12:14 17/11/2021

Cổ chứng khoán xanh mướt, VND chạm giá trần

Kim Phong

Hiện tượng lình xình tiếp tục diễn ra ở khắp các sàn, nhưng vẫn có nhiều nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động. Các mã chứng khoán sáng nay tăng bùng nổ, hút dòng tiền khá ấn tượng trong bối cảnh tổng thanh khoản đột ngột bốc hơi...

VN30-Index tuy tăng không đáng kể những vẫn có trụ của VN-Index khá mạnh.
VN30-Index tuy tăng không đáng kể những vẫn có trụ của VN-Index khá mạnh.

Hiện tượng lình xình tiếp tục diễn ra ở khắp các sàn, nhưng vẫn có nhiều nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động. Các mã chứng khoán sáng nay tăng bùng nổ, hút dòng tiền khá ấn tượng trong bối cảnh tổng thanh khoản đột ngột bốc hơi.

Ngày mai sẽ là phiên đáo hạn phái sinh nên có thể dòng tiền đột ngột chậm nhịp lại. Sáng nay tổng giá trị khớp lệnh hai sàn sụt giảm tới 32% so với sáng hôm qua, chỉ đạt gần 16.246 tỷ đồng.

VN30 giảm giao dịch đáng kể nhất, giảm 36%, mới khớp thành công 3.778,7 tỷ đồng. Mặc dù đáo hạn phái sinh thường chỉ liên quan đến các mã trong VN30, nhưng điều bất ngờ là thanh khoản giả chung ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, kể cả các mã vừa và nhỏ.

Rổ Midcap hiện cũng mới giao dịch được 4.871,9 tỷ đồng, chỉ bằng 40% hôm qua, Smallcap khớp 2.937,5 tỷ đồng, bằng 44%. Tổng giá trị khớp trên HoSE giảm 33%, HNX giảm 26%.

Giao dịch giảm mạnh về thanh khoản có thể là do cả bên mua lẫn bên bán đều giảm độ hưng phấn vào lệnh. Bằng chứng là biến động giá cũng không rõ ràng. HoSE kết phiên sáng với 205 mã tăng/233 mã giảm, chỉ số tăng 6,83 điểm tương đương 0,47%. VN30 cũng cân bằng với 14 mã tăng/13 mã giảm chỉ số tăng 0,46 điểm. Smallcap có 80 mã tăng/89 mã giảm, Midcap là 41 mã tăng/22 mã giảm.

Trong bối cảnh thanh khoản đột ngột thấp, nhóm cổ phiếu chứng khoán trở nên nổi bật với 4/10 mã giao dịch lớn nhất hai sàn niêm yết thuộc về nhóm này. VND dẫn đầu với 810 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, giá tăng chạm tới mức kịch trần và còn dư bán trần hơn 80 ngàn cổ.

VND tăng đột biến hôm nay sau khi có tin tăng vốn bằng cách chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhưng giá chỉ ở mức 10.000 đồng. VND hiện đang có giá 74.300 đồng. Cổ phiếu này từ đầu tháng 11 tới nay đã tăng 30,4%, thuộc nhóm tăng mạnh nhất thị trường và chỉ thua một số mã nhỏ cùng ngành. Tuy vậy VND có lợi thế là thanh khoản đủ sâu để các nhà đầu tư giao dịch khối lượng lớn.

Nhóm chứng khoán trên cả 3 sàn có 22 mã ghi nhận mức tăng vượt 2% trong phiên sáng nay. Ngoài VND kịch trần, 3 mã khác tăng trên 5% là APS, ART, VIG. Nhóm blue-chips cũng tăng khá mạnh: SSI tăng 2,46%, VCI tăng 3,09%, HCM tăng 1,56%... Trong Top 10, cùng với VND dẫn đầu thị trường về thanh khoản, SSI đứng thứ 2 với 461 tỷ đồng, VCI đứng thứ 7 với 274 tỷ, SHS thứ 8 với 270 tỷ đồng.

Tính từ đầu tháng 11, nhóm cổ phiếu chứng khoán sinh lời cực tốt với 11 mã tăng trên 30% giá trị. Cá biệt như APS tăng 56%, CTS tăng 50%, PSI tăng 48%, DSC tăng 46,7%...

Thanh khoản sôi động nhất sáng nay thuộc về nhóm Midcap với giá trị khớp lệnh còn lớn hơn cả VN30. DGC, GEX, VCI đều lọt Top 10 với giá trị khớp lệnh đều trên 200 tỷ đồng mỗi mã.

Mặc dù VN30 giao dịch đuối nhưng vẫn có một số trụ của VN-Index tăng khá. Chỉ số chính được GVR tăng 2,67%, PLX tăng 4,93%, BID tăng 1,87%, GAS tăng 1,11% “gánh” gần hết điểm số. 4 mã này cộng cho chỉ số khoảng 3,6 điểm, hơn một nửa tổng điểm tăng ở VN-Index.

Vn30-Index chủ đạo vẫn chỉ lình xình.
Vn30-Index chủ đạo vẫn chỉ lình xình.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục giao dịch nóng co cụm và thu hẹp dần số lượng. HoSE chốt phiên sáng có 21 mã kịch trần, HNX có 14 mã và UpCoM là 16 mã. Có thể thấy “nhiệt” đã giảm trên UpCoM. Đây là hạn chế lớn nhất của các cổ phiếu nóng có thanh khoản quá thấp, không duy trì được dòng tiền lâu bền. Các mã đầu cơ nhỏ sàn HoSE dù sao vẫn có được thanh khoản tốt hơn. HAP, SJF, TNI, MCG, DAG, RDP, TGG, QCG vẫn đang giao dịch khá sôi động ở giá trần.

Nhà đầu tư nước ngoài phiên sáng bán ròng nhẹ 97 tỷ đồng trên HoSE. VND lại là mã bị chốt ròng lớn nhất với -52 tỷ đồng. Dù vậy lượng bán của khối này chỉ chiếm khoảng 10% thanh khoản của VND. VPB, HPG, NLG, VNM, HDB là các mã còn lại bị bán ròng quanh 30 tỷ đồng. Phía mua chỉ có VHM +83 tỷ và VRE +21 tỷ đồng là đáng kể.