Chính thức cấp giấy phép 3G
VinaPhone, MobiFone, Viettel và Liên danh EVNTelecom - HanoiTelecom vừa chính thức được trao giấy phép 3G
3 mạng di động gồm VinaPhone, MobiFone, Viettel và Liên danh EVNTelecom - HanoiTelecom vừa chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép 3G, chiều 13/8.
Như vậy, sau hơn 4 tháng công bố kết quả, Bộ đã chính thức cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT- 2000 trong bằng tần số 1900- 2200MHZ (cấp phép 3G) cho các nhà mạng di động trúng tuyển 3G.
Theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, VinaPhone sẽ là mạng cung cấp dịch vụ 3G sớm nhất, dự kiến tháng 10 tới, những dịch vụ đầu tiên về 3G sẽ được nhà mạng VinaPhone cung cấp ra thị trường.
Với mạng di động MobiFone, đại diện nhà mạng này cho biết, tháng 12/2009 dịch vụ 3G sẽ được cung cấp ra thị trường và sẽ phủ sóng 100% đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc sau 3 tháng kể từ ngày nhận giấy phép; liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom cũng dự kiến cung cấp vào khoảng tháng 5/2010. Riêng mạng viễn thông quân đội Viettel sẽ cung cấp muộn nhất, 9 tháng sau khi nhận được giấy phép.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau khi cấp phép Bộ sẽ tổ chứ triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 3G của các doanh nghiệp theo đúng hồ sơ thi tuyển.
Theo đó, nếu các mạng di động không thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ thi tuyển 3G Bộ sẽ tịch thu số tiền phạt từ tiền đặt cọc mà các mạng di động đang gửi ở các ngân hàng.
Hiện số tiền tiền cam kết đặt cọc của năm doanh nghiệp viễn thông là 8.100 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đặt cọc của Viettel là 4.500 tỷ đồng, của MobiFone là khoảng 1.500 tỷ đồng, và hơn 2 nghìn tỷ đồng còn lại là của VinaPhone và liên danh EVN Telecom – Hanoi Telecom. Khoản tiền này đang được gửi ở Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư phát triển.
Tại lễ trao giấy phép, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, vấn đề quan trọng đối với các mạng trúng tuyến 3G là phải triển khai hạ tầng thật tốt, đồng bộ và hiện đại để sớm đưa dịch vụ đi vào đời sống, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý để đại đa số người dân đều có thể sử dụng được.
Như vậy, sau hơn 4 tháng công bố kết quả, Bộ đã chính thức cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT- 2000 trong bằng tần số 1900- 2200MHZ (cấp phép 3G) cho các nhà mạng di động trúng tuyển 3G.
Theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, VinaPhone sẽ là mạng cung cấp dịch vụ 3G sớm nhất, dự kiến tháng 10 tới, những dịch vụ đầu tiên về 3G sẽ được nhà mạng VinaPhone cung cấp ra thị trường.
Với mạng di động MobiFone, đại diện nhà mạng này cho biết, tháng 12/2009 dịch vụ 3G sẽ được cung cấp ra thị trường và sẽ phủ sóng 100% đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc sau 3 tháng kể từ ngày nhận giấy phép; liên danh EVN Telecom - Hanoi Telecom cũng dự kiến cung cấp vào khoảng tháng 5/2010. Riêng mạng viễn thông quân đội Viettel sẽ cung cấp muộn nhất, 9 tháng sau khi nhận được giấy phép.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau khi cấp phép Bộ sẽ tổ chứ triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 3G của các doanh nghiệp theo đúng hồ sơ thi tuyển.
Theo đó, nếu các mạng di động không thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ thi tuyển 3G Bộ sẽ tịch thu số tiền phạt từ tiền đặt cọc mà các mạng di động đang gửi ở các ngân hàng.
Hiện số tiền tiền cam kết đặt cọc của năm doanh nghiệp viễn thông là 8.100 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đặt cọc của Viettel là 4.500 tỷ đồng, của MobiFone là khoảng 1.500 tỷ đồng, và hơn 2 nghìn tỷ đồng còn lại là của VinaPhone và liên danh EVN Telecom – Hanoi Telecom. Khoản tiền này đang được gửi ở Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư phát triển.
Tại lễ trao giấy phép, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, vấn đề quan trọng đối với các mạng trúng tuyến 3G là phải triển khai hạ tầng thật tốt, đồng bộ và hiện đại để sớm đưa dịch vụ đi vào đời sống, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý để đại đa số người dân đều có thể sử dụng được.