Chứng khoán tuần qua: Nước ngoài bán nhiều hơn mua
Tuần từ 14/1-18/1/2008, thị trường nóng lạnh bất thường nhưng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đã tăng mạnh
Tuần từ 14/1-18/1/2008, thị trường nóng lạnh bất thường nhưng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đã tăng mạnh.
Chỉ số giá ở cả hai sàn giảm chậm lại, thị trường có dấu hiệu phục hồi. Nhà đầu tư nước ngoài tăng cường bán ra, lượng bán nhiều hơn lượng mua.
Thất thường
Tại sàn Tp.HCM, thị trường nóng lạnh đột ngột, hai phiên giao dịch đầu tuần thị trường giảm giá mạnh, VN-Index mất tổng cộng 51,94 điểm. Giảm mạnh nhất là phiên thứ ba ngày 15/1, VN-Index mất 32,17 điểm do nhà đầu tư đồng loạt bán tháo với giá sàn.
Ngay phiên giao dịch kế tiếp ngày 16/1, thị trường quay đầu sốt nóng với đồng loạt 144 cổ phiếu tăng giá, không có cổ phiếu nào giảm giá và đứng giá, chỉ số giá tăng đột biến, tăng 37,24 điểm.
Diễn biến thị trường cho thấy tâm lý của nhiều nhà đầu tư chưa ổn định, rất thất thường và tình trạng mua bán cổ phiếu theo phong trào vẫn còn diễn ra phổ biến trong khối những nhà đầu tư trong nước. Vừa hôm trước nhà đầu tư trong nước đua nhau bán tháo cổ phiếu, ngay hôm sau mới chỉ có thông tin về những biện pháp kích cầu thị trường chứng khoán của các cơ quan nhà nước, thị trường lại hoàn toàn màu xanh.
Hai phiên cuối tuần, VN-Index một phiên giảm rồi lại đột ngột đổi chiều, tăng lên trong phiên cuối tuần. So với phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index giảm 13,72 điểm (-1,59%), đứng ở mức 847,05 điểm.
Sau 5 phiên có 31 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Hai cổ phiếu mới lên sàn là SaigonTel (SGT) và Công ty cổ phiếu xuất nhập khẩu lâm thủy sản bến Tre (FBT) với mức giá tham chiếu lần lượt là 90.000 đồng/cổ phiếu và 45.000 đồng/cổ phiếu, sau khi giao dịch phiên đầu tiên SGT tăng 18.000 đồng, lên 108.000 đồng/cổ phiếu. còn FBT giảm 8.700 đồng, xuống 36.300 đồng/cổ phiếu so với mức giá tham chiếu.
Tăng giá mạnh nhất là NTL, tăng 3,85% lên 270.000 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là ST8 tăng 9.500 đồng/cổ phiếu, TDH tăng 6.000 đồng/cổ phiếu.
Trong số những cổ phiếu lớn, một số tăng giá như STB tăng 500 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 5.000 đồng/cổ phiếu, SJS tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, nhưng một số lại giảm giá như SSI giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, REE giảm 4.000 đồng/cổ phiếu, SAM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu.
Nước ngoài giảm mua vào
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng mạnh so tuần trước, trung bình mỗi phiên khoảng 8,6 triệu đơn vị được khớp lệnh, tương đương giá trị 714,2 tỷ đồng. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 43 hơn triệu cổ phiếu, tăng 8 triệu cổ phiếu và gần 2 triệu chứng chỉ quỹ, tăng 0,5 triệu chứng chỉ quỹ so tuần trước. Tổng trị giá khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt 3.572 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận đạt 1,728 triệu cổ phiếu, tăng 270.000 cổ phiếu, trị giá 142 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so tuần trước. Giao dịch trái phiếu đạt hơn 9,8 triệu trái phiếu, tăng 4,3 triệu trái phiếu, tổng trị giá đạt 1.027 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt hơn 66,32 triệu cổ phiếu, tăng hơn 6,3 triệu cổ phiếu, tổng lượng đặt mua đạt 66,15 triệu cổ phiếu, gần bằng tổng lượng đặt bán, tổng lượng đặt bán chứng chỉ quỹ đạt 3,1 triệu chứng chỉ quỹ và đặt mua 3,53 triệu chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào, họ mua khớp lệnh 4,134 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ giảm hơn 1 triệu đơn vị và bán khớp lệnh 4,584 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 1,6 triệu đơn vị so tuần trước. Họ còn mua bán thỏa thuận cùng khối 750.000 STB, 76.500 AGF và bán 20.000 PPC.
Tuần qua, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm, đóng cửa ở mức 288,03 điểm, giảm 0,54% tương đương với 1,57 điểm, thấp hơn rất nhiều so với mức giảm 6,72% của tuần giao dịch trước đó. Sau 5 phiên có 32 cổ phiếu tăng giá, 82 cổ phiếu giảm giá và 4 cổ phiếu đứng giá. Tăng giá mạnh nhất S96 (Sông Đà 9.06), tăng 16.400 đồng/cổ phiếu (+22,4%), tiếp đến là cổ phiếu của Bá Hiến Viglacera (BHV) với mức tăng 11,36%, đóng cửa ở mức 30.400 đồng/cổ phiếu.
Dẫn đầu danh sách giảm giá là cổ phiếu CAP (Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái) với mức giảm 12,5% tương đương 5.000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức giá 35.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trong tuần qua chỉ đạt 316.500 cổ phiếu, bằng một nửa lượng cổ phiếu bán ra.
Chỉ số giá ở cả hai sàn giảm chậm lại, thị trường có dấu hiệu phục hồi. Nhà đầu tư nước ngoài tăng cường bán ra, lượng bán nhiều hơn lượng mua.
Thất thường
Tại sàn Tp.HCM, thị trường nóng lạnh đột ngột, hai phiên giao dịch đầu tuần thị trường giảm giá mạnh, VN-Index mất tổng cộng 51,94 điểm. Giảm mạnh nhất là phiên thứ ba ngày 15/1, VN-Index mất 32,17 điểm do nhà đầu tư đồng loạt bán tháo với giá sàn.
Ngay phiên giao dịch kế tiếp ngày 16/1, thị trường quay đầu sốt nóng với đồng loạt 144 cổ phiếu tăng giá, không có cổ phiếu nào giảm giá và đứng giá, chỉ số giá tăng đột biến, tăng 37,24 điểm.
Diễn biến thị trường cho thấy tâm lý của nhiều nhà đầu tư chưa ổn định, rất thất thường và tình trạng mua bán cổ phiếu theo phong trào vẫn còn diễn ra phổ biến trong khối những nhà đầu tư trong nước. Vừa hôm trước nhà đầu tư trong nước đua nhau bán tháo cổ phiếu, ngay hôm sau mới chỉ có thông tin về những biện pháp kích cầu thị trường chứng khoán của các cơ quan nhà nước, thị trường lại hoàn toàn màu xanh.
Hai phiên cuối tuần, VN-Index một phiên giảm rồi lại đột ngột đổi chiều, tăng lên trong phiên cuối tuần. So với phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index giảm 13,72 điểm (-1,59%), đứng ở mức 847,05 điểm.
Sau 5 phiên có 31 mã tăng giá, 103 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Hai cổ phiếu mới lên sàn là SaigonTel (SGT) và Công ty cổ phiếu xuất nhập khẩu lâm thủy sản bến Tre (FBT) với mức giá tham chiếu lần lượt là 90.000 đồng/cổ phiếu và 45.000 đồng/cổ phiếu, sau khi giao dịch phiên đầu tiên SGT tăng 18.000 đồng, lên 108.000 đồng/cổ phiếu. còn FBT giảm 8.700 đồng, xuống 36.300 đồng/cổ phiếu so với mức giá tham chiếu.
Tăng giá mạnh nhất là NTL, tăng 3,85% lên 270.000 đồng/cổ phiếu, tiếp đến là ST8 tăng 9.500 đồng/cổ phiếu, TDH tăng 6.000 đồng/cổ phiếu.
Trong số những cổ phiếu lớn, một số tăng giá như STB tăng 500 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 5.000 đồng/cổ phiếu, SJS tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, nhưng một số lại giảm giá như SSI giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, REE giảm 4.000 đồng/cổ phiếu, SAM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu.
Nước ngoài giảm mua vào
Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng mạnh so tuần trước, trung bình mỗi phiên khoảng 8,6 triệu đơn vị được khớp lệnh, tương đương giá trị 714,2 tỷ đồng. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 43 hơn triệu cổ phiếu, tăng 8 triệu cổ phiếu và gần 2 triệu chứng chỉ quỹ, tăng 0,5 triệu chứng chỉ quỹ so tuần trước. Tổng trị giá khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt 3.572 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận đạt 1,728 triệu cổ phiếu, tăng 270.000 cổ phiếu, trị giá 142 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so tuần trước. Giao dịch trái phiếu đạt hơn 9,8 triệu trái phiếu, tăng 4,3 triệu trái phiếu, tổng trị giá đạt 1.027 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt hơn 66,32 triệu cổ phiếu, tăng hơn 6,3 triệu cổ phiếu, tổng lượng đặt mua đạt 66,15 triệu cổ phiếu, gần bằng tổng lượng đặt bán, tổng lượng đặt bán chứng chỉ quỹ đạt 3,1 triệu chứng chỉ quỹ và đặt mua 3,53 triệu chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào, họ mua khớp lệnh 4,134 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ giảm hơn 1 triệu đơn vị và bán khớp lệnh 4,584 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tăng 1,6 triệu đơn vị so tuần trước. Họ còn mua bán thỏa thuận cùng khối 750.000 STB, 76.500 AGF và bán 20.000 PPC.
Tuần qua, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm, đóng cửa ở mức 288,03 điểm, giảm 0,54% tương đương với 1,57 điểm, thấp hơn rất nhiều so với mức giảm 6,72% của tuần giao dịch trước đó. Sau 5 phiên có 32 cổ phiếu tăng giá, 82 cổ phiếu giảm giá và 4 cổ phiếu đứng giá. Tăng giá mạnh nhất S96 (Sông Đà 9.06), tăng 16.400 đồng/cổ phiếu (+22,4%), tiếp đến là cổ phiếu của Bá Hiến Viglacera (BHV) với mức tăng 11,36%, đóng cửa ở mức 30.400 đồng/cổ phiếu.
Dẫn đầu danh sách giảm giá là cổ phiếu CAP (Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái) với mức giảm 12,5% tương đương 5.000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức giá 35.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trong tuần qua chỉ đạt 316.500 cổ phiếu, bằng một nửa lượng cổ phiếu bán ra.