm giá cả trong nước tăng, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đánh giá.
Nghị quyết của Chính phủ nhấn mạnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, tập trung sức cao nhất vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, kiên quyết tạo chuyển biến tích cực về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực này.
Các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo lập danh mục các thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách, tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, rà soát để cắt bỏ, thay thế những thủ tục không cần thiết, không còn phù hợp, nghị quyết nêu rõ.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục liên hệ và phối hợp với các nước sở tại, các tổ chức quốc tế, các chủ sử dụng lao động để bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam đang ở tại Libya và các nước thứ ba, tìm mọi giải pháp sớm nhất đưa người lao động về nước an toàn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính được giao tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 12.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, dù Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, nhưng sẽ không có chuyện trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát tại kỳ họp thứ 9.
Tuy nhiên, khi xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ tại phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề nghị Chính phủ cần có đánh giá thực chất hơn về chất lượng tăng trưởng khi lạm phát quá cao.
Theo nhận định của Chính phủ, kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm 2011 đã đạt được những kết quả tích cực.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ và gấp hơn 4 lần kế hoạch đề ra, nhập siêu tiếp tục giảm, cải cách hành chính được đẩy mạnh; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo , phòng chống tham nhũng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Tuy nhiên, nghị quyết cũng nêu rõ, hai tháng qua, kinh tế trong nước phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn: giá dầu thô, giá một số nguyên vật liệu cơ bản, giá lương thực, thực phẩm trên thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh, tác động của biến động mất ổn định chính trị, xã hội tại Bắc Phi và Trung Đông, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp...
Tình hình trên cộng với việc chúng ta đã chủ động nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá thời gian qua để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiềm lực kinh tế của đất nước còn hạn chế, cũng như việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng dầu, đã làm giá cả trong nước tăng, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đánh giá.
Nghị quyết của Chính phủ nhấn mạnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, tập trung sức cao nhất vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, kiên quyết tạo chuyển biến tích cực về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực này.
Các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo lập danh mục các thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách, tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, rà soát để cắt bỏ, thay thế những thủ tục không cần thiết, không còn phù hợp, nghị quyết nêu rõ.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục liên hệ và phối hợp với các nước sở tại, các tổ chức quốc tế, các chủ sử dụng lao động để bảo đảm an toàn cho người lao động Việt Nam đang ở tại Libya và các nước thứ ba, tìm mọi giải pháp sớm nhất đưa người lao động về nước an toàn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính được giao tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện ngân sách nhà nước năm 2010, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 12.
Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, dù Chính phủ đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, nhưng sẽ không có chuyện trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát tại kỳ họp thứ 9.
Tuy nhiên, khi xem xét báo cáo bổ sung của Chính phủ tại phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề nghị Chính phủ cần có đánh giá thực chất hơn về chất lượng tăng trưởng khi lạm phát quá cao.