Chứng khoán toàn cầu "đỏ lửa” theo Trung Quốc
Ảnh hưởng bởi diễn biến bất lợi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chứng khoán châu Á sáng nay đồng loạt đi xuống
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (28/7), khiến các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới đồng loạt giảm điểm theo.
Vào lúc hơn 10h sáng theo giờ địa phương, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải sụt 4,8%, còn 3.548,65 điểm. Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường là hai nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp. Cứ hơn 30 cổ phiếu giảm điểm thì mới có một cổ phiếu tăng điểm.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 27/7, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt 8,5%, mạnh nhất trong hơn 8 năm, cuốn phăng khỏi thị trường lượng vốn hóa 613 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong phiên giao dịch đầu tuần, giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã đẩy mạnh bán ra số cổ phiếu trước đó được mua vào bằng tiền vay ký quỹ.
Trước cú sụt sâu của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc ngày 27/7 tuyên bố nhà chức trách chưa hề kết thúc các biện pháp hỗ trợ. Tuy vậy, các nhà đầu tư và giới chuyên gia đều lo ngại rằng những biện pháp “vô tiền khoáng hậu” mà Chính phủ Trung Quốc tung ra thời gian qua để hỗ trợ thị trường đang mất dần tác dụng.
Ngoài ra, việc Bắc Kinh chưa tung thêm biện pháp hỗ trợ nào sau phiên thị trường sụt mạnh ngày 27/7 cũng khiến thị trường thêm phần lo lắng.
“Sự thiếu vắng những biện pháp khẩn cấp mới sau một phiên giảm điểm mạnh tới như vậy đang khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ run sợ. Những biện pháp can thiệp hiện tại đã không thể đủ sức ngăn thị trường giảm điểm, mà chỉ trì hoãn sự sụt giảm này lại”, ông Castor Pang, Giám đốc nghiên cứu thuộc công ty Core-Pacific Yamaichi Hong Kong, nhận xét.
Ông Tom DeMark, một chuyên gia từng nhiều lần dự báo chính xác về thị trường chứng khoán Trung Quốc, cho rằng chỉ số Shanghai Composite Index sẽ giảm thêm 14% nữa trong vòng 3 tuần tới và thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ thể hiện xu hướng tương tự như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929.
Ảnh hưởng bởi diễn biến bất lợi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chứng khoán châu Á sáng nay đồng loạt đi xuống.
Vào lúc hơn 11h trưa theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,9%, xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần. Phiên hôm nay đã là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của thị trường chứng khoán khu vực. Triển vọng kinh tế u ám của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất đang là những nhân tố đè nặng tâm lý của giới đầu tư chứng khoán châu Á.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật sáng nay có thời điểm giảm hơn 1%, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc mất 1%, trong khi chứng khoán Australia giảm 0,9%.
Giá dầu thô sáng nay cũng bước sang ngày giảm thứ 5 liên tục. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau giao dịch điện tử tại thị trường Mỹ có thời điểm giảm gần 1%, còn chưa đầy 47 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuối tháng 3.
Trong đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng giảm điểm theo thị trường Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq của PhốWall giảm tương ứng lần lượt 0,7% và 1%, trong khi các chỉ số chính của thị trường Đức và Pháp đồng loạt giảm hơn 2,5%.
Vào lúc hơn 10h sáng theo giờ địa phương, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải sụt 4,8%, còn 3.548,65 điểm. Dẫn đầu sự giảm điểm của thị trường là hai nhóm cổ phiếu công nghệ và công nghiệp. Cứ hơn 30 cổ phiếu giảm điểm thì mới có một cổ phiếu tăng điểm.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 27/7, thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt 8,5%, mạnh nhất trong hơn 8 năm, cuốn phăng khỏi thị trường lượng vốn hóa 613 tỷ USD.
Hãng tin Bloomberg cho biết, trong phiên giao dịch đầu tuần, giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã đẩy mạnh bán ra số cổ phiếu trước đó được mua vào bằng tiền vay ký quỹ.
Trước cú sụt sâu của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc ngày 27/7 tuyên bố nhà chức trách chưa hề kết thúc các biện pháp hỗ trợ. Tuy vậy, các nhà đầu tư và giới chuyên gia đều lo ngại rằng những biện pháp “vô tiền khoáng hậu” mà Chính phủ Trung Quốc tung ra thời gian qua để hỗ trợ thị trường đang mất dần tác dụng.
Ngoài ra, việc Bắc Kinh chưa tung thêm biện pháp hỗ trợ nào sau phiên thị trường sụt mạnh ngày 27/7 cũng khiến thị trường thêm phần lo lắng.
“Sự thiếu vắng những biện pháp khẩn cấp mới sau một phiên giảm điểm mạnh tới như vậy đang khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ run sợ. Những biện pháp can thiệp hiện tại đã không thể đủ sức ngăn thị trường giảm điểm, mà chỉ trì hoãn sự sụt giảm này lại”, ông Castor Pang, Giám đốc nghiên cứu thuộc công ty Core-Pacific Yamaichi Hong Kong, nhận xét.
Ông Tom DeMark, một chuyên gia từng nhiều lần dự báo chính xác về thị trường chứng khoán Trung Quốc, cho rằng chỉ số Shanghai Composite Index sẽ giảm thêm 14% nữa trong vòng 3 tuần tới và thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ thể hiện xu hướng tương tự như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ hồi năm 1929.
Ảnh hưởng bởi diễn biến bất lợi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chứng khoán châu Á sáng nay đồng loạt đi xuống.
Vào lúc hơn 11h trưa theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,9%, xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần. Phiên hôm nay đã là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của thị trường chứng khoán khu vực. Triển vọng kinh tế u ám của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất đang là những nhân tố đè nặng tâm lý của giới đầu tư chứng khoán châu Á.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật sáng nay có thời điểm giảm hơn 1%, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc mất 1%, trong khi chứng khoán Australia giảm 0,9%.
Giá dầu thô sáng nay cũng bước sang ngày giảm thứ 5 liên tục. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau giao dịch điện tử tại thị trường Mỹ có thời điểm giảm gần 1%, còn chưa đầy 47 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuối tháng 3.
Trong đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng giảm điểm theo thị trường Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq của PhốWall giảm tương ứng lần lượt 0,7% và 1%, trong khi các chỉ số chính của thị trường Đức và Pháp đồng loạt giảm hơn 2,5%.