Giới đầu tư bán tháo, chứng khoán Trung Quốc rớt 8,5%
Chỉ số Shanghai Composite hôm 27/7 giảm 8,48% xuống mức 3.725,56 điểm
Phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (ngày 27/7) các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đồng loạt giảm điểm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7, chỉ số Hanghai Composite giảm 8,48% xuống còn 3.725,56 điểm. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 2/2007.
Giá cổ phiếu các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng và y tế giảm sâu nhất. Các cổ phiếu nhỏ cũng đồng loạt sụt giảm.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng giảm mạnh khi chỉ số Hang Seng Composite Index mất 3,36%.
Ngoài ra, tại các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng giảm điểm. Chỉ số Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán Nhật giảm 0,95%.
Tâm lý nhà đầu tư trên khắp các thị trường châu Á không mấy lạc quan sau sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ vào tuần trước, cùng với sự bi quan về kinh tế Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất cơ bản đồng đôla Mỹ.
Diễn biến phiên 27/7 của chỉ số Shanghai Composite.
Số liệu công bố ngày 27/7 cho thấy, lợi nhuận của các công ty sản xuất Trung Quốc trong tháng 6/2015 giảm 0,3%. Số lượng các đơn đặt hàng giảm khiến hoạt động sản xuất thu hẹp.
Dự báo về xu thế sắp tới của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyên gia quản lý quỹ Yang Delong tại China Southern Asset Management nói: “Thời kỳ tăng trưởng mạnh của các cổ phiếu hạng A trên thị trường chứng khoán đại lục đã kết thúc, thị trường đã bước vào thời kỳ biến động mạnh, tâm lý nhà đầu tư hiện tại rất không ổn định”.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7, chỉ số Hanghai Composite giảm 8,48% xuống còn 3.725,56 điểm. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ tháng 2/2007.
Giá cổ phiếu các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng và y tế giảm sâu nhất. Các cổ phiếu nhỏ cũng đồng loạt sụt giảm.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng giảm mạnh khi chỉ số Hang Seng Composite Index mất 3,36%.
Ngoài ra, tại các thị trường chứng khoán khác ở châu Á cũng giảm điểm. Chỉ số Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán Nhật giảm 0,95%.
Tâm lý nhà đầu tư trên khắp các thị trường châu Á không mấy lạc quan sau sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ vào tuần trước, cùng với sự bi quan về kinh tế Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất cơ bản đồng đôla Mỹ.
Diễn biến phiên 27/7 của chỉ số Shanghai Composite.
Số liệu công bố ngày 27/7 cho thấy, lợi nhuận của các công ty sản xuất Trung Quốc trong tháng 6/2015 giảm 0,3%. Số lượng các đơn đặt hàng giảm khiến hoạt động sản xuất thu hẹp.
Dự báo về xu thế sắp tới của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyên gia quản lý quỹ Yang Delong tại China Southern Asset Management nói: “Thời kỳ tăng trưởng mạnh của các cổ phiếu hạng A trên thị trường chứng khoán đại lục đã kết thúc, thị trường đã bước vào thời kỳ biến động mạnh, tâm lý nhà đầu tư hiện tại rất không ổn định”.