Chuyện lỗ lãi của các “đại gia” Mỹ
Quý 4/2008 được xem là tồi tệ nhất trong năm 2008, nhưng liệu điều xấu nhất có đến với tất cả các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ?
Quý 4/2008 được xem là tồi tệ nhất trong năm 2008, nhưng liệu điều xấu nhất có đến với tất cả các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ?
GDP của Mỹ trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 3,8%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 27 năm qua, đưa GDP của Mỹ trong cả năm 2008 tăng 1,3%. Trong đó, sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng âm 6,4%; chi tiêu dùng - vốn chiếm 2/3 GDP của Mỹ, giảm 3,5%; mức đầu tư của doanh nghiệp giảm 19,1%...
Những khó khăn chung của nền kinh tế Mỹ đã một phần được phản ánh qua kết quả kinh doanh quý 4/2008 và cả năm 2008. Vậy kết quả kinh doanh của những “đại gia” Mỹ ra sao?
Doanh thu sụt giảm mạnh
Tính đến ngày 30/1/2009, 20/30 tập đoàn đã chính thức công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008 và 1 tập đoàn công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm tài khóa 2009 (từ tháng 10-12/2008), tuy nhiên một thực tế là chỉ có 4/21 tập đoàn công bố doanh thu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, mức tăng doanh thu nổi bật hơn cả thuộc về Bank of America (tăng 22% so với cùng kỳ năm trước), 3 tập đoàn còn lại là Caterpillar, AT & T và Verizon chỉ tăng từ 2,9-6%.
Trong số các tập đoàn đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008, đứng đầu là tập đoàn Exxon Mobil với 84,7 tỷ USD doanh thu, xếp thứ hai là tập đoàn General Electric với 46,2 tỷ USD và xếp thứ ba là Chevron với 43 tỷ USD. Mức doanh thu thấp nhất thuộc về Tập đoàn 3M với 5,5 tỷ USD.
Đáng chú ý là mức suy giảm doanh thu lớn nhất lại thuộc về khối hàng hóa cơ bản và sản xuất máy bay.
Theo đó hai tập đoàn năng lượng Exxon Mobil, Chevron có mức giảm doanh thu lên tới 27% so với cùng kỳ năm trước, do giá dầu đã giảm 60% trong quý. Còn nhà sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa lại có mức giảm doanh thu gần 23% vì giá nhôm và nhiều kim loại khác cũng liên tục suy giảm theo giá dầu thô.
Đối với Tập đoàn Boeing, việc chậm trễ giao nhiều đơn hàng máy bay là nguyên nhân cơ bản khiến doanh thu của hãng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.
Ở khối công nghệ, các tập đoàn lớn như Intel, IBM, Microsoft... đều bị suy giảm doanh thu từ 1,3-23,36%. Trong khi đó, tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề - sản xuất hàng điện tử, động cơ..., dịch vụ tài chính, truyền thông... như General Electric cũng có mức suy giảm doanh thu lên đến gần 5%.
GDP của Mỹ trong quý 4/2008 đã tăng trưởng âm 3,8%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 27 năm qua, đưa GDP của Mỹ trong cả năm 2008 tăng 1,3%. Trong đó, sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng âm 6,4%; chi tiêu dùng - vốn chiếm 2/3 GDP của Mỹ, giảm 3,5%; mức đầu tư của doanh nghiệp giảm 19,1%...
Những khó khăn chung của nền kinh tế Mỹ đã một phần được phản ánh qua kết quả kinh doanh quý 4/2008 và cả năm 2008. Vậy kết quả kinh doanh của những “đại gia” Mỹ ra sao?
Doanh thu sụt giảm mạnh
Tính đến ngày 30/1/2009, 20/30 tập đoàn đã chính thức công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008 và 1 tập đoàn công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm tài khóa 2009 (từ tháng 10-12/2008), tuy nhiên một thực tế là chỉ có 4/21 tập đoàn công bố doanh thu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, mức tăng doanh thu nổi bật hơn cả thuộc về Bank of America (tăng 22% so với cùng kỳ năm trước), 3 tập đoàn còn lại là Caterpillar, AT & T và Verizon chỉ tăng từ 2,9-6%.
Trong số các tập đoàn đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008, đứng đầu là tập đoàn Exxon Mobil với 84,7 tỷ USD doanh thu, xếp thứ hai là tập đoàn General Electric với 46,2 tỷ USD và xếp thứ ba là Chevron với 43 tỷ USD. Mức doanh thu thấp nhất thuộc về Tập đoàn 3M với 5,5 tỷ USD.
Đáng chú ý là mức suy giảm doanh thu lớn nhất lại thuộc về khối hàng hóa cơ bản và sản xuất máy bay.
Theo đó hai tập đoàn năng lượng Exxon Mobil, Chevron có mức giảm doanh thu lên tới 27% so với cùng kỳ năm trước, do giá dầu đã giảm 60% trong quý. Còn nhà sản xuất nhôm lớn nhất ở Mỹ - Alcoa lại có mức giảm doanh thu gần 23% vì giá nhôm và nhiều kim loại khác cũng liên tục suy giảm theo giá dầu thô.
Đối với Tập đoàn Boeing, việc chậm trễ giao nhiều đơn hàng máy bay là nguyên nhân cơ bản khiến doanh thu của hãng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.
Ở khối công nghệ, các tập đoàn lớn như Intel, IBM, Microsoft... đều bị suy giảm doanh thu từ 1,3-23,36%. Trong khi đó, tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề - sản xuất hàng điện tử, động cơ..., dịch vụ tài chính, truyền thông... như General Electric cũng có mức suy giảm doanh thu lên đến gần 5%.
Vẫn có bất ngờ về lợi nhuận
Dù đứng trước một thời kỳ khó khăn nhất trong năm 2008, nhưng trong 3 tháng cuối năm, 6/21 tập đoàn lại công bố lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Procter & Gamble tăng tới 53%, Tập đoàn Johnson & Johnson tăng 12,5%, IBM tăng 10%... so với cùng kỳ năm ngoái.
Không những đứng đầu về doanh thu, Exxon Mobil nổi lên là tập đoàn có mức lợi nhuận lớn nhất với 7,8 tỷ USD. Dù lợi nhuận quý 4/2008 giảm 33% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng lợi nhuận cả năm tài khóa 2008 của hãng đạt 45,2 tỷ USD, tăng hơn 11,33% so với mức lợi nhuận 40,6 tỷ USD trong cả năm 2007.
Ngoài lĩnh vực năng lượng, khối công nghệ, hàng tiêu dùng cũng đã cho thấy được sự thành công trong quý 4. Các tập đoàn IBM, Microsoft, Procter & Gamble đã thu về mức lãi từ 4,2-5 tỷ USD.
Ở nhóm bị thua lỗ gồm có Tập đoàn Alcoa, Boeing, Bank of America và Citigroup.
Điểm đáng chú ý là doanh thu của Bank of America quý 4/2008 đã tăng tới 22% nhưng lợi nhuận sau thuế lại lỗ 1,79 tỷ USD, đưa ngân hàng này lần đầu tiên thua lỗ trong 17 năm qua. Ngoài ra, ngân hàng đã phải cần sự hỗ trợ trực tiếp 20 tỷ USD và bảo lãnh 118 tỷ USD cho tài sản xấu, từ Chính phủ Mỹ.
Trong khi đó, Citigroup dù lỗ ít hơn quý 4/2007 (9,8 tỷ USD) nhưng mức thua lỗ quý 4/2008 (8,29 tỷ USD) lại cao hơn tổng doanh thu (5,6 tỷ USD) của tập đoàn này. Đây là một thực tế hy hữu trong ngành tài chính.
Nguyên nhân xuất phát từ sự mất giá trị tài sản các danh mục đầu tư của Citigroup. Khi đến thời kỳ báo cáo tài chính, tập đoàn này đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường, thì bảng cân đối tài chính của họ bị thâm thủng nặng do sự rớt giá của nhiều danh mục đầu tư.
Thua lỗ 18,72 tỷ USD trong năm 2008 là một trong những lý do khiến Citigroup đưa ra quyết định sẽ tách làm hai bộ phận là Citicorp và Citi Holdings, qua đó kết thúc cho mô hình “siêu thị tài chính” đã được áp dụng nhiều năm qua.
Có thể nói, dù xuất hiện những dấu hiệu lạc quan hiện lên trên kết quả kinh doanh của 6/21 tập đoàn lớn ở Mỹ, nhưng nhìn chung bức tranh lợi nhuận quý 4/2008 của đa số các tập đoàn lớn là u ám, thậm chí là tồi tệ.
Dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận của các tập đoàn, chúng ta có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của 17 tập đoàn đưa vào so sánh cơ bản là rất cao.
Dù đứng trước một thời kỳ khó khăn nhất trong năm 2008, nhưng trong 3 tháng cuối năm, 6/21 tập đoàn lại công bố lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Procter & Gamble tăng tới 53%, Tập đoàn Johnson & Johnson tăng 12,5%, IBM tăng 10%... so với cùng kỳ năm ngoái.
Không những đứng đầu về doanh thu, Exxon Mobil nổi lên là tập đoàn có mức lợi nhuận lớn nhất với 7,8 tỷ USD. Dù lợi nhuận quý 4/2008 giảm 33% so với cùng kỳ năm 2007 nhưng lợi nhuận cả năm tài khóa 2008 của hãng đạt 45,2 tỷ USD, tăng hơn 11,33% so với mức lợi nhuận 40,6 tỷ USD trong cả năm 2007.
Ngoài lĩnh vực năng lượng, khối công nghệ, hàng tiêu dùng cũng đã cho thấy được sự thành công trong quý 4. Các tập đoàn IBM, Microsoft, Procter & Gamble đã thu về mức lãi từ 4,2-5 tỷ USD.
Ở nhóm bị thua lỗ gồm có Tập đoàn Alcoa, Boeing, Bank of America và Citigroup.
Điểm đáng chú ý là doanh thu của Bank of America quý 4/2008 đã tăng tới 22% nhưng lợi nhuận sau thuế lại lỗ 1,79 tỷ USD, đưa ngân hàng này lần đầu tiên thua lỗ trong 17 năm qua. Ngoài ra, ngân hàng đã phải cần sự hỗ trợ trực tiếp 20 tỷ USD và bảo lãnh 118 tỷ USD cho tài sản xấu, từ Chính phủ Mỹ.
Trong khi đó, Citigroup dù lỗ ít hơn quý 4/2007 (9,8 tỷ USD) nhưng mức thua lỗ quý 4/2008 (8,29 tỷ USD) lại cao hơn tổng doanh thu (5,6 tỷ USD) của tập đoàn này. Đây là một thực tế hy hữu trong ngành tài chính.
Nguyên nhân xuất phát từ sự mất giá trị tài sản các danh mục đầu tư của Citigroup. Khi đến thời kỳ báo cáo tài chính, tập đoàn này đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường, thì bảng cân đối tài chính của họ bị thâm thủng nặng do sự rớt giá của nhiều danh mục đầu tư.
Thua lỗ 18,72 tỷ USD trong năm 2008 là một trong những lý do khiến Citigroup đưa ra quyết định sẽ tách làm hai bộ phận là Citicorp và Citi Holdings, qua đó kết thúc cho mô hình “siêu thị tài chính” đã được áp dụng nhiều năm qua.
Có thể nói, dù xuất hiện những dấu hiệu lạc quan hiện lên trên kết quả kinh doanh của 6/21 tập đoàn lớn ở Mỹ, nhưng nhìn chung bức tranh lợi nhuận quý 4/2008 của đa số các tập đoàn lớn là u ám, thậm chí là tồi tệ.
Dựa trên tổng doanh thu và lợi nhuận của các tập đoàn, chúng ta có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của 17 tập đoàn đưa vào so sánh cơ bản là rất cao.
Có tới 10/17 tập đoàn có tỷ lệ này ở mức trên 8%, trong đó có 7 tập đoàn có tỷ lệ cao hơn 10%, thậm chí tập đoàn Microsoft và Procter & Gamble có tỷ lệ cao hơn 24%.
Điều này cho thấy khả năng quản lý hiệu quả của các tập đoàn Mỹ là không phải bàn cãi.
Đi tìm quán quân EPS?
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là chỉ tiêu hết sức quan trọng thể hiện “sức khỏe” của mã chứng khoán mà giới đầu tư quan tâm.
Trong quý 4/2008, IBM đứng đầu về chỉ tiêu này khi EPS đạt trên 3,28 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, hai tập đoàn năng lượng Chevron (CVX) và Exxon Mobil (XOM) lại chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong số 20 tập đoàn đưa vào so sánh.
Trong khi đó, xếp ở những vị trí cuối cùng đã thuộc về Citigroup (C), Alcoa (AA), Bank of America (BAC) và Boeing (BA). Trong đó EPS của Citigroup là âm 1,72 USD/cổ phiếu.
Trong cả năm 2008, Tập đoàn Chevron ở vị trí cao nhất trong số 20 tập đoàn với EPS đạt 11,67 USD/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa trên Thị trường New York ngày 30/1 là 70,52 USD/cổ phiếu, thì hệ số P/E điều chỉnh 12 tháng là 6,04 lần – thấp hơn nhiều so với hệ số P/E=13,1x của 500 tập đoàn trong chỉ số S&P 500.
Điều này cho thấy khả năng quản lý hiệu quả của các tập đoàn Mỹ là không phải bàn cãi.
Đi tìm quán quân EPS?
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là chỉ tiêu hết sức quan trọng thể hiện “sức khỏe” của mã chứng khoán mà giới đầu tư quan tâm.
Trong quý 4/2008, IBM đứng đầu về chỉ tiêu này khi EPS đạt trên 3,28 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, hai tập đoàn năng lượng Chevron (CVX) và Exxon Mobil (XOM) lại chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong số 20 tập đoàn đưa vào so sánh.
Trong khi đó, xếp ở những vị trí cuối cùng đã thuộc về Citigroup (C), Alcoa (AA), Bank of America (BAC) và Boeing (BA). Trong đó EPS của Citigroup là âm 1,72 USD/cổ phiếu.
Trong cả năm 2008, Tập đoàn Chevron ở vị trí cao nhất trong số 20 tập đoàn với EPS đạt 11,67 USD/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa trên Thị trường New York ngày 30/1 là 70,52 USD/cổ phiếu, thì hệ số P/E điều chỉnh 12 tháng là 6,04 lần – thấp hơn nhiều so với hệ số P/E=13,1x của 500 tập đoàn trong chỉ số S&P 500.
Triển vọng tăng trưởng
Năm 2009 sẽ là một năm rất khó khăn đối với hầu hết các lĩnh vực do kinh tế suy thoái toàn cầu và nhu cầu hàng hóa suy giảm mạnh. Nhiều tập đoàn lớn đã công bố cắt giảm việc làm, sản xuất, giảm đầu tư...
Do đó, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn sẽ tiếp tục thua lỗ hoặc suy giảm nghiêm trọng.
Theo đánh giá của giới phân tích, EPS của 500 tập đoàn lớn nhất trong chỉ số S&P 500 sẽ giảm 10,4% trong năm 2009. Trong đó, lĩnh vực viễn thông sẽ giảm 12,1%, lĩnh vực tài chính sẽ giảm 16,5%, lĩnh vực dầu khí sẽ hạ 21,5%, lĩnh vực công nghệ sẽ xuống 15,7%... và lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn tăng 11,7%.
Tuy nhiên, trong vòng từ 3-5 năm tới, tăng trưởng EPS của 500 tập đoàn lớn trong chỉ số S&P 500 sẽ tiến thêm 21,8%, trong đó tăng trưởng trong lĩnh vực viễn thông sẽ lên 27,6%, lĩnh vực tài chính sẽ lên 23,6%, lĩnh vực dầu khí sẽ tăng 37,7%, lĩnh vực công nghệ sẽ tăng 35,1%... và lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn tăng 17,8%.
Kết quả kinh doanh và mức cổ tức của 30 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ trong chỉ số Dow Jones:
Năm 2009 sẽ là một năm rất khó khăn đối với hầu hết các lĩnh vực do kinh tế suy thoái toàn cầu và nhu cầu hàng hóa suy giảm mạnh. Nhiều tập đoàn lớn đã công bố cắt giảm việc làm, sản xuất, giảm đầu tư...
Do đó, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn lớn sẽ tiếp tục thua lỗ hoặc suy giảm nghiêm trọng.
Theo đánh giá của giới phân tích, EPS của 500 tập đoàn lớn nhất trong chỉ số S&P 500 sẽ giảm 10,4% trong năm 2009. Trong đó, lĩnh vực viễn thông sẽ giảm 12,1%, lĩnh vực tài chính sẽ giảm 16,5%, lĩnh vực dầu khí sẽ hạ 21,5%, lĩnh vực công nghệ sẽ xuống 15,7%... và lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn tăng 11,7%.
Tuy nhiên, trong vòng từ 3-5 năm tới, tăng trưởng EPS của 500 tập đoàn lớn trong chỉ số S&P 500 sẽ tiến thêm 21,8%, trong đó tăng trưởng trong lĩnh vực viễn thông sẽ lên 27,6%, lĩnh vực tài chính sẽ lên 23,6%, lĩnh vực dầu khí sẽ tăng 37,7%, lĩnh vực công nghệ sẽ tăng 35,1%... và lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn tăng 17,8%.
Kết quả kinh doanh và mức cổ tức của 30 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ trong chỉ số Dow Jones:
STT | Tên công ty | Mã | Cổ tức (%) | Doanh thu | Lợi nhuận ròng (tỷ USD) | EPS (USD/cổ phiếu) | |||
Q4/2008 (tỷ USD) | %tăng/giảm Q4/2007 | Quý 4/2008 |
Quý 4/2007 |
Quý 4/2008 | Quý 4/2007 | ||||
1 | Alcoa Inc | AA | 8,3 | 5,7 | 22,86 | -1,19 | 0,632 | -1,49 | 0,36 |
2 | Amerrica Express | AXP | 3,8 | 6,5 | 12,16 | 0,17 | 0,831 | 0,21 | 0,71 |
3 | Boeing | BA | 4,3 | 12,7 | 27,00 | -0,05 | 1,027 | -0,08 | 1,35 |
4 | Bank of America | BAC | 9,8 | 15,68 | 22,00 | -1,79 | 0,286 | -0,48 | 0,05 |
5 | Citigroup | C | 1,1 | 5,6 | 13,00 | -8,29 | -9,8 | -1,72 | 1,99 |
6 | Caterpillar | CAT | 5,0 | 12,9 | 6,41 | 0,66 | 0,975 | 1,08 | 1,5 |
7 | Chevron | CVX | 3,7 | 43 | 28,00 | 4,90 | 4,88 | 2,44 | 2,32 |
8 | Du Pont de Nemours | DD | 6,8 | 5,8 | 17,14 | 0,63 | 0,545 | -0,28 | 0,57 |
9 | Walt Disney | DIS | 1,8 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A |
10 | General Electric | GE | 8,6 | 46,2 | 4,94 | 3,70 | 6,7 | 0,36 | 0,68 |
11 | General Motor | GM | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | |
12 | Home Depot | HD | 4,6 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | 0,40 |
13 | Hewlett -Packard | HPQ | 1,0 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A |
14 | Intl Business Machs | IBM | 2,6 | 27 | 6,60 | 4,40 | 4 | 3,28 | 2,80 |
15 | Intel Corp | INTC | 4,5 | 8,2 | 23,36 | 0,23 | 2,27 | 0,04 | 0,38 |
16 | Johnson & Johnson | JNJ | 3,2 | 15,2 | 5,00 | 2,70 | 2,4 | 0,94 | 0,88 |
17 | JPMorgan Chase | JPM | 5,3 | 17,2 | 0,09 | 0,70 | 3 | 0,07 | 0,86 |
18 | Coca Cola | KO | 3,6 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A |
19 | Kraft Foods | KFT | 4,5 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A |
20 | MCDonalds | MCD | 3,6 | 5,6 | 3,50 | 0,98 | 1,3 | 0,87 | 0,73 |
21 | 3M Company | MMM | 3,4 | 5,5 | 11,20 | 0,54 | 0,851 | 0,77 | 1.19 |
22 | Merck & Co | MRK | 6,0 | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A | N/A |
23 | Microsoft | MSFT | 2,8 | 16,6 | 1,60 | 4,20 | 4,7 | 0,47 | 0,50 |
24 | Pfizer Inc | PFE | 8,2 | N/A | N/A | N/A | 2,88 | 0,65 | 0,52 |
25 | Procter & Gamble | PG | 2,6 | (*) 20,37 | (**) 3,00 | (*) 5,00 | (**) 3,27 | (*) 1,58 | (**) 0,98 |
26 | AT & T Inc | T | 6,3 | 31,1 | 2,90 | 2,40 | 3,1 | 0,64 | 0,71 |
27 | United Techonologies | UTX | 3,4 | 14,5 | 1,36 | 1,10 | 1,1 | 1,23 | 1,08 |
28 | Verizon | VZ | 6,8 | 24,6 | 3,37 | 1,20 | 1,1 | 0,61 | 0,62 |
29 | Wal Mart Stores | WMT | 1,9 | N/A | N/A | N/A | 4,1 | N/A | N/A |
30 | Exxon Mobil | XOM | 2,2 | 84,7 | 27,00 | 7,80 | 11,66 | 1,55 | 2,13 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters - Ghi chú: (*) là kết quả kinh doanh quý 2 trong năm tài khóa 2009 (từ tháng 10-12/2008) - (**) là mức so sánh với quý 2/2007 (từ tháng 10-12/2007) |