Chuyển từ phí sang giá dịch vụ thủy lợi là “cách mạng với sản xuất nông nghiệp”
Điểm rất mới của dự án Luật Thuỷ lợi, được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/9
Quy định giá dịch vụ thuỷ lợi thay cho thuỷ lợi phí được xem là điểm rất mới của dự án Luật Thuỷ lợi, được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/9.
Nhưng đây cũng là nội dung khiến nhiều vị uỷ viên uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn cảm thấy băn khoăn.
Hàng loạt câu hỏi
Chính phủ lập luận, chuyển đổi như vậy để đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, vì Luật Phí và lệ phí không quy định “thuỷ lợi phí”.
Đồng thời, việc thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi từ phục vụ sang đúng bản chất dịch vụ, giúp người sử dụng dịch vụ hiểu rõ bản chất hàng hoá của nước, coi dịch vụ thuỷ lợi là dịch vụ đầu vào cho sản xuất, góp phần nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.
Việc thực hiện cơ chế giá dịch vụ thuỷ lợi, theo Chính phủ, còn đưa công tác thuỷ lợi tiếp cận với cơ chế thị trường, tạo động lực cho các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thuỷ lợi...
Nhất trí chuyển từ phí sang giá, song cơ quan thẩm tra dự án luật là Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng cần phải quy định rõ một số nội dung về chủ thể cung cấp dịch vụ thủy lợi được thu tiền, các loại hình dịch vụ thuỷ lợi...
Nhận xét là phần đánh giá tác động của việc chuyển đổi từ phí sang giá chưa rõ, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh đặt hàng loạt câu hỏi. Lộ trình tính giá thế nào? Bao giờ thì tính đúng, tính đủ? Mức độ sẵn sàng của dân với giá dịch vụ ra sao?
Bà Thuý Anh cũng băn khoăn về con số để tuyên truyền chính sách mới của luật cần 600 triệu đồng, như vậy mỗi tỉnh chưa đến 10 triệu đồng thì làm thế nào để dân hiểu và chấp nhận cơ chế mới?
Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Tuý góp ý, chuyển từ phí sang giá thì đúng, nhưng cần đánh giá tác động rõ hơn xem có khả thi không, vì đây là vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.
Nhấn mạnh chuyển từ phí sang giá là vấn đề rất lớn, Tổng thư ký Nguyễn Hanh Phúc đặt vấn đề, nếu mua nước sản xuất thì người dân có quyền được chọn trồng cái gì cho hiệu quả không? Nếu không tính kỹ có thể nay mai môt loạt hộ bỏ ruộng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng?
Ông Phúc cũng băn khoăn, trong hạ tầng thủy lợi hiện nay có những khâu dân đã bỏ tiền ra làm, thì nay mai đơn vị bán nước cho dân sẽ trả lại dân tiền như thế nào?
Vấn đề nữa được vị Tổng thư ký nhấn mạnh là quy định về trách nhiệm người cung cấp nước khi hạn hán, lũ lụt. Đơn vị cung cấp dịch vụ có phải cam kết dù hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm nước được không, hay khi lũ lụt hạn hán lại đổ cho trời?
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình góp ý, chuyển từ phí sang giá không đơn giản là thay đổi ngôn từ mà là “cuộc cách mạng với sản xuất nông nghiệp”. Hiện nay chi phí sản xuất rất cao so với thu nhập của nông dân, vì vậy cần phải quy định điều này để giúp cho dân, chứ không thể chỉ quy định để giúp cho quản lý Nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, quy định về thẩm quyền quyết định giá tại dự thảo luật chưa rõ ràng và thiếu nhất quán, rất dễ dẫn đến đùn đẩy.
Quan hệ với thuỷ điện thế nào?
Bên cạnh giá và phí, mối quan hệ giữa thuỷ lợi và thuỷ điện cũng là vấn đề được quan tâm.
Theo ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thì cần làm rõ hơn trong luật này mối quan hệ giữa thuỷ điện và thuỷ lợi từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng, vận hành.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nói nhiều năm nay khi thuỷ điện xả lũ hoặc không xả lũ đều ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của dân vùng hạ lưu, vậy luật này có giải quyết được tất cả bất cập và ảnh hưởng của thuỷ điện đến đời sống của dân không?
Nêu rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Thuỷ lợi có liên quan đến 9 luật khác, bà Nga cũng đề nghị phải làm rõ xem những điểm mâu thuẫn chồng chéo và cách giải quyết, trước khi trình dự án luật ra Quốc hội.
Trước hàng loạt băn khoăn như trên, đại diện một số bộ ngành được mời giải trình.
Tiếp thú ý kiến thảo luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết sẽ đánh giá kỹ hơn tác động của dự án luật đến người dân. Đồng thời sẽ quy định rõ quyền của dân trong trường hợp tư nhân đầu tư và cung cấp dịch vụ cho dân.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, quy định tại Luật Thuỷ lợi là thống nhất với các luật Giá, Ngân sách, phí và lệ phí.
Ông Tuấn cho rằng với đối tượng được miễn giảm như ở dự thảo luật thì nếu chuyển từ phí sang giá sẽ tác động khá lớn đến nông dân. Nên quy định miễn giảm cho hộ nông dân sử dụng đất trong hạn điền hoặc hạn mức được phép chuyển nhượng thì phù hợp hơn, ông góp ý.
Liên quan đến thuỷ lợi và thuỷ điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, quy định điều phối giữa nhu cầu thuỷ điện và thuỷ lợi đã được thể hiện tại Luật Tài nguyên nước. Và việc vận hành hồ thuỷ điện sẽ được phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo cả hai lợi ích thuỷ lợi và thuỷ điện.
Nhưng đây cũng là nội dung khiến nhiều vị uỷ viên uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn cảm thấy băn khoăn.
Hàng loạt câu hỏi
Chính phủ lập luận, chuyển đổi như vậy để đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, vì Luật Phí và lệ phí không quy định “thuỷ lợi phí”.
Đồng thời, việc thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi từ phục vụ sang đúng bản chất dịch vụ, giúp người sử dụng dịch vụ hiểu rõ bản chất hàng hoá của nước, coi dịch vụ thuỷ lợi là dịch vụ đầu vào cho sản xuất, góp phần nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.
Việc thực hiện cơ chế giá dịch vụ thuỷ lợi, theo Chính phủ, còn đưa công tác thuỷ lợi tiếp cận với cơ chế thị trường, tạo động lực cho các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thuỷ lợi...
Nhất trí chuyển từ phí sang giá, song cơ quan thẩm tra dự án luật là Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng cần phải quy định rõ một số nội dung về chủ thể cung cấp dịch vụ thủy lợi được thu tiền, các loại hình dịch vụ thuỷ lợi...
Nhận xét là phần đánh giá tác động của việc chuyển đổi từ phí sang giá chưa rõ, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh đặt hàng loạt câu hỏi. Lộ trình tính giá thế nào? Bao giờ thì tính đúng, tính đủ? Mức độ sẵn sàng của dân với giá dịch vụ ra sao?
Bà Thuý Anh cũng băn khoăn về con số để tuyên truyền chính sách mới của luật cần 600 triệu đồng, như vậy mỗi tỉnh chưa đến 10 triệu đồng thì làm thế nào để dân hiểu và chấp nhận cơ chế mới?
Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Tuý góp ý, chuyển từ phí sang giá thì đúng, nhưng cần đánh giá tác động rõ hơn xem có khả thi không, vì đây là vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.
Nhấn mạnh chuyển từ phí sang giá là vấn đề rất lớn, Tổng thư ký Nguyễn Hanh Phúc đặt vấn đề, nếu mua nước sản xuất thì người dân có quyền được chọn trồng cái gì cho hiệu quả không? Nếu không tính kỹ có thể nay mai môt loạt hộ bỏ ruộng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng?
Ông Phúc cũng băn khoăn, trong hạ tầng thủy lợi hiện nay có những khâu dân đã bỏ tiền ra làm, thì nay mai đơn vị bán nước cho dân sẽ trả lại dân tiền như thế nào?
Vấn đề nữa được vị Tổng thư ký nhấn mạnh là quy định về trách nhiệm người cung cấp nước khi hạn hán, lũ lụt. Đơn vị cung cấp dịch vụ có phải cam kết dù hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm nước được không, hay khi lũ lụt hạn hán lại đổ cho trời?
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình góp ý, chuyển từ phí sang giá không đơn giản là thay đổi ngôn từ mà là “cuộc cách mạng với sản xuất nông nghiệp”. Hiện nay chi phí sản xuất rất cao so với thu nhập của nông dân, vì vậy cần phải quy định điều này để giúp cho dân, chứ không thể chỉ quy định để giúp cho quản lý Nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét, quy định về thẩm quyền quyết định giá tại dự thảo luật chưa rõ ràng và thiếu nhất quán, rất dễ dẫn đến đùn đẩy.
Quan hệ với thuỷ điện thế nào?
Bên cạnh giá và phí, mối quan hệ giữa thuỷ lợi và thuỷ điện cũng là vấn đề được quan tâm.
Theo ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thì cần làm rõ hơn trong luật này mối quan hệ giữa thuỷ điện và thuỷ lợi từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng, vận hành.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nói nhiều năm nay khi thuỷ điện xả lũ hoặc không xả lũ đều ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của dân vùng hạ lưu, vậy luật này có giải quyết được tất cả bất cập và ảnh hưởng của thuỷ điện đến đời sống của dân không?
Nêu rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Thuỷ lợi có liên quan đến 9 luật khác, bà Nga cũng đề nghị phải làm rõ xem những điểm mâu thuẫn chồng chéo và cách giải quyết, trước khi trình dự án luật ra Quốc hội.
Trước hàng loạt băn khoăn như trên, đại diện một số bộ ngành được mời giải trình.
Tiếp thú ý kiến thảo luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết sẽ đánh giá kỹ hơn tác động của dự án luật đến người dân. Đồng thời sẽ quy định rõ quyền của dân trong trường hợp tư nhân đầu tư và cung cấp dịch vụ cho dân.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, quy định tại Luật Thuỷ lợi là thống nhất với các luật Giá, Ngân sách, phí và lệ phí.
Ông Tuấn cho rằng với đối tượng được miễn giảm như ở dự thảo luật thì nếu chuyển từ phí sang giá sẽ tác động khá lớn đến nông dân. Nên quy định miễn giảm cho hộ nông dân sử dụng đất trong hạn điền hoặc hạn mức được phép chuyển nhượng thì phù hợp hơn, ông góp ý.
Liên quan đến thuỷ lợi và thuỷ điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, quy định điều phối giữa nhu cầu thuỷ điện và thuỷ lợi đã được thể hiện tại Luật Tài nguyên nước. Và việc vận hành hồ thuỷ điện sẽ được phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo cả hai lợi ích thuỷ lợi và thuỷ điện.