11:29 03/01/2007

Chuyển nhượng vốn cần dễ dàng hơn

Ngọc Anh

Mỗi nhà đầu tư khi tham gia góp vốn hoặc tự mình bỏ vốn ra để mở công ty hoặc đầu tư vào dự án đều mong muốn khoản vốn đó sẽ sinh sôi nảy nở

Góp vốn và chuyển nhượng vốn là 2 hoạt động cùng phát triển song song trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Góp vốn và chuyển nhượng vốn là 2 hoạt động cùng phát triển song song trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Mỗi nhà đầu tư khi tham gia góp vốn hoặc tự mình bỏ vốn ra để mở công ty hoặc đầu tư vào dự án đều mong muốn khoản vốn đó sẽ sinh sôi nảy nở.

Tuy nhiên, quá trình kinh doanh thường phát sinh vô số các mâu thuẫn và tranh chấp. Nhiều nhà đầu tư coi việc rút vốn đơn giản, nhưng trên thực tế việc này cũng đầy khó khăn và thậm chí nhiều người đành phải mất tiền để sau đó rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm.

Cách đây vài năm, anh Bảo cùng một số người bạn mở công ty cổ phần tin học và làm chủ tịch hội đồng quản trị. Sau một năm hoạt động thì nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi của các cổ đông.

Anh Bảo muốn chuyển nhượng vốn của mình cho các thành viên cổ đông sáng lập khác trong công ty theo đúng luật pháp nhưng các cổ đông không mua. Anh Bảo đành phải chuyển nhượng cho người ngoài công ty nhưng lại không được sự chấp thuận của các cổ đông khác nên đành phải rời khỏi công ty mà không rút được số vốn của mình.

Lý do là trong 3 năm đầu, kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Rất nhiều nhà đầu tư đệ đơn ra toà án xin được rút phần vốn góp của mình nhưng đều bị toà bác bỏ bởi lý do không đúng với quy định của pháp luật. Các cổ đông chỉ có thể rút phần vốn góp của mình trong các trường hợp: công ty mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, được chia giá trị còn lại sau khi công ty giải thể hoặc giảm vốn điều lệ.

Tuy nhiên, để đạt được các giải pháp này cũng là một công đoạn khó khăn cho nhà đầu tư muốn rút vốn vì họ phải nhận được sự đồng thuận của các thành viên cũng như thoả mãn điều kiện của luật (công ty phải chứng minh rằng sau khi hoàn vốn cho thành viên thì công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán cho đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác).

Không chỉ có khó khăn trong việc rút vốn khỏi công ty, việc tìm người mua phần vốn góp đó cũng không phải là dễ. Rất nhiều nhà đầu tư chỉ muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho những người mua có năng lực về tài chính và thoả mãn các yêu cầu đặt ra của họ về năng lực quản lý và kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh những khó khăn trong chuyển nhượng vốn công ty, các nhà đầu tư cũng không mấy suôn sẻ trong việc chuyển nhượng vốn đầu tư của mình.

Năm 2003, anh Hạnh cùng một số người bạn tham gia và trúng thầu một dự án về sân golf tại Ninh Bình với số vốn đầu tư ban đầu là 40 tỉ đồng, trong đó của anh Hạnh là 20 tỉ đồng. Trong 2 năm đầu, toàn bộ số vốn được đầu tư vào bất động sản như giải phóng mặt bằng, san lấp và thi công...

Trong quá trình thi công dự án, những nhà đầu tư đã gặp phải không ít khó khăn trong việc trả nợ lãi vay ngân hàng và không có vốn lưu động để chi trả cho hoạt động hàng ngày của dự án. Anh Hồng và các thành viên nhất trí chuyển nhượng một phần vốn là 20 tỉ cho nhà đầu tư quan tâm đến dự án.

Sau một năm đăng thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cả qua mối quan hệ bạn bè nhưng vẫn chưa có nhà đầu tư nào tìm đến. Đây cũng là một khó khăn cho các nhà đầu tư khi không tìm được người muốn mua vốn chuyển nhượng của dự án.

Góp vốn và chuyển nhượng vốn là 2 hoạt động cùng phát triển song song trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu chỉ có thể bỏ vốn vào mà không thể rút vốn ra thì sẽ là trở ngại lớn trong việc thu hút vốn và tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, chất lượng của các doanh nghiệp hoặc dự án đó cũng không thể tốt bởi nhà đầu tư không còn muốn tiếp tục các hoạt động doanh nghiệp hoặc không đủ năng lực tài chính để trang trải các chi phí hoạt động.

Trong các năm gần đây, các công ty tư vấn tài chính đã nắm bắt nhu cầu được chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư và tiến hành cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nếu chỉ dừng lại ở bước ban đầu là tìm được người muốn mua lại vốn thì chưa đủ.

Trong các doanh nghiệp tư vấn tài chính hiện nay, nhiều nhà đầu tư đánh giá Vietcapital không chỉ giúp họ rút được vốn phù hợp với các quy định của pháp luật mà còn tiếp cận được người mua tiềm năng và đảm bảo các khoản đầu tư được bán với giá hợp lý nhất. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư muốn mua lại phần vốn góp cũng tỏ ra hài lòng về các dịch vụ của Vietcapital như: tìm hiểu thông tin ban đầu về đối tác, phân tích báo cáo tài chính và định giá tài sản của công ty nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được giá trị thực của tổ chức đối tác trước khi ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, Vietcapital còn hỗ trợ và cung cấp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhu cầu góp vốn hoặc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dữ liệu của gần 800 dự án kêu gọi đầu tư và dự án đầu tư tại Việt Nam.