“Chúng tôi không nghĩ là mình chậm chân”
"Chúng tôi không nghĩ là mình chậm chân, mà đây đúng là lúc để Amway có mặt để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam"
Ngày 30/10, Công ty TNHH Amway Việt Nam, một chi nhánh của Tập đoàn Amway (Mỹ), thành viên tập đoàn bán hàng trực tiếp hàng đầu Alticor, đã khai trương nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai.
Nhân dịp này chúng tôi có cuộc trao đổi ý kiến với bà Eva Cheng, Phó chủ tịch điều hành của Amway khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á.
Xin bà giới thiệu sơ qua về hoạt động và công suất thiết kế của nhà máy Amway Việt Nam?
Nhà máy Amway Việt Nam có công suất thiết kế lên đến 30 triệu USD giá trị sản phẩm trong một năm và tạo được công ăn việc làm cho 100 lao động Việt Nam. Bước đầu, chúng tôi sẽ sản xuất tổng cộng 40 sản phẩm thuộc ba nhóm: vệ sinh gia dụng; mỹ phẩm chăm sóc cá nhân và dinh dưỡng.
Nhà máy tại Việt Nam của chúng tôi cũng tuân thủ các quy định sản xuất nghiêm ngặt, vốn là dấu ấn chất lượng của các sản phẩm của Amway được bán trên toàn cầu thông qua các nhà phân phối.
Amway là thành viên tập đoàn bán hàng trực tiếp của Alticor, khái niệm bán hàng này còn khá mới tại Việt Nam. Vậy bà có thể giới thiệu về những điểm giống nhau và khác biệt về cung cách bán hàng của Amway so với các công ty khác, thưa bà?
Amway đã hoạt động tại châu Á đến nay là năm thứ 35, 60% doanh thu của Amway là từ thị trường châu Á. Việt Nam là thị trường thứ 12 của chúng tôi tại các nước này. Chúng tôi sẽ thành lập các trung tâm phân phối và trung tâm đào tạo nhân viên giám sát và quản lý cho phù hợp với cung cách bán hàng của Amway.
Với kế hoạch đầu tư lâu dài tại Việt Nam, Amway hoạt động dựa trên nền tảng quy tắc ứng xử vững chắc và đang hướng tới mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chính sách chi phối ngành bán hàng trực tiếp trong nước.
Vì sao Amway chọn thời điểm này để đầu tư và thâm nhập thị trường Việt Nam, thưa bà?
Chúng tôi đã đến nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường Việt Nam vào năm 2004. Vào lúc đó Việt Nam chưa có nhiều điều luật về quản lý bán hàng trực tiếp. Đối với chúng tôi việc tuân thủ các quy định của pháp luật là hết sức quan trọng, vì chỉ như vậy chúng tôi mới có thể gắn kết lâu dài với đất nước mà chúng tôi đến để đầu tư.
Do đó khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 110 cùng với những kết quả sau khi tôi sang thăm và nghiên cứu thị trường Việt Nam vào năm 2005, chúng tôi đã có ngay quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đến nay thì chúng tôi đã nhận được tất cả các giấy phép của Bộ KH&ĐT (thời hạn 50 năm); Bộ Y tế (về an toàn thực phẩm); Bộ Công Thương (về bán hàng trực tiếp).
Đối tượng người tiêu dùng các sản phẩm của Amway là những người từ trung lưu trở lên. Chúng tôi rất ấn tượng về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Sự phát triển rất mạnh này đã hình thành một tầng lớp trung lưu ngày càng đông và họ chính là đối tượng tiêu dùng mà các sản phẩm Amway hướng đến.
Chúng tôi không nghĩ là mình chậm chân, mà đây đúng là lúc để Amway có mặt để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng là chúng tôi sẽ thành công tại thị trường này.
Nhân dịp này chúng tôi có cuộc trao đổi ý kiến với bà Eva Cheng, Phó chủ tịch điều hành của Amway khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á.
Xin bà giới thiệu sơ qua về hoạt động và công suất thiết kế của nhà máy Amway Việt Nam?
Nhà máy Amway Việt Nam có công suất thiết kế lên đến 30 triệu USD giá trị sản phẩm trong một năm và tạo được công ăn việc làm cho 100 lao động Việt Nam. Bước đầu, chúng tôi sẽ sản xuất tổng cộng 40 sản phẩm thuộc ba nhóm: vệ sinh gia dụng; mỹ phẩm chăm sóc cá nhân và dinh dưỡng.
Nhà máy tại Việt Nam của chúng tôi cũng tuân thủ các quy định sản xuất nghiêm ngặt, vốn là dấu ấn chất lượng của các sản phẩm của Amway được bán trên toàn cầu thông qua các nhà phân phối.
Amway là thành viên tập đoàn bán hàng trực tiếp của Alticor, khái niệm bán hàng này còn khá mới tại Việt Nam. Vậy bà có thể giới thiệu về những điểm giống nhau và khác biệt về cung cách bán hàng của Amway so với các công ty khác, thưa bà?
Amway đã hoạt động tại châu Á đến nay là năm thứ 35, 60% doanh thu của Amway là từ thị trường châu Á. Việt Nam là thị trường thứ 12 của chúng tôi tại các nước này. Chúng tôi sẽ thành lập các trung tâm phân phối và trung tâm đào tạo nhân viên giám sát và quản lý cho phù hợp với cung cách bán hàng của Amway.
Với kế hoạch đầu tư lâu dài tại Việt Nam, Amway hoạt động dựa trên nền tảng quy tắc ứng xử vững chắc và đang hướng tới mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và chính sách chi phối ngành bán hàng trực tiếp trong nước.
Vì sao Amway chọn thời điểm này để đầu tư và thâm nhập thị trường Việt Nam, thưa bà?
Chúng tôi đã đến nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường Việt Nam vào năm 2004. Vào lúc đó Việt Nam chưa có nhiều điều luật về quản lý bán hàng trực tiếp. Đối với chúng tôi việc tuân thủ các quy định của pháp luật là hết sức quan trọng, vì chỉ như vậy chúng tôi mới có thể gắn kết lâu dài với đất nước mà chúng tôi đến để đầu tư.
Do đó khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 110 cùng với những kết quả sau khi tôi sang thăm và nghiên cứu thị trường Việt Nam vào năm 2005, chúng tôi đã có ngay quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đến nay thì chúng tôi đã nhận được tất cả các giấy phép của Bộ KH&ĐT (thời hạn 50 năm); Bộ Y tế (về an toàn thực phẩm); Bộ Công Thương (về bán hàng trực tiếp).
Đối tượng người tiêu dùng các sản phẩm của Amway là những người từ trung lưu trở lên. Chúng tôi rất ấn tượng về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Sự phát triển rất mạnh này đã hình thành một tầng lớp trung lưu ngày càng đông và họ chính là đối tượng tiêu dùng mà các sản phẩm Amway hướng đến.
Chúng tôi không nghĩ là mình chậm chân, mà đây đúng là lúc để Amway có mặt để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng là chúng tôi sẽ thành công tại thị trường này.