15:14 31/12/2008

Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế!

Duy Cường

Nhiều nguyên tắc, kỷ lục... của thị trường chứng khoán thế giới đã bị phá vỡ trong một năm đầy sóng gió

Năm 2008, giới đầu tư từng chứng kiến các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trên 11%, một mức tăng “kinh hoàng” trong phiên giao dịch ngày 13/10. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi cho một tảng băng chìm.
Năm 2008, giới đầu tư từng chứng kiến các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trên 11%, một mức tăng “kinh hoàng” trong phiên giao dịch ngày 13/10. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi cho một tảng băng chìm.
Nhiều nguyên tắc, kỷ lục... của thị trường chứng khoán thế giới đã bị phá vỡ trong một năm đầy sóng gió.

Bước vào năm 2008, kinh tế Mỹ và cả thế giới vẫn “hứa hẹn” sự tăng trưởng dù những lo ngại về một sự bất ổn nền tài chính Mỹ đang manh nha bộc lộ. Thực tế GDP của Mỹ, Nhật, nền kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng Euro vẫn đạt mức tăng trưởng trong quý 1.

Thế nhưng, những diễn biến phức tạp trên thị trường hàng hóa cơ bản khi giới đầu cơ gia tăng lũng đoạn đã khiến giá lương thực - thực phẩm tăng vọt, giá dầu tăng đột biến lên 147,27 USD/thùng vào tháng 7/2008..., đẩy lạm phát ở mức cao. Tiếp đó, nhu cầu hàng hóa bắt đầu suy giảm, sản xuất đình trệ, xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh. Một cuộc suy thoái kinh tế lộ rõ khi bước vào quý 3/2008, đồng thời nguy cơ giảm phát đang cận kề với nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương đã thay đổi chóng vánh, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 6 lần hạ lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng USD từ 4,25% xuống 0-0,25%, Nhật hạ lãi suất đồng Yên xuống còn 0,1%, ECB hạ lãi suất đồng Euro từ 4,75% xuống 2,5%...

Kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung cũng chịu tác động nghiêm trọng từ việc “bong bóng” thị trường bất động sản Mỹ “xì hơi”, với rủi ro lan tỏa từ Mỹ sang các nước phát triển và toàn cầu, với hệ quả là sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính.

Sự đổ vỡ và tan rã của hệ thống ngân hàng đầu tư ở Phố Wall là sự thay đổi mang tính chất lịch sử của ngành tài chính thế giới, khi các tên tuổi uy tín như Lehman Brothers bị phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company).

Hệ lụy của những thương vụ đầu tư trên thị trường nợ dưới chuẩn ở Mỹ là một kết cục tồi tệ tất yếu của nền tài chính Mỹ với 25 ngân hàng thương mại, tiết kiệm bị phá sản - trong đó nổi lên là vụ phá sản của Washington Mutual.

Khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụy đau đớn cho thế giới tài chính châu Âu, với sự phá sản của nhiều ngân hàng nhỏ, trong khi nhiều định chế tài chính lớn như UBS (Thụy Sỹ), Royal Bank of Scotland, HBOS (Anh), BNP Paribas (Pháp), Fortis (Bỉ, Hà Lan) vẫn đứng trước sóng gió, cần được giải cứu, tăng vốn... và đang chịu những khoản thua lỗ khổng lồ.

Châu Á cũng không tránh khỏi cơn bão. Riêng ba tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã thua lỗ hàng tỷ USD từ các thương vụ đầu tư các tài sản nợ dưới chuẩn của Mỹ.

Ngay cả đến một tập đoàn đầu tư nổi tiếng của Chính phủ Singapore - Tập đoàn Temasek Holdings - cũng lỗ nặng, với các khoản rót vốn vào Phố Wall và khoản tiền đầu tư vào Ngân hàng Barclays của Anh...

Đây là sự thua lỗ mang tính toàn cầu. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới năm qua quả thực là điều khó tin, nhưng lại là thực tế.

