Chưa thể thông qua dự án Luật Bưu chính
Nhiều vị đại biểu Quốc hội không tán thành thông qua dự án Luật Bưu chính tại kỳ họp này
Sáng 11/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường dự án Luật Bưu chính.
Qua 29 lần chỉnh sửa, được Chính phủ nhất trí cao, trưởng ban soạn thảo đã đề nghị thông qua dự án luật ngay tại kỳ họp này, mặc dù sáng 2/11 dự án luật mới được Chính phủ trình Quốc hội.
Tuy nhiên, tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội cả ở tổ và ở hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “xin có một câu thơ”, rằng: "Đi cho thật chắc vững vàng / Đỡ vấp phải đá, đỡ quàng phải dây". “Xin phép Quốc hội ta cứ làm chắc chắn xem xét thông qua tại kì họp sau”, Phó chủ tịch nói.
Theo dự thảo, Luật Bưu chính quy định về hoạt động bưu chính, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bưu chính, quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính.
Một trong những quan điểm chỉ đạo xây dựng luật được nêu tại tờ trình của Chính phủ là thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bưu chính trong môi trường công bằng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động bưu chính.
Song, theo phân tích của nhiều vị đại biểu, dự thảo luật chưa thể hiện được quan điểm này. Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận thì cạnh tranh sao được khi mà ở Điều 32 quy định tới 70-80% , nếu không nói là 90% các loại hàng hóa như dịch vụ thư có địa chỉ nhận… là đơn vị doanh nghiệp của Nhà nước sử dụng hết, còn ngoài 2 kg thì mới đến các doanh nghiệp khác.
Đại biểu Nguyễn Thị Nga chỉ rõ tại Khoản 1, Điều 32 quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ định một doanh nghiệp bưu chính Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao. Thủ tướng Chính phủ chỉ định, hơn nữa lại là chỉ định một doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước như vậy còn cạnh tranh lành mạnh nữa hay không, vị đại biểu này đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Thời cũng cho rằng Nhà nước chỉ ban hành các điều kiện để các doanh nghiệp được tham gia thực hiện thôi. Chứ không nên chỉ định một doanh nghiệp hay có ý chỉ định ngay Tổng công ty Bưu chính. Trong viễn thông còn liên quan đến an ninh quốc gia rất lớn mà ta vẫn mở được, vẫn quản lý được, việc gì trong lĩnh vực bưu chính ta phải chỉ định, mà đây lại có ý định chỉ định một doanh nghiệp Nhà nước. "Tôi thấy hoàn toàn không đồng ý việc này", đại biểu Thời phát biểu.
Tiếp dòng tranh luận, đại biểu Tạ Ngọc Tấn lại có ý kiến khác. Theo đó, Khoản 1, Điều 32 là rất cần thiết, hợp lý và đúng đắn. Bởi vì nếu gửi số tiền 50.000 đồng hoặc mấy tờ báo lên một xã vùng xa ở Mù Căng Chải hoặc ở Đông hoặc Tây Trường Sơn thì không có dịch vụ tư nhân nào họ làm. Và đó là điều cần thiết để khẳng định Nhà nước cần phải chỉ định một công ty, thậm chí chỉ định trực tiếp là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng, riêng bưu chính công ích trách nhiệm Nhà nước phải làm, và cũng không có doanh nghiệp nào thay Tổng công ty Bưu chính Việt Nam để làm công ích. "Nếu như Chính phủ không có ý định thay đổi tên gọi thì đúng là luật này quy định rõ doanh nghiệp chỉ định là công ty bưu chính", đại biểu Lịch nói.
Đại biểu Thời kiên trì: "Phải tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện hơn nữa để ban hành ra luật khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực này. Còn để chỉ định rõ là một công ty bưu chính viễn thông thì theo tôi không cần phải luật".
“Với kinh nghịêm nhiều năm phục vụ Quốc hội, tôi thấy rằng để giải quyết được căn cơ những nội dung mà các đại biểu phát biểu ở tổ, ở hội trường và với chất lượng dự thảo như thế này thì thông qua không được. Quan điểm của tôi là chất lượng chứ không phải là thành tích”, đại biểu Thuận bày tỏ quan điểm.
Qua 29 lần chỉnh sửa, được Chính phủ nhất trí cao, trưởng ban soạn thảo đã đề nghị thông qua dự án luật ngay tại kỳ họp này, mặc dù sáng 2/11 dự án luật mới được Chính phủ trình Quốc hội.
Tuy nhiên, tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội cả ở tổ và ở hội trường, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên “xin có một câu thơ”, rằng: "Đi cho thật chắc vững vàng / Đỡ vấp phải đá, đỡ quàng phải dây". “Xin phép Quốc hội ta cứ làm chắc chắn xem xét thông qua tại kì họp sau”, Phó chủ tịch nói.
Theo dự thảo, Luật Bưu chính quy định về hoạt động bưu chính, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bưu chính, quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính.
Một trong những quan điểm chỉ đạo xây dựng luật được nêu tại tờ trình của Chính phủ là thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bưu chính trong môi trường công bằng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động bưu chính.
Song, theo phân tích của nhiều vị đại biểu, dự thảo luật chưa thể hiện được quan điểm này. Theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận thì cạnh tranh sao được khi mà ở Điều 32 quy định tới 70-80% , nếu không nói là 90% các loại hàng hóa như dịch vụ thư có địa chỉ nhận… là đơn vị doanh nghiệp của Nhà nước sử dụng hết, còn ngoài 2 kg thì mới đến các doanh nghiệp khác.
Đại biểu Nguyễn Thị Nga chỉ rõ tại Khoản 1, Điều 32 quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ định một doanh nghiệp bưu chính Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao. Thủ tướng Chính phủ chỉ định, hơn nữa lại là chỉ định một doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước như vậy còn cạnh tranh lành mạnh nữa hay không, vị đại biểu này đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Văn Thời cũng cho rằng Nhà nước chỉ ban hành các điều kiện để các doanh nghiệp được tham gia thực hiện thôi. Chứ không nên chỉ định một doanh nghiệp hay có ý chỉ định ngay Tổng công ty Bưu chính. Trong viễn thông còn liên quan đến an ninh quốc gia rất lớn mà ta vẫn mở được, vẫn quản lý được, việc gì trong lĩnh vực bưu chính ta phải chỉ định, mà đây lại có ý định chỉ định một doanh nghiệp Nhà nước. "Tôi thấy hoàn toàn không đồng ý việc này", đại biểu Thời phát biểu.
Tiếp dòng tranh luận, đại biểu Tạ Ngọc Tấn lại có ý kiến khác. Theo đó, Khoản 1, Điều 32 là rất cần thiết, hợp lý và đúng đắn. Bởi vì nếu gửi số tiền 50.000 đồng hoặc mấy tờ báo lên một xã vùng xa ở Mù Căng Chải hoặc ở Đông hoặc Tây Trường Sơn thì không có dịch vụ tư nhân nào họ làm. Và đó là điều cần thiết để khẳng định Nhà nước cần phải chỉ định một công ty, thậm chí chỉ định trực tiếp là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng, riêng bưu chính công ích trách nhiệm Nhà nước phải làm, và cũng không có doanh nghiệp nào thay Tổng công ty Bưu chính Việt Nam để làm công ích. "Nếu như Chính phủ không có ý định thay đổi tên gọi thì đúng là luật này quy định rõ doanh nghiệp chỉ định là công ty bưu chính", đại biểu Lịch nói.
Đại biểu Thời kiên trì: "Phải tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện hơn nữa để ban hành ra luật khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực này. Còn để chỉ định rõ là một công ty bưu chính viễn thông thì theo tôi không cần phải luật".
“Với kinh nghịêm nhiều năm phục vụ Quốc hội, tôi thấy rằng để giải quyết được căn cơ những nội dung mà các đại biểu phát biểu ở tổ, ở hội trường và với chất lượng dự thảo như thế này thì thông qua không được. Quan điểm của tôi là chất lượng chứ không phải là thành tích”, đại biểu Thuận bày tỏ quan điểm.