Chứng khoán “buôn” chuyện lãi suất
Mối quan tâm của thị trường chứng khoán cũng có “mốt” trong từng thời điểm, và tháng 9 sẽ là câu chuyện lãi suất
Mối quan tâm của thị trường chứng khoán cũng có “mốt” trong từng thời điểm, và tháng 9 sẽ là câu chuyện lãi suất.
Vấn đề lãi suất đã được nhắc đến từ khá lâu, nhưng chỉ thực sự bùng lên từ tháng 8 khi những hứa hẹn của tân Thống đốc Ngân hàng nhà nước thổi làn gió hi vọng vào thị trường chứng khoán. Có vẻ như con sóng cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã trả giá cho những hứa hẹn đó và những hành động đầu tiên. Thị trường cần những bằng chứng rõ ràng hơn để có động lực nối tiếp.
Không phải ngẫu nhiên thị trường chứng khoán phục hồi tốt cuối tháng 8, đầu tháng 9. Thường thì trong bối cảnh xấu, tin tốt tự nó được chú ý nhiều hơn. Định hướng giảm lãi suất đã phát huy tác dụng tốt trong việc kích thích tâm lý kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn trong thời gian tới. Chứng khoán khó tìm thấy cái cớ nào hợp lý hơn chuyện lãi suất sẽ giảm trong tương lai, dù vẫn nảy sinh những nghi ngờ liệu mặt bằng lãi suất có thực sự giảm như cam kết, hay mức giảm đó có hiệu quả đến đâu đối với doanh nghiệp.
Cũng giống như câu chuyện “đỉnh của lạm phát là đáy của chứng khoán”, khi lãi suất không thể cao hơn vì quá sức chịu đựng của các thành phần kinh tế, mặc nhiên sẽ dẫn đến suy luận rằng lãi suất sẽ phải giảm. Những chính sách điều hành mới đã gia cố thêm niềm tin của suy luận này. Đặc biệt, một vài thay đổi chính sách gần đây đã “gãi đúng chỗ ngứa” mà dư luận đặt ra từ lâu như bỏ giới hạn tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Việc bỏ tỉ lệ trên được xem là có tác dụng “cởi trói” cho các ngân hàng, tăng lượng vốn huy động dùng để cho vay. Động tác này được đón nhận nhiệt liệt do hạn mức 80% và 85% được biết đến rộng rãi, dù thực tế yêu cầu đảm bảo tỉ lệ khả năng chi trả (cũng trong thông tư 13, 19, điều 12) không được đả động đến và cũng có tác dụng giới hạn khả năng cho vay.
Việc khá nhiều ngân hàng hưởng ứng định hướng giảm lãi suất cho vay về 17-19% của Ngân hàng nhà nước cũng góp phần nuôi dưỡng kỳ vọng của giới đầu tư.
Sau khi câu chuyện lãi suất sẽ giảm đã bão hòa về mặt tâm lý, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều gì tiếp theo. Định hướng chính sách sẽ được củng cố bằng các con số lãi suất và các “gói”, “chương trình” cho vay. Nhưng thực tế sẽ cần nhiều bằng chứng hơn: liệu các “gói”, “chương trình” đó hiệu quả đến đâu trong việc thỏa mãn cơn khát vốn của doanh nghiệp; lãi suất cho vay thực tế có đúng như cam kết, hay doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật mới có thể vay được; mặt bằng lãi suất 17-19% sẽ duy trì bao lâu và liệu triển vọng hạ hơn nữa lãi suất cho vay như thế nào?
Việc hạ lãi suất cho vay xuống mức 17-19% được nhiều phân tích nhìn nhận là khả thi vì Ngân hàng nhà nước có nhiều công cụ để thực hiện. Việc liên thông giữa thị trường vốn huy động và thị trường liên ngân hàng giúp điều hòa vốn, đồng thời Ngân hàng nhà nước có thể tái cấp vốn/tái chiết khấu hỗ trợ các ngân hàng nhỏ. Điều này thể hiện nỗ lực điều hành theo hướng cung vốn tốt hơn, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhưng không nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật như vậy liệu có giúp giảm hơn nữa mặt bằng lãi suất hay không mới là điều mà giới đầu tư chờ đợi.
Nói đơn giản hơn, thị trường chứng khoán đang phản ánh kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất từ mức trên 20% xuống còn 17-19%. Liệu còn “liều thuốc” mục tiêu nào nữa cho tiến trình hạ lãi suất để kích thích thị trường và bao giờ điều đó sẽ diễn ra?
Khả năng giảm tiếp mặt bằng lãi suất cho đến lúc này vẫn chưa được đặt ra vì chí ít cần đạt mục tiêu ngắn hạn trước. Một số phân tích nhận định rằng khả năng lãi suất giảm sâu hơn trong những tháng cuối năm là khó.
Đầu tiên là mặt bằng lãi suất huy động. Chỉ thị 02 của Ngân hàng nhà nước ban hành hôm 9/7 đã thừa nhận “thời gian qua, hầu hết các tổ chức tín dụng huy động vốn bằng VND và USD cao hơn trần cho phép dưới nhiều hình thức khác nhau”. Điều đó cũng có nghĩa là mặt bằng lãi suất vốn đầu vào của các ngân hàng đang cao. Những biện pháp kỹ thuật có thể giúp tạo vốn rẻ để hạ lãi suất cho vay nhưng để mặt bằng lãi suất hạ thực sự thì cần hạ lãi suất huy động. Các ngân hàng lách quy định về trần lãi suất 14% một phần vì yếu tố cạnh tranh, một phần vì người gửi không chịu gửi với lãi suất thấp như vậy, trong khi lạm phát lại quá cao.
Hành động cứng rắn của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo tuân thủ quy định trần lãi suất huy động 14% cho thấy vẫn cần có biện pháp hành chính. Đến hôm nay, truyền thông đã đưa tin về việc khá nhiều ngân hàng chấm dứt việc thỏa thuận lãi suất. Thực ra việc giảm dần mức độ thỏa thuận lãi suất đã có từ tháng 8 do vốn bị tắc trong hệ thống, ngân hàng không dại gì huy động một cách bừa bãi nữa vì như vậy chỉ làm cho mặt bằng giá vốn tăng thêm, tạo sức ép trong tương lai. Chưa rõ việc tuân thủ giữ được bao lâu, nhưng liệu người gửi tiền sẽ phản ứng thế nào với mức lãi suất 14%?
Cơ hội thực sự hạ lãi suất huy động chỉ có khi lạm phát được kiềm chế. Với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng còn cao như hiện tại, việc hạ mạnh lãi suất xuống là điều không thể, vì dễ phát đi tín hiệu nhiễu về điều hành chính sách. Có lẽ mục tiêu 17-19% của Ngân hàng nhà nước là đã tính đến khả năng này, cũng như ước đoán hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật.
Mặt khác, áp lực tỉ giá cũng khiến lãi suất khó giảm nhiều. Các bước đi của chính sách làm tăng chi phí vay USD góp phần làm giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ này đã thực hiện. Tuy nhiên việc giữ giá trị VND thời gian qua là nhằm hướng ưu tiên của người dân vào nắm giữ đồng nội tệ. Nếu lãi suất giảm nhanh thì định hướng trên lại kém hiệu quả.
Thị trường chứng khoán đang có diễn biến tăng trưởng tốt. Sàng lọc cả hai sàn cũng cho thấy cả trăm mã đạt mức lợi nhuận trên 20% và rất nhiều mã tăng quá 30%. Mức sinh lời như vậy là khá cao và dễ được chấp nhận trong bối cảnh khó khăn kéo dài từ đầu năm đến nay.
Phải nói rằng một trong những yếu tố quan trọng của đợt tăng này là yếu tố tâm lý lạc quan và kỳ vọng vào khả năng giảm lãi suất. Các thông tin được tung ra tương đối đều, tạo ra những nhịp tăng và điều chỉnh của thị trường. Dù vậy, sự hưng phấn tâm lý rồi sẽ đến lúc cân bằng. Khi giá đã tăng tương xứng với kỳ vọng ban đầu của hành trình giảm lãi suất, thị trường cần những thông tin mới, những chuyển biến mới trong hành trình đó để có thêm động lực.
Vấn đề lãi suất đã được nhắc đến từ khá lâu, nhưng chỉ thực sự bùng lên từ tháng 8 khi những hứa hẹn của tân Thống đốc Ngân hàng nhà nước thổi làn gió hi vọng vào thị trường chứng khoán. Có vẻ như con sóng cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã trả giá cho những hứa hẹn đó và những hành động đầu tiên. Thị trường cần những bằng chứng rõ ràng hơn để có động lực nối tiếp.
Không phải ngẫu nhiên thị trường chứng khoán phục hồi tốt cuối tháng 8, đầu tháng 9. Thường thì trong bối cảnh xấu, tin tốt tự nó được chú ý nhiều hơn. Định hướng giảm lãi suất đã phát huy tác dụng tốt trong việc kích thích tâm lý kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn trong thời gian tới. Chứng khoán khó tìm thấy cái cớ nào hợp lý hơn chuyện lãi suất sẽ giảm trong tương lai, dù vẫn nảy sinh những nghi ngờ liệu mặt bằng lãi suất có thực sự giảm như cam kết, hay mức giảm đó có hiệu quả đến đâu đối với doanh nghiệp.
Cũng giống như câu chuyện “đỉnh của lạm phát là đáy của chứng khoán”, khi lãi suất không thể cao hơn vì quá sức chịu đựng của các thành phần kinh tế, mặc nhiên sẽ dẫn đến suy luận rằng lãi suất sẽ phải giảm. Những chính sách điều hành mới đã gia cố thêm niềm tin của suy luận này. Đặc biệt, một vài thay đổi chính sách gần đây đã “gãi đúng chỗ ngứa” mà dư luận đặt ra từ lâu như bỏ giới hạn tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động 80% đối với ngân hàng và 85% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Việc bỏ tỉ lệ trên được xem là có tác dụng “cởi trói” cho các ngân hàng, tăng lượng vốn huy động dùng để cho vay. Động tác này được đón nhận nhiệt liệt do hạn mức 80% và 85% được biết đến rộng rãi, dù thực tế yêu cầu đảm bảo tỉ lệ khả năng chi trả (cũng trong thông tư 13, 19, điều 12) không được đả động đến và cũng có tác dụng giới hạn khả năng cho vay.
Việc khá nhiều ngân hàng hưởng ứng định hướng giảm lãi suất cho vay về 17-19% của Ngân hàng nhà nước cũng góp phần nuôi dưỡng kỳ vọng của giới đầu tư.
Sau khi câu chuyện lãi suất sẽ giảm đã bão hòa về mặt tâm lý, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều gì tiếp theo. Định hướng chính sách sẽ được củng cố bằng các con số lãi suất và các “gói”, “chương trình” cho vay. Nhưng thực tế sẽ cần nhiều bằng chứng hơn: liệu các “gói”, “chương trình” đó hiệu quả đến đâu trong việc thỏa mãn cơn khát vốn của doanh nghiệp; lãi suất cho vay thực tế có đúng như cam kết, hay doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật mới có thể vay được; mặt bằng lãi suất 17-19% sẽ duy trì bao lâu và liệu triển vọng hạ hơn nữa lãi suất cho vay như thế nào?
Việc hạ lãi suất cho vay xuống mức 17-19% được nhiều phân tích nhìn nhận là khả thi vì Ngân hàng nhà nước có nhiều công cụ để thực hiện. Việc liên thông giữa thị trường vốn huy động và thị trường liên ngân hàng giúp điều hòa vốn, đồng thời Ngân hàng nhà nước có thể tái cấp vốn/tái chiết khấu hỗ trợ các ngân hàng nhỏ. Điều này thể hiện nỗ lực điều hành theo hướng cung vốn tốt hơn, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhưng không nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật như vậy liệu có giúp giảm hơn nữa mặt bằng lãi suất hay không mới là điều mà giới đầu tư chờ đợi.
Nói đơn giản hơn, thị trường chứng khoán đang phản ánh kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất từ mức trên 20% xuống còn 17-19%. Liệu còn “liều thuốc” mục tiêu nào nữa cho tiến trình hạ lãi suất để kích thích thị trường và bao giờ điều đó sẽ diễn ra?
Khả năng giảm tiếp mặt bằng lãi suất cho đến lúc này vẫn chưa được đặt ra vì chí ít cần đạt mục tiêu ngắn hạn trước. Một số phân tích nhận định rằng khả năng lãi suất giảm sâu hơn trong những tháng cuối năm là khó.
Đầu tiên là mặt bằng lãi suất huy động. Chỉ thị 02 của Ngân hàng nhà nước ban hành hôm 9/7 đã thừa nhận “thời gian qua, hầu hết các tổ chức tín dụng huy động vốn bằng VND và USD cao hơn trần cho phép dưới nhiều hình thức khác nhau”. Điều đó cũng có nghĩa là mặt bằng lãi suất vốn đầu vào của các ngân hàng đang cao. Những biện pháp kỹ thuật có thể giúp tạo vốn rẻ để hạ lãi suất cho vay nhưng để mặt bằng lãi suất hạ thực sự thì cần hạ lãi suất huy động. Các ngân hàng lách quy định về trần lãi suất 14% một phần vì yếu tố cạnh tranh, một phần vì người gửi không chịu gửi với lãi suất thấp như vậy, trong khi lạm phát lại quá cao.
Hành động cứng rắn của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo tuân thủ quy định trần lãi suất huy động 14% cho thấy vẫn cần có biện pháp hành chính. Đến hôm nay, truyền thông đã đưa tin về việc khá nhiều ngân hàng chấm dứt việc thỏa thuận lãi suất. Thực ra việc giảm dần mức độ thỏa thuận lãi suất đã có từ tháng 8 do vốn bị tắc trong hệ thống, ngân hàng không dại gì huy động một cách bừa bãi nữa vì như vậy chỉ làm cho mặt bằng giá vốn tăng thêm, tạo sức ép trong tương lai. Chưa rõ việc tuân thủ giữ được bao lâu, nhưng liệu người gửi tiền sẽ phản ứng thế nào với mức lãi suất 14%?
Cơ hội thực sự hạ lãi suất huy động chỉ có khi lạm phát được kiềm chế. Với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng còn cao như hiện tại, việc hạ mạnh lãi suất xuống là điều không thể, vì dễ phát đi tín hiệu nhiễu về điều hành chính sách. Có lẽ mục tiêu 17-19% của Ngân hàng nhà nước là đã tính đến khả năng này, cũng như ước đoán hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật.
Mặt khác, áp lực tỉ giá cũng khiến lãi suất khó giảm nhiều. Các bước đi của chính sách làm tăng chi phí vay USD góp phần làm giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ này đã thực hiện. Tuy nhiên việc giữ giá trị VND thời gian qua là nhằm hướng ưu tiên của người dân vào nắm giữ đồng nội tệ. Nếu lãi suất giảm nhanh thì định hướng trên lại kém hiệu quả.
Thị trường chứng khoán đang có diễn biến tăng trưởng tốt. Sàng lọc cả hai sàn cũng cho thấy cả trăm mã đạt mức lợi nhuận trên 20% và rất nhiều mã tăng quá 30%. Mức sinh lời như vậy là khá cao và dễ được chấp nhận trong bối cảnh khó khăn kéo dài từ đầu năm đến nay.
Phải nói rằng một trong những yếu tố quan trọng của đợt tăng này là yếu tố tâm lý lạc quan và kỳ vọng vào khả năng giảm lãi suất. Các thông tin được tung ra tương đối đều, tạo ra những nhịp tăng và điều chỉnh của thị trường. Dù vậy, sự hưng phấn tâm lý rồi sẽ đến lúc cân bằng. Khi giá đã tăng tương xứng với kỳ vọng ban đầu của hành trình giảm lãi suất, thị trường cần những thông tin mới, những chuyển biến mới trong hành trình đó để có thêm động lực.