Chứng khoán Âu, Á sụt giảm kỷ lục
Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế! - Ảnh 1

Ở châu Á, các thị trường đều mất điểm mạnh từ 40,7% đến 65,9% - cùng đó là hàng nghìn tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường này.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc có mức giảm thấp nhất (-40,7%), trong khi chỉ số VN-Index của Việt Nam, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh nhất với sự sụt giảm hơn 65% giá trị so với các thị trường được đưa vào so sánh.

Riêng chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm tới 42,1% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1990 (-39%).

Ở châu Âu, chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm mạnh nhất (-42%) và chỉ số FTSE 100 của Anh giảm ít nhất (31,5%). Chỉ số DAX của Đức đã giảm 39,5%.
Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế! - Ảnh 2
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, ở hầu hết các thị trường, ngưỡng giá trị mở cửa năm 2008 cũng gần bằng với ngưỡng cao nhất trong năm, trong khi đó ngưỡng giá trị đóng cửa ngày cuối năm đã cao hơn điểm thấp nhất trong năm một tỷ lệ % nhất định. Như vậy, xu hướng tăng điểm phần nào đã diễn ra vào thời điểm cuối năm.

Trong khi đó, ở biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy rõ hơn về xu hướng đường biểu diễn ngưỡng giá trị đầu năm của các chỉ số chứng khoán luôn bám sát ngưỡng giá trị cao nhất trong năm 2008.
Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế! - Ảnh 3
Cơn bão tài chính đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán toàn cầu khiến các chỉ số chứng khoán có nhiều ngày giảm trên 10% và có ngày tăng trên 10%, điều được cho là bất thường từ nhiều chục năm nay.

Năm 2008 chứng kiến "nỗi đau lớn" của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, với các khoản tiết kiệm tích cóp nhiều năm và được đưa vào một thị trường chứng khoán còn chưa hoàn chỉnh, nơi yếu tố rủi may vẫn được cho là nhân tố quan trọng của “chiến thắng”.

Phố Wall “tan tác”

Năm 2008, giới đầu tư từng chứng kiến các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trên 11%, một mức tăng “kinh hoàng” trong phiên giao dịch ngày 13/10. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi cho một tảng băng chìm.

Trong 5 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó từ (1/10-7/10), chỉ số Dow Jones đã mất 1.400 điểm, tương đương mức sụt giảm 13% giá trị và xuống dưới ngưỡng 9.500 điểm. Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5 ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này.

Thời điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10 đã tô đậm nhất về bức tranh tối tăm của thị trường chứng khoán Mỹ, trong sóng gió của một cuộc Đại khủng hoảng tài chính, dẫn đến một bầu không khí bi quan tột độ của giới đầu tư.

Chỉ số Dow Jones có lúc đã giảm 42% giá trị trước khi có sự phục hồi và giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số S&P 500 giảm 39,3% giá trị, chỉ số Nasdaq hạ 41,5%.

Giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán (cổ phiếu) Mỹ mất khoảng 7.500 tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này.

Giá trị cổ phiếu trong 9 ngành cơ bản của chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm mạnh, với mức giảm kỷ lục của ngành tài chính, nguyên vật liệu...
Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế! - Ảnh 4
Xét riêng 30 cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones, 28/30 cổ phiếu đều giảm mạnh, chỉ có hai mã chứng khoán của Tập đoàn McDonalds (NYSE-MCD) và Wal Mart Stores (WMT) là có sự tăng trưởng.

Vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số này đã sụt giảm hơn 1.000 tỷ USD, trong đó cổ phiếu Citigroup, General Motor, General Electric có mức giảm lớn nhất - riêng cổ phiếu General Motor đang đứng trước khả năng bị loại khỏi chỉ số Dow Jones.
Chứng khoán thế giới 2008: Khó tin, nhưng là thực tế! - Ảnh 5

Còn nhớ, khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 1929, chỉ số Dow Jones và S&P 500 mất 17%. Sang các năm 1930, 1931,1932, chỉ số Dow Jones giảm lần lượt là 34%, 53% và 22%. Đến năm 1933, thị trường chứng khoán Mỹ mới hồi phục với chỉ số Dow Jones tăng 67% và chỉ số S&P 500 tăng 48%.

Trong năm 2008, thị trường chứng khoán giảm mạnh và được ví như thời kỳ năm 1931. Và điều này làm giới đầu tư liên tưởng tới năm 2009 sẽ giống như năm 1932 - khi thị trường chứng khoán sẽ giảm ít hơn năm trước đó.

Theo kịch bản này, 2010 sẽ là năm hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ, giống như sự hồi phục ấn tượng của năm 1933 thế kỷ trước.

Một năm sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính - suy thoái kinh tế toàn cầu đã qua đi, song hệ lụy của nó chắc chắn sẽ vẫn còn để lại cho năm 2009. Nhiều điều khó tin đã xảy ra, mà sử sách sẽ còn lưu giữ.

Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008

Thị trường

Chỉ số

Giá trị đóng cửa ngày 30/12 Tăng / giảm  so với năm 2007(điểm) Tăng / giảm so với năm 2007(%)

Mỹ
Dow Jones 8.668,39 Down4.375,57 Down34,6
Nasdaq 1.550,70 Down1.058,93 Down41,5
S&P 500 890,64 Down   556,52 Down39,3
Anh FTSE 100 4.392,68 Down2.024,02 Down31,5
Đức DAX 4.810,20 Down3.138,91 Down39,5
Pháp CAC 40 3.217,13 Down2.333,23 Down42,0
Đài Loan Taiwan Weighted 4.589,04 Down3.734,01 Down44,8
Nhật Nikkei 225 8.859,56 Down5.831,85 Down42,1
Hồng Kông Hang Seng 14.235,50 Down13.325,02 Down48,8
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.124,47 Down   728,98 Down40,7
Singapore Straits Times 1.770,65 Down1.690,57 Down49,0
Trung Quốc Shanghai Composite 1.832,91 Down3.428,65 Down65,2
Ấn Độ BSE 30 9.716,16 Down10.749,14 Down52,2
Australia ASX 3.591,40 Down2.842,70 Down44,1
Việt Nam VN-Index 316,32 Down   604,75 Down65,9
Nguồn:  CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg

Diễn biến giá cổ phiếu 30 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ trong chỉ số Dow Jones

STT Tên công ty
 
Giá đóng cửa phiên 30/12 (USD)
 
% tăng/giảm so với cùng kỳ 2007
 
Vốn hóa thị trường đến 30/12/2008 (tỷ USD)
1 Alcoa Inc AA 10,69 Down70,7 8,56
2 Amerrica Express AXP 18,00 Down65,4 20,88
3 Boeing BA 41,25 Down53,0 30,23
4 Bank of America BAC 13,24 Down68,0 66,43
5 Citigroup C 6,80 Down77,0 37,06
6 Caterpillar CAT 43,66 Down40,0 26,34
7 Chevron CVX 73,38 Down21,4 149,09
8 Du Pont de Nemours DD 25,11 Down43,0 22,66
9 Walt Disney DIS 22,48 Down30,4 41,61
10 General Electric GE 15,82 Down57,3 15,50
11 General Motor GM 3,80 Down84,7 2,32
12 Home Depot HD 23,11 Down14,2 39,18
13 Hewlett -Packard HPQ 36,19 Down28,3 87,44
14 Intl Business Machs IBM 83,55 Down22,7 112,25
15 Intel Corp INTC 14,69 Down45,0 81,71
16 Johnson & Johnson JNJ 59,17 Down11,3 164,17
17 JPMorgan Chase JPM 31,01 Down29,0 115,74
18 Coca Cola KO 43,65 Down28,8 103,95
19 Kraft Foods KFT 26,60 Down18,5 39,08
20 MCDonalds MCD 61,74 Up  4,8 68,81
21 3M Company MMM 57,17 Down32,2 39,62
22 Merck & Co MRK 29,60 Down49,0 62,58
23 Microsoft MSFT 19,34 Down45,7 172,04
24 Pfizer Inc PFE 17,75 Down22,0 119,69
25 Procter & Gamble PG 61,12 Down16,7 182,49
26 AT & T Inc T 28,23 Down32,0 166,36
27 United Techonologies UTX 53,04 Down30,7 50,42
28 Verizon VZ 33,23 Down24,0 94,39
29 Wal Mart Stores WMT 55,05 Up15,8 215,94
30 Exxon Mobil XOM 78,59 Down16,1 399,76
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters