Chuyện buồn về những cây ATM ở Triều Tiên
Các máy ATM ở đều Triều Tiên không hoạt động, có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang mạnh tay với Bình Nhưỡng
Không một sân bay hiện đại nào trên thế giới hiện nay lại thiếu những máy rút tiền tự động (ATM). Sân bay quốc tế ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, cũng có hai cây ATM, nhưng đều không hoạt động.
Hãng tin AP dẫn nguồn tin ngân hàng nói rằng, những cây ATM này không hoạt động là do lệnh trừng phạt mới của Trung Quốc, và không rõ đến bao giờ những chiếc máy mới hoạt động trở lại.
Ở Triều Tiên, ATM là một khái niệm còn xa lạ đến nỗi, phía trên của hai cây ATM ở sân bay Bình Nhưỡng có một màn hình phát video hướng dẫn cách sử dụng máy và cách mở tài khoản Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn video là tiếng Triều Tiên, nhưng hai máy ATM này không nhả tiền Triều Tiên, bởi mục đích của hai máy rút tiền này chủ yếu dành cho các doanh nhân Trung Quốc và khách du lịch.
Mặc dù vậy, ATM không phải là thứ hoàn toàn mới ở Triều Tiên.
Mấy năm trước, Ngân hàng Thương mại Ryugyong đã lắp đặt một máy ATM tại một khách sạn tầm trung ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, nơi khách Trung Quốc thường ghé qua. Năm ngoái, một máy ATM cũng được lắp đặt ở sân bay Bình Nhưỡng, nhưng có vẻ chưa bao giờ hoạt động.
Ngoài ra, khách hàng đưa thẻ ATM hạng vàng hoặc bạc khi mua hàng nhập khẩu xa xỉ tại hai cửa hiệu cấp cao ở Bình Nhưỡng cũng được hưởng giảm giá.
Máy ATM được sử dụng phổ biến tới mức nào ở Triều Tiên hiện nay vẫn là một chủ đề tranh luận.
Nhân viên phòng vé ở Bình Nhưỡng nói hai máy ATM ở sân bay được lắp đặt từ mấy tháng trước nhưng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo nhân viên giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng nhỏ đặt tại khách sạn nơi có một máy ATM nói trên, không một máy nào trong số này hoạt động do lệnh trừng phạt mà họ nói là Trung Quốc bắt đầu áp dụng vào tháng trước.
Theo một số chuyên gia về Triều Tiên, Ngân hàng Thương mại Ryugyong không phải là một thực thể được biết đến nhiều bên ngoài Triều Tiên. Ngân hàng này là một phần trong một nhóm thực thể lớn hơn, bao gồm nhà máy kim chi Ryugyong, nhà máy sản xuất hàng gia dụng Ryugyong, và nhà máy thiết bị điện Ryugyong, cùng một trung tâm thể dục và spa ở Bình Nhưỡng.
Nếu lệnh trừng phạt là lý do thực sự khiến các máy ATM ở Triều Tiên không hoạt động, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang “siết” Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này. Trung Quốc vốn là “nguồn sống” kinh tế chủ yếu của Triều Tiên và đã đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi cứng rắn hơn nữa nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng. Ngành tài chính và ngân hàng của Triều Tiên là một trong những đối tượng trừng phạt chính.
Tuy nhiên, chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất về việc Trung Quốc đã có sự thay đổi chính sách ra sao đối với Triều Tiên.
Dù Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên từ tháng 2, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên trong mấy tháng gần đây. Trong quý 1/2017, giá trị thương mại Trung-Triều tăng 37% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,2 tỷ USD. Trong đó, khoảng 720 triệu USD là xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc.
Nhưng trong bất kỳ trường hợp này, số lượng du khách Trung Quốc tới Triều Tiên để những máy ATM ở Triều Tiên phục vụ cũng có thể sớm giảm xuống.
Nhiều công ty du lịch Trung Quốc đã dừng hoặc cắt giảm số tour tới Triều Tiên do căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên và nhu cầu sụt giảm. Tháng nay, hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China cũng đã tuyên bố dừng tuyến bay Bắc Kinh-Bình Nhưỡng.
Với động thái trên của Air China, hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo trở thành hãng bay duy nhất ra vào sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng.
Hãng tin AP dẫn nguồn tin ngân hàng nói rằng, những cây ATM này không hoạt động là do lệnh trừng phạt mới của Trung Quốc, và không rõ đến bao giờ những chiếc máy mới hoạt động trở lại.
Ở Triều Tiên, ATM là một khái niệm còn xa lạ đến nỗi, phía trên của hai cây ATM ở sân bay Bình Nhưỡng có một màn hình phát video hướng dẫn cách sử dụng máy và cách mở tài khoản Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn video là tiếng Triều Tiên, nhưng hai máy ATM này không nhả tiền Triều Tiên, bởi mục đích của hai máy rút tiền này chủ yếu dành cho các doanh nhân Trung Quốc và khách du lịch.
Mặc dù vậy, ATM không phải là thứ hoàn toàn mới ở Triều Tiên.
Mấy năm trước, Ngân hàng Thương mại Ryugyong đã lắp đặt một máy ATM tại một khách sạn tầm trung ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, nơi khách Trung Quốc thường ghé qua. Năm ngoái, một máy ATM cũng được lắp đặt ở sân bay Bình Nhưỡng, nhưng có vẻ chưa bao giờ hoạt động.
Ngoài ra, khách hàng đưa thẻ ATM hạng vàng hoặc bạc khi mua hàng nhập khẩu xa xỉ tại hai cửa hiệu cấp cao ở Bình Nhưỡng cũng được hưởng giảm giá.
Máy ATM được sử dụng phổ biến tới mức nào ở Triều Tiên hiện nay vẫn là một chủ đề tranh luận.
Nhân viên phòng vé ở Bình Nhưỡng nói hai máy ATM ở sân bay được lắp đặt từ mấy tháng trước nhưng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo nhân viên giao dịch tại một chi nhánh ngân hàng nhỏ đặt tại khách sạn nơi có một máy ATM nói trên, không một máy nào trong số này hoạt động do lệnh trừng phạt mà họ nói là Trung Quốc bắt đầu áp dụng vào tháng trước.
Theo một số chuyên gia về Triều Tiên, Ngân hàng Thương mại Ryugyong không phải là một thực thể được biết đến nhiều bên ngoài Triều Tiên. Ngân hàng này là một phần trong một nhóm thực thể lớn hơn, bao gồm nhà máy kim chi Ryugyong, nhà máy sản xuất hàng gia dụng Ryugyong, và nhà máy thiết bị điện Ryugyong, cùng một trung tâm thể dục và spa ở Bình Nhưỡng.
Nếu lệnh trừng phạt là lý do thực sự khiến các máy ATM ở Triều Tiên không hoạt động, thì đó có thể là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang “siết” Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này. Trung Quốc vốn là “nguồn sống” kinh tế chủ yếu của Triều Tiên và đã đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi cứng rắn hơn nữa nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng. Ngành tài chính và ngân hàng của Triều Tiên là một trong những đối tượng trừng phạt chính.
Tuy nhiên, chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất về việc Trung Quốc đã có sự thay đổi chính sách ra sao đối với Triều Tiên.
Dù Trung Quốc đã cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên từ tháng 2, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên trong mấy tháng gần đây. Trong quý 1/2017, giá trị thương mại Trung-Triều tăng 37% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,2 tỷ USD. Trong đó, khoảng 720 triệu USD là xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc.
Nhưng trong bất kỳ trường hợp này, số lượng du khách Trung Quốc tới Triều Tiên để những máy ATM ở Triều Tiên phục vụ cũng có thể sớm giảm xuống.
Nhiều công ty du lịch Trung Quốc đã dừng hoặc cắt giảm số tour tới Triều Tiên do căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên và nhu cầu sụt giảm. Tháng nay, hãng hàng không quốc gia Trung Quốc Air China cũng đã tuyên bố dừng tuyến bay Bắc Kinh-Bình Nhưỡng.
Với động thái trên của Air China, hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo trở thành hãng bay duy nhất ra vào sân bay quốc tế ở Bình Nhưỡng.