Cho doanh nghiệp vay tiền trả lương: Thiếu chế tài xử phạt
Trong các văn bản hướng dẫn cơ chế cho doanh nghiệp vay tiền trả lương vẫn chưa có chế tài xử lý những bất cập
Trong các văn bản hướng dẫn cơ chế cho doanh nghiệp vay tiền trả lương vẫn chưa có chế tài xử lý những bất cập.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính vừa có thông tư hướng dẫn về việc việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn từ suy giảm kinh tế. Trước đó, theo Quyết định 30 của Chính phủ, doanh nghiệp gặp khó khăn được vay vốn để thanh toán cho người lao động với thời hạn vay tối đa 12 tháng, lãi suất vay 0%.
Thủ tục đơn giản
Trong thông hướng dẫn tư liên bộ vừa ban hành, trình tự, thủ tục vay vốn nói trên khá đơn giản.
Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, kèm theo văn bản xác nhận về phương án sắp xếp lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, văn bản xác nhận của Sở Tài chính về việc kê khai và sử dụng các nguồn tài chính sẵn có của doanh nghiệp (Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động, Quỹ dự phòng tiền lương…).
Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng phương án sắp xếp lao động, nộp phương án này cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận phương án, các Sở phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.
Cũng theo Thông tư, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp và báo cáo các nguồn của doanh nghiệp cho Sở Tài chính địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận báo cáo tài chính và báo cáo các nguồn nêu trên, Sở Tài chính phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển về việc cho vay, doanh nghiệp có trách nhiệm cùng với ngân hàng thanh toán một lần tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định.
Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc thanh toán cho người lao động.
Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, lao động vẫn được nhận tiền
Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư, trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, người lao động vẫn được tạm ứng tiền từ ngân sách địa phương.
Cụ thể, với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xác định doanh nghiệp bỏ trốn và lập hồ sơ về lao động, tiền lương và tài chính của doanh nghiệp. Sau đó, căn cứ vào hồ sơ này Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh số tiền cần ứng từ ngân sách địa phương để trả nợ lương cho người lao động.
Người lao động sẽ được nhận tiền tạm ứng tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương, nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc xử lý tài sản của doanh nghiệp để hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách địa phương.
Vẫn thiếu chế tài xử phạt
Xung quanh vấn đề này, một số ý kiến cho rằng Quyết định 30 của Chính phủ khi được đưa vào thi hành có thể sẽ nảy sinh một số bất cập và còn thiếu chế tài xử lý.
Theo ông Đặng Quang Điều, Phó ban Kinh tế chính sách, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trước hết là tình trạng nhiều doanh nghiệp sẽ cố tình sa thải nhiều lao động hơn để đủ điều kiện được vay ưu đãi.
Theo Quyết định 30, doanh nghiệp có số lao động phải giảm từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên thì mới được vay ngân hàng để trả lương cho người lao động.
“Như vậy, đáng ra doanh nghiệp chỉ sa thải 80 người nhưng để được vay vốn của nhà nước, có thể họ cố tình sa thải thêm 20 người nữa, điều này khó có thể kiểm soát được”, ông Điều nói.
Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp quá khó khăn thực sự nhưng lại chây ỳ, không muốn vay tiền để trả lương cho công nhân vì họ cho rằng đi vay để trả lương công nhân cũng không vực dậy được doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản.
Một số ý kiến cho rằng, với những trường hợp này (doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, doanh nghiệp gian lận trong kê khai số lao động mất việc, hoặc đủ điều kiện vay tiền trả lương cho công nhân nhưng không thực hiện…) đáng ra phải có chế tài xử phạt rõ rằng. Tuy nhiên trong Quyết định và thông tư đều không đề cập đến.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, đây là những giải pháp tình thế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong thời kỳ khó khăn do suy giảm kinh tế, vì thế cũng chưa thể hoàn chỉnh tuyệt đối được. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn hay vướng mắc gì, Bộ sẽ trình Chính phủ bổ sung, xử lý.
Tuy nhiên, đứng về phía tổ chức công đoàn, theo ông Điều, trong những trường hợp này, cần có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở. Cụ thể, công đoàn phải có trách nhiệm xem xét doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc có thực sự phù hợp với việc thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Công đoàn cơ sở cũng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát và tham gia chi trả trợ cấp cho người lao động mất việc làm, đảm bảo thực hiện đúng theo Quyết định 30.
Với trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không vay tiền ngân hàng để trả lương và giải quyết chế độ cho người mất việc thì người lao động hoặc Công đoàn cơ sở có thể gửi đơn khởi kiện doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính vừa có thông tư hướng dẫn về việc việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn từ suy giảm kinh tế. Trước đó, theo Quyết định 30 của Chính phủ, doanh nghiệp gặp khó khăn được vay vốn để thanh toán cho người lao động với thời hạn vay tối đa 12 tháng, lãi suất vay 0%.
Thủ tục đơn giản
Trong thông hướng dẫn tư liên bộ vừa ban hành, trình tự, thủ tục vay vốn nói trên khá đơn giản.
Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, kèm theo văn bản xác nhận về phương án sắp xếp lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, văn bản xác nhận của Sở Tài chính về việc kê khai và sử dụng các nguồn tài chính sẵn có của doanh nghiệp (Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động, Quỹ dự phòng tiền lương…).
Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng phương án sắp xếp lao động, nộp phương án này cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận phương án, các Sở phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.
Cũng theo Thông tư, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp và báo cáo các nguồn của doanh nghiệp cho Sở Tài chính địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận báo cáo tài chính và báo cáo các nguồn nêu trên, Sở Tài chính phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển về việc cho vay, doanh nghiệp có trách nhiệm cùng với ngân hàng thanh toán một lần tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định.
Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc thanh toán cho người lao động.
Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, lao động vẫn được nhận tiền
Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư, trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, người lao động vẫn được tạm ứng tiền từ ngân sách địa phương.
Cụ thể, với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xác định doanh nghiệp bỏ trốn và lập hồ sơ về lao động, tiền lương và tài chính của doanh nghiệp. Sau đó, căn cứ vào hồ sơ này Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh số tiền cần ứng từ ngân sách địa phương để trả nợ lương cho người lao động.
Người lao động sẽ được nhận tiền tạm ứng tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương, nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc xử lý tài sản của doanh nghiệp để hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách địa phương.
Vẫn thiếu chế tài xử phạt
Xung quanh vấn đề này, một số ý kiến cho rằng Quyết định 30 của Chính phủ khi được đưa vào thi hành có thể sẽ nảy sinh một số bất cập và còn thiếu chế tài xử lý.
Theo ông Đặng Quang Điều, Phó ban Kinh tế chính sách, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trước hết là tình trạng nhiều doanh nghiệp sẽ cố tình sa thải nhiều lao động hơn để đủ điều kiện được vay ưu đãi.
Theo Quyết định 30, doanh nghiệp có số lao động phải giảm từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên thì mới được vay ngân hàng để trả lương cho người lao động.
“Như vậy, đáng ra doanh nghiệp chỉ sa thải 80 người nhưng để được vay vốn của nhà nước, có thể họ cố tình sa thải thêm 20 người nữa, điều này khó có thể kiểm soát được”, ông Điều nói.
Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp quá khó khăn thực sự nhưng lại chây ỳ, không muốn vay tiền để trả lương cho công nhân vì họ cho rằng đi vay để trả lương công nhân cũng không vực dậy được doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản.
Một số ý kiến cho rằng, với những trường hợp này (doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, doanh nghiệp gian lận trong kê khai số lao động mất việc, hoặc đủ điều kiện vay tiền trả lương cho công nhân nhưng không thực hiện…) đáng ra phải có chế tài xử phạt rõ rằng. Tuy nhiên trong Quyết định và thông tư đều không đề cập đến.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, đây là những giải pháp tình thế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong thời kỳ khó khăn do suy giảm kinh tế, vì thế cũng chưa thể hoàn chỉnh tuyệt đối được. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn hay vướng mắc gì, Bộ sẽ trình Chính phủ bổ sung, xử lý.
Tuy nhiên, đứng về phía tổ chức công đoàn, theo ông Điều, trong những trường hợp này, cần có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở. Cụ thể, công đoàn phải có trách nhiệm xem xét doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc có thực sự phù hợp với việc thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
Công đoàn cơ sở cũng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát và tham gia chi trả trợ cấp cho người lao động mất việc làm, đảm bảo thực hiện đúng theo Quyết định 30.
Với trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không vay tiền ngân hàng để trả lương và giải quyết chế độ cho người mất việc thì người lao động hoặc Công đoàn cơ sở có thể gửi đơn khởi kiện doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng.