Chứng khoán, món ăn ngon nhưng đang dần bị… “chê”
“Em cũng không rõ chứng khoán mua bán thế nào nhưng nghe nói nó giống lô đề phải không anh?”
Làm thế nào để thu hút được vốn ngoại và giữ được dòng vốn đó ở lại lâu hơn?
Xin chia sẻ một góc nhìn của một người trong cuộc, góc nhìn của một người đã và đang tiếp xúc và tư vấn cho nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam, TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB.
Tiếp xúc nhiều với các nhà đầu tư, ông thấy họ nghĩ gì về thị trường chứng khoán Việt Nam?
Không phủ nhận rằng thị trường chứng khoán đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế, thị trường tài chính và góp phần rất lớn vào sự thành công của nhiều doanh nghiệp tên tuổi. Nhưng chúng ta nên nhìn vào những điểm yếu để làm tốt hơn nữa thì hay hơn. Ở khía cạnh này, tôi có cảm giác một món ăn ngon đang dần bị chê bởi nó được chế biến bởi những đầu bếp tồi.
Tôi đã từng kể một chuyện vui về người nhà khuyên nhủ con cháu họ rằng: “sao cháu học hành tử tế như thế lại đi làm chứng khoán”. Hay khi tôi ngồi taxi, cậu lái xe hỏi tôi làm ở đâu, tôi nói làm công ty chứng khoán thì cậu ta nói “em cũng không rõ chứng khoán mua bán thế nào nhưng nghe nói nó giống lô đề phải không anh?”…
Thật đáng buồn, nhưng đó lại là sự thật mà xã hội đang nghĩ về chứng khoán. Những mỹ từ như “một nghề cao cấp”, một “thị trường đỉnh cao” chưa có ở Việt nam.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Phải chăng sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kém đi?
Có thể nói, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Đây là điều tất yếu. Bởi, nhà đầu tư nào khi bỏ tiền ra đầu tư cũng mong muốn kiếm được lợi nhuận.
Mục tiêu này không đạt, họ sẽ chán. Nếu chỉ là một năm, họ có thể đợi nhưng nếu là cả một khoảng thời gian dài thì sự kiên nhẫn của họ là có giới hạn.
Do vậy, vấn đề chính là lợi ích của khoản đầu tư, mà nguyên nhân xuất phát từ sự không ổn định của nền kinh tế, sự đầu cơ bong bóng của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không như mong đợi.
Để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường, giải pháp cần làm vào lúc này là gì, thưa ông?
Chúng ta đã nói quá nhiều về việc kéo các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, cùng với đó là nhiều giải pháp, khuyến nghị cũng đã được đưa ra nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Theo tôi, muốn làm thị trường hấp dẫn, các khoản đầu tư cần có lãi hoặc có thể đánh giá được.
Do vậy, vấn đề công bố thông tin doanh nghiệp, quản trị công ty và các biện pháp bảo vệ cổ đông cần phải được đưa ra và thực thi một cách nghiêm túc. Những sản phẩm mới như phái sinh cũng có thể là một giải pháp. Còn việc có nhiều hàng hóa tốt trên thị trường thì tôi nghĩ đó là điều kiện đương nhiên.
Theo ông, việc chỉ có một sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong tương lai sẽ có những tác động ra sao tới thị trường chứng khoán?
Hiện tại, tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó có tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán, đang trong lộ trình thực hiện. Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020, giai đoạn phát triển mới sẽ là hợp nhất, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam duy nhất tại Việt Nam.
Tôi không nghĩ những động thái này sẽ có nhiều biến động cho thị trường. Thực ra đó chỉ là vấn đề về quản lý, vì với thị trường, họ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề phân loại công ty và các tiêu chí phân loại công ty niêm yết. Dù là một Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam duy nhất thì việc phân loại các nhóm công ty niêm yết cũng sẽ là cần thiết. Tuy nhiên, sẽ có lợi thế là tư duy và cách tiếp cận sẽ thống nhất và tạo ra được chuẩn chung cho Việt Nam.
Nếu dự đoán tương lai của thị trường chứng khoán trong 12 năm tới, ông sẽ nghĩ đến điều gì?
Tôi luôn muốn nhìn thị trường tích cực và tôi luôn cố gắng nói điều đó mỗi khi có thể. Điều tôi mong muốn nhiều hơn là các doanh nghiệp hoạt động tốt, làm ra lợi nhuận thực sự để mang lại lợi ích thực sự cho cổ đông.
Tôi hy vọng thị trường sẽ tăng điểm trung hạn (1-2 tháng) từ tháng 8 dựa trên kỳ vọng về chuyển biến kinh tế, chủ yếu do mặt bằng lãi suất giảm. Dài hạn hơn thì tôi nghĩ rất dễ để “phán bừa” một câu, nhưng khó để chính xác.
Do vậy, tất cả những gì tôi có thể nói về 12 năm tới là một mong ước rằng thị trường chứng khoán sẽ trở thành thị trường đỉnh cao và người làm chứng khoán sẽ tự hào khi nhắc tới công việc của mình.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Xin chia sẻ một góc nhìn của một người trong cuộc, góc nhìn của một người đã và đang tiếp xúc và tư vấn cho nhiều tổ chức và cá nhân nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam, TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB.
Tiếp xúc nhiều với các nhà đầu tư, ông thấy họ nghĩ gì về thị trường chứng khoán Việt Nam?
Không phủ nhận rằng thị trường chứng khoán đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế, thị trường tài chính và góp phần rất lớn vào sự thành công của nhiều doanh nghiệp tên tuổi. Nhưng chúng ta nên nhìn vào những điểm yếu để làm tốt hơn nữa thì hay hơn. Ở khía cạnh này, tôi có cảm giác một món ăn ngon đang dần bị chê bởi nó được chế biến bởi những đầu bếp tồi.
Tôi đã từng kể một chuyện vui về người nhà khuyên nhủ con cháu họ rằng: “sao cháu học hành tử tế như thế lại đi làm chứng khoán”. Hay khi tôi ngồi taxi, cậu lái xe hỏi tôi làm ở đâu, tôi nói làm công ty chứng khoán thì cậu ta nói “em cũng không rõ chứng khoán mua bán thế nào nhưng nghe nói nó giống lô đề phải không anh?”…
Thật đáng buồn, nhưng đó lại là sự thật mà xã hội đang nghĩ về chứng khoán. Những mỹ từ như “một nghề cao cấp”, một “thị trường đỉnh cao” chưa có ở Việt nam.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Phải chăng sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đã kém đi?
Có thể nói, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 12 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, họ đang rút dần ra khỏi thị trường. Đây là điều tất yếu. Bởi, nhà đầu tư nào khi bỏ tiền ra đầu tư cũng mong muốn kiếm được lợi nhuận.
Mục tiêu này không đạt, họ sẽ chán. Nếu chỉ là một năm, họ có thể đợi nhưng nếu là cả một khoảng thời gian dài thì sự kiên nhẫn của họ là có giới hạn.
Do vậy, vấn đề chính là lợi ích của khoản đầu tư, mà nguyên nhân xuất phát từ sự không ổn định của nền kinh tế, sự đầu cơ bong bóng của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không như mong đợi.
Để thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường, giải pháp cần làm vào lúc này là gì, thưa ông?
Chúng ta đã nói quá nhiều về việc kéo các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, cùng với đó là nhiều giải pháp, khuyến nghị cũng đã được đưa ra nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Theo tôi, muốn làm thị trường hấp dẫn, các khoản đầu tư cần có lãi hoặc có thể đánh giá được.
Do vậy, vấn đề công bố thông tin doanh nghiệp, quản trị công ty và các biện pháp bảo vệ cổ đông cần phải được đưa ra và thực thi một cách nghiêm túc. Những sản phẩm mới như phái sinh cũng có thể là một giải pháp. Còn việc có nhiều hàng hóa tốt trên thị trường thì tôi nghĩ đó là điều kiện đương nhiên.
Theo ông, việc chỉ có một sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong tương lai sẽ có những tác động ra sao tới thị trường chứng khoán?
Hiện tại, tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó có tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán, đang trong lộ trình thực hiện. Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020, giai đoạn phát triển mới sẽ là hợp nhất, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam duy nhất tại Việt Nam.
Tôi không nghĩ những động thái này sẽ có nhiều biến động cho thị trường. Thực ra đó chỉ là vấn đề về quản lý, vì với thị trường, họ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề phân loại công ty và các tiêu chí phân loại công ty niêm yết. Dù là một Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam duy nhất thì việc phân loại các nhóm công ty niêm yết cũng sẽ là cần thiết. Tuy nhiên, sẽ có lợi thế là tư duy và cách tiếp cận sẽ thống nhất và tạo ra được chuẩn chung cho Việt Nam.
Nếu dự đoán tương lai của thị trường chứng khoán trong 12 năm tới, ông sẽ nghĩ đến điều gì?
Tôi luôn muốn nhìn thị trường tích cực và tôi luôn cố gắng nói điều đó mỗi khi có thể. Điều tôi mong muốn nhiều hơn là các doanh nghiệp hoạt động tốt, làm ra lợi nhuận thực sự để mang lại lợi ích thực sự cho cổ đông.
Tôi hy vọng thị trường sẽ tăng điểm trung hạn (1-2 tháng) từ tháng 8 dựa trên kỳ vọng về chuyển biến kinh tế, chủ yếu do mặt bằng lãi suất giảm. Dài hạn hơn thì tôi nghĩ rất dễ để “phán bừa” một câu, nhưng khó để chính xác.
Do vậy, tất cả những gì tôi có thể nói về 12 năm tới là một mong ước rằng thị trường chứng khoán sẽ trở thành thị trường đỉnh cao và người làm chứng khoán sẽ tự hào khi nhắc tới công việc của mình.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)