Chuyện “bỗng dưng thành tay trắng” của giới tỷ phú
Chưa có tỷ phú nào đi từ con số từ 34 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD chỉ trong vòng có hơn 1 năm như Batista
Tỷ phú Eike Batista đang trở thành một biểu tượng bất đắc dĩ mới về sự “đen đủi” trong làng tỷ phú của thế giới. “Ông trùm” ngành dầu lửa Brazil này đã chứng kiến giá trị tài sản ròng sụt giảm một mạch từ con số ước tính 34 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD chỉ trong vòng có một năm rưỡi.
Trước đây, giá cổ phiếu của các công ty do Batista nắm quyền sở hữu, trong đó lớn nhất là công ty dầu khí OGX, tăng không nghỉ, đưa giá trị tài sản ròng của ông lên mức đỉnh. Nhưng trong một năm rưỡi qua, giá cổ phiếu của các công ty này liên tục lao dốc vì hóa ra, trữ lượng dầu lửa có trong tay ông không lớn như mọi người vẫn tưởng. Thậm chí, OGX có thể sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong một vài ngày tới đây.
Theo trang CNBC, vào năm 2011, Batista tuyên bố ông sẽ sớm trở thành người giàu nhất thế giới. Nhưng đến nay, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Ông đã trở thành cựu tỷ phú và đang “có cơ” thiết lập một kỷ lục không hề dễ chịu: người mất mát nhiều tài sản cá nhân nhất trên thế giới.
Có những cách khác nhau để đo đếm sự mất mát về giá trị tài sản. Chẳng hạn, có thể tính mất mát này theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối.
Xét theo giá trị tuyệt, đã có những tỷ phú khác mất nhiều tiền hơn Batista. Vào năm 1999 khi giá cổ phiếu hãng phần mềm Microsoft tuột dốc không phanh, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Bill Gates đã sụt gần 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Bill Gates vẫn còn lại khoảng 60 tỷ USD.
“Trùm” sòng bạc Sheldon Adelson cũng từng rơi vào cảnh thiếu chút nữa thì trắng tay. Năm 2008, giá trị các khoản đầu tư của ông “bốc hơi” khoảng 30 tỷ USD, khiến giá trị tài sản ròng trên giấy tờ của ông mất đứt 93%. Khi đó Adelson đã phải chi 1 tỷ USD tiền túi để công ty của ông là Las Vegas Sands có thể tiếp tục hoạt động. Về sau, giá cổ phiếu của công ty này hồi phục và giá trị tài sản của Adelson cũng tăng trở lại.
Nói về chuyện mất tiền của các tỷ phú không thể không nhắc tới tỷ phú Lakshmi Mittal. Tỷ phú ngành thép của Ấn Độ này đã mất khoảng 32 tỷ USD giá trị tài sản ròng trên giấy tờ trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, khối tài sản của tỷ phú Mittal đã phục hồi khá nhanh chóng cùng với sự khởi sắc của thị trường tài chính toàn cầu.
Về độ mất mát theo tỷ lệ phần trăm thì sao? Có ít nhất một tỷ phú mất nhiều hơn Batista trên phương diện tính toán này. Đó là Sean Quinn, “đại gia” ngành bất động sản xứ Ireland. Từ chỗ sở hữu khối tài sản 6 tỷ USD và là người giàu nhất Ireland, Sean Quinn lâm cảnh phá sản chỉ sau có vài năm ngắn ngủi. Trong khi đó, chí ít thì Batista vẫn còn vài trăm triệu USD, đủ đảm bảo cho ông một cuộc sống xa hoa.
Mặc dù vậy, gần đây chưa có tỷ phú nào đi từ con số từ 34 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD chỉ trong vòng có hơn 1 năm như Batista. Và mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Còn chưa rõ khối tài sản cá nhân của cựu tỷ phú này sẽ như thế nào sau khi các khoản nợ của công ty ông được xử lý xong. Hiện Batista đã rao bán những chiếc máy bay phản lực tư nhân của mình, và chiếc du thuyền Spirit of Brazil VII do công ty ông đăng ký sở hữu cũng có thể sẽ sớm được rao bán.
Đến nay, Batista đã được đặt nhiều biệt danh, như một biểu tượng về lời hứa không thành sự thật của Brazil, một ảo ảnh mới nhất của cuộc bùng nổ khai thác dầu toàn cầu, một nhân vật bi kịch bị đốn gục bởi tính ngạo mạn và với cao quá tầm tay.
Nhưng hơn hết, Batista là ví dụ điển hình nhất về sự siêu giàu của kỷ nguyên mới. Sự giàu có ngày nay có thể đến bất ngờ và cũng ra đi bất ngờ không kém. Thay vì dựa vào lợi nhuận kinh doanh tích tụ được qua hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế hệ, nhiều người giàu có ngày nay có được khối tài sản lớn từ những đợt biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu, với những dòng tiền nóng chảy khắp thế giới.
Những khối tài sản đó đa phần nằm trên giấy tờ và có thể dễ dàng tan biến thành mây khói. Batista có thể là người mất mát “kinh hoàng” nhất hiện nay, nhưng vị trí này hoàn toàn có thể rơi vào tay một tỷ phú kém may mắn khác trong thời gian không xa.
Trước đây, giá cổ phiếu của các công ty do Batista nắm quyền sở hữu, trong đó lớn nhất là công ty dầu khí OGX, tăng không nghỉ, đưa giá trị tài sản ròng của ông lên mức đỉnh. Nhưng trong một năm rưỡi qua, giá cổ phiếu của các công ty này liên tục lao dốc vì hóa ra, trữ lượng dầu lửa có trong tay ông không lớn như mọi người vẫn tưởng. Thậm chí, OGX có thể sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong một vài ngày tới đây.
Theo trang CNBC, vào năm 2011, Batista tuyên bố ông sẽ sớm trở thành người giàu nhất thế giới. Nhưng đến nay, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Ông đã trở thành cựu tỷ phú và đang “có cơ” thiết lập một kỷ lục không hề dễ chịu: người mất mát nhiều tài sản cá nhân nhất trên thế giới.
Có những cách khác nhau để đo đếm sự mất mát về giá trị tài sản. Chẳng hạn, có thể tính mất mát này theo giá trị tuyệt đối hoặc tương đối.
Xét theo giá trị tuyệt, đã có những tỷ phú khác mất nhiều tiền hơn Batista. Vào năm 1999 khi giá cổ phiếu hãng phần mềm Microsoft tuột dốc không phanh, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Bill Gates đã sụt gần 40 tỷ USD. Tuy nhiên, Bill Gates vẫn còn lại khoảng 60 tỷ USD.
“Trùm” sòng bạc Sheldon Adelson cũng từng rơi vào cảnh thiếu chút nữa thì trắng tay. Năm 2008, giá trị các khoản đầu tư của ông “bốc hơi” khoảng 30 tỷ USD, khiến giá trị tài sản ròng trên giấy tờ của ông mất đứt 93%. Khi đó Adelson đã phải chi 1 tỷ USD tiền túi để công ty của ông là Las Vegas Sands có thể tiếp tục hoạt động. Về sau, giá cổ phiếu của công ty này hồi phục và giá trị tài sản của Adelson cũng tăng trở lại.
Nói về chuyện mất tiền của các tỷ phú không thể không nhắc tới tỷ phú Lakshmi Mittal. Tỷ phú ngành thép của Ấn Độ này đã mất khoảng 32 tỷ USD giá trị tài sản ròng trên giấy tờ trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó, khối tài sản của tỷ phú Mittal đã phục hồi khá nhanh chóng cùng với sự khởi sắc của thị trường tài chính toàn cầu.
Về độ mất mát theo tỷ lệ phần trăm thì sao? Có ít nhất một tỷ phú mất nhiều hơn Batista trên phương diện tính toán này. Đó là Sean Quinn, “đại gia” ngành bất động sản xứ Ireland. Từ chỗ sở hữu khối tài sản 6 tỷ USD và là người giàu nhất Ireland, Sean Quinn lâm cảnh phá sản chỉ sau có vài năm ngắn ngủi. Trong khi đó, chí ít thì Batista vẫn còn vài trăm triệu USD, đủ đảm bảo cho ông một cuộc sống xa hoa.
Mặc dù vậy, gần đây chưa có tỷ phú nào đi từ con số từ 34 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD chỉ trong vòng có hơn 1 năm như Batista. Và mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Còn chưa rõ khối tài sản cá nhân của cựu tỷ phú này sẽ như thế nào sau khi các khoản nợ của công ty ông được xử lý xong. Hiện Batista đã rao bán những chiếc máy bay phản lực tư nhân của mình, và chiếc du thuyền Spirit of Brazil VII do công ty ông đăng ký sở hữu cũng có thể sẽ sớm được rao bán.
Đến nay, Batista đã được đặt nhiều biệt danh, như một biểu tượng về lời hứa không thành sự thật của Brazil, một ảo ảnh mới nhất của cuộc bùng nổ khai thác dầu toàn cầu, một nhân vật bi kịch bị đốn gục bởi tính ngạo mạn và với cao quá tầm tay.
Nhưng hơn hết, Batista là ví dụ điển hình nhất về sự siêu giàu của kỷ nguyên mới. Sự giàu có ngày nay có thể đến bất ngờ và cũng ra đi bất ngờ không kém. Thay vì dựa vào lợi nhuận kinh doanh tích tụ được qua hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế hệ, nhiều người giàu có ngày nay có được khối tài sản lớn từ những đợt biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu, với những dòng tiền nóng chảy khắp thế giới.
Những khối tài sản đó đa phần nằm trên giấy tờ và có thể dễ dàng tan biến thành mây khói. Batista có thể là người mất mát “kinh hoàng” nhất hiện nay, nhưng vị trí này hoàn toàn có thể rơi vào tay một tỷ phú kém may mắn khác trong thời gian không xa.