"Chuyện lạ" ở Bắc Ninh
Bắc Ninh chuyển hướng xúc tiến đầu tư theo chuỗi, thay thế hình thức xúc tiến đơn lẻ trước đây
Trong lúc thất nghiệp đang là câu chuyện thời sự nóng hổi thì Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Trần Văn Túy tiết lộ rằng tỉnh này chưa bị "đau đầu" vì chuyện nhân công thiếu việc làm.
Nguyên nhân chính là bởi các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương này vẫn trụ vững. Điều gì làm nên "chuyện lạ" đó?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày một nhiều, ngay cả thời điểm kinh tế đang suy thoái. Vì sao vậy, thưa ông?
Nói là kinh nghiệm cũng đúng nhưng đúng hơn là sự nỗ lực trong việc tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm thu hút cũng như xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước mà chúng tôi học được. Tính đến hết tháng 12/2008, Bắc Ninh đã thu hút được 177 dự án FDI (khu công nghiệp có 140 dự án) và 12 chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký lên gần 2,4 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở việc mời gọi mà tại Bắc Ninh còn có sự hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động triển khai dự án và mở rộng dự án sau cấp phép đầu tư.
Việc xúc tiến, thu hút đầu tư được xác định ngay từ khâu quy hoạch các khu công nghiệp. Đến nay, Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 khu công nghiệp, tổng diện tích 7.525 ha (khu công nghiệp 6.541 ha và khu đô thị 984 ha).
Sau quy hoạch, Bắc Ninh ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Chúng tôi đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, lựa chọn và ưu tiên doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng làm tốt công tác tiếp cận và đàm phán với các nhà đầu tư lớn.
Bắc Ninh đã chuyển hướng xúc tiến đầu tư theo chuỗi (các tập đoàn lớn và cụm các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp) để kéo theo nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác tạo giá trị gia tăng cao, thay thế hình thức xúc tiến đơn lẻ trước đây.
Tỉnh cũng sớm thiết lập mô hình khu công nghiệp gắn với đô thị, như: khu công nghiệp đô thị Yên Phong I; khu công nghiệp, đô thị Quế Võ II; khu công nghiệp, đô thị VSIP Bắc Ninh... nhằm phát huy lợi thế và tạo hình ảnh, diện mạo khu công nghiệp hiện đại. Ở mỗi khu công nghiệp chúng tôi luôn bố trí một vài tập đoàn có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao, có thương hiệu trên khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lập khu công nghiệp chuyên ngành, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho khu công nghiệp
Ông có thể cho biết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã "an cư" tại các khu công nghiệp?
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn trụ vững. Bởi khi các dự án FDI trong lĩnh vực điện tử gặp khó khăn trong đầu ra phải cắt giảm nhân công, thì chính các doanh nghiệp chế biến trong nước đang "ăn nên làm ra" đã thu hút số lao động dôi dư này, làm cho các khu công nghiệp luôn ổn định. Chúng tôi chưa bị "đau đầu" vì chuyện nhân công thiếu việc làm.
Chúng tôi luôn cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời dự án. Bắc Ninh sẽ tiếp tục mời gọi doanh nghiệp có năng lực quan tâm đến dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu đô thị; ưu tiên phát triển giao thông vận tải, cấp nước, công nghệ thông tin. Các dự án đầu tư thân thiện với môi trường sẽ được ưu tiên hàng đầu; các dự án được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt nên không có sự "nhầm chỗ".
Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi bằng lòng với những gì đã làm được mà luôn luôn có ý thức cải thiện môi trường thu hút đầu tư tốt nhất có thể. Như đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác tuyến đường quốc lộ 1 mới, quốc lộ 18, 38, tỉnh lộ 295; ưu tiên thu hút dự án đầu tư lớn vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn với một số nhà sản xuất chính có thương hiệu; thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, trước hết là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công nghệ cao; tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao với mô hình nhà trường - nhà đầu tư - Nhà nước.
Tỉnh cũng tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và thời gian ngắn nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, thủ tục; tăng cường đầu tư các dự án xử lý môi trường trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững.
Bắc Ninh cũng rất chú trọng triển khai dịch vụ hỗ trợ nhằm ổn định an sinh xã hội: xây dựng nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, vừa tạo việc làm mới, vừa hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người lao động trong cả hai khu vực nông nghiệp nông thôn và người lao động trong các khu công nghiệp
Có thể hình dung bức tranh về phát triển khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 như thế nào thưa ông?
Với một vị trí thuận lợi và những đổi mới trong việc tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xúc tiến đầu tư, cùng với việc thực hiện tốt cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", đơn giản, thông thoáng, tôi tin rằng Bắc Ninh sẽ tiếp tục trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đến năm 2015 Bắc Ninh sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với chuỗi không gian kinh tế đô thị và hình ảnh, diện mạo khu công nghiệp hiện đại. Ở đó, chúng tôi không quên gắn kết giữa các ngành, các vùng và các đối tác trên cơ sở các bên cùng có lợi, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp suốt vòng đời dự án, tạo sức bật giúp nhau cùng tiến nhanh trên con đường hội nhập.
Nguyên nhân chính là bởi các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương này vẫn trụ vững. Điều gì làm nên "chuyện lạ" đó?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày một nhiều, ngay cả thời điểm kinh tế đang suy thoái. Vì sao vậy, thưa ông?
Nói là kinh nghiệm cũng đúng nhưng đúng hơn là sự nỗ lực trong việc tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm thu hút cũng như xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước mà chúng tôi học được. Tính đến hết tháng 12/2008, Bắc Ninh đã thu hút được 177 dự án FDI (khu công nghiệp có 140 dự án) và 12 chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký lên gần 2,4 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở việc mời gọi mà tại Bắc Ninh còn có sự hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động triển khai dự án và mở rộng dự án sau cấp phép đầu tư.
Việc xúc tiến, thu hút đầu tư được xác định ngay từ khâu quy hoạch các khu công nghiệp. Đến nay, Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 khu công nghiệp, tổng diện tích 7.525 ha (khu công nghiệp 6.541 ha và khu đô thị 984 ha).
Sau quy hoạch, Bắc Ninh ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Chúng tôi đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, lựa chọn và ưu tiên doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng làm tốt công tác tiếp cận và đàm phán với các nhà đầu tư lớn.
Bắc Ninh đã chuyển hướng xúc tiến đầu tư theo chuỗi (các tập đoàn lớn và cụm các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp) để kéo theo nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác tạo giá trị gia tăng cao, thay thế hình thức xúc tiến đơn lẻ trước đây.
Tỉnh cũng sớm thiết lập mô hình khu công nghiệp gắn với đô thị, như: khu công nghiệp đô thị Yên Phong I; khu công nghiệp, đô thị Quế Võ II; khu công nghiệp, đô thị VSIP Bắc Ninh... nhằm phát huy lợi thế và tạo hình ảnh, diện mạo khu công nghiệp hiện đại. Ở mỗi khu công nghiệp chúng tôi luôn bố trí một vài tập đoàn có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao, có thương hiệu trên khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lập khu công nghiệp chuyên ngành, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho khu công nghiệp
Ông có thể cho biết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã "an cư" tại các khu công nghiệp?
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn trụ vững. Bởi khi các dự án FDI trong lĩnh vực điện tử gặp khó khăn trong đầu ra phải cắt giảm nhân công, thì chính các doanh nghiệp chế biến trong nước đang "ăn nên làm ra" đã thu hút số lao động dôi dư này, làm cho các khu công nghiệp luôn ổn định. Chúng tôi chưa bị "đau đầu" vì chuyện nhân công thiếu việc làm.
Chúng tôi luôn cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời dự án. Bắc Ninh sẽ tiếp tục mời gọi doanh nghiệp có năng lực quan tâm đến dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu đô thị; ưu tiên phát triển giao thông vận tải, cấp nước, công nghệ thông tin. Các dự án đầu tư thân thiện với môi trường sẽ được ưu tiên hàng đầu; các dự án được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt nên không có sự "nhầm chỗ".
Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi bằng lòng với những gì đã làm được mà luôn luôn có ý thức cải thiện môi trường thu hút đầu tư tốt nhất có thể. Như đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác tuyến đường quốc lộ 1 mới, quốc lộ 18, 38, tỉnh lộ 295; ưu tiên thu hút dự án đầu tư lớn vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn với một số nhà sản xuất chính có thương hiệu; thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, trước hết là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công nghệ cao; tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao với mô hình nhà trường - nhà đầu tư - Nhà nước.
Tỉnh cũng tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và thời gian ngắn nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai, thủ tục; tăng cường đầu tư các dự án xử lý môi trường trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững.
Bắc Ninh cũng rất chú trọng triển khai dịch vụ hỗ trợ nhằm ổn định an sinh xã hội: xây dựng nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, vừa tạo việc làm mới, vừa hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người lao động trong cả hai khu vực nông nghiệp nông thôn và người lao động trong các khu công nghiệp
Có thể hình dung bức tranh về phát triển khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 như thế nào thưa ông?
Với một vị trí thuận lợi và những đổi mới trong việc tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xúc tiến đầu tư, cùng với việc thực hiện tốt cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", đơn giản, thông thoáng, tôi tin rằng Bắc Ninh sẽ tiếp tục trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đến năm 2015 Bắc Ninh sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với chuỗi không gian kinh tế đô thị và hình ảnh, diện mạo khu công nghiệp hiện đại. Ở đó, chúng tôi không quên gắn kết giữa các ngành, các vùng và các đối tác trên cơ sở các bên cùng có lợi, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp suốt vòng đời dự án, tạo sức bật giúp nhau cùng tiến nhanh trên con đường hội nhập.