13:49 12/04/2021

Cổ phiếu S74 và MPT có khả năng bị hủy niêm yết

Hà Anh

S74 có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết do kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong 03 năm liên tục theo BCTC kiểm toán các năm 2018, 2019 và 2020

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu S74 của CTCP Sông Đà 7.04 và cổ phiếu MPT của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Tiền có khả năng bị hủy bỏ niêm yết.

Cụ thể: HNX cho biết cổ phiếu S74 có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020 NĐ-CP do kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong 03 năm liên tục theo BCTC kiểm toán các năm 2018, 2019 và 2020.

Theo báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán, công ty báo lỗ năm 2020 là gần 2,15 tỷ đồng, năm 2019 lỗ 2,93 tỷ đồng và năm 2019 lỗ 2,934 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu giảm hơn 2 tỷ từ 118,70 tỷ xuống 116,55 tỷ đòng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lỗ 18,72 tỷ đồng.

Ngoài ra, bên kiểm toán cũng có ý kiến kiểm toán ngoại trừ là tại BCTC kiểm toán số 030420.002/BCTC.KT5 ngày 3/4/2020 về BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 của SD7, Kiểm toán viên đã đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ về việc công ty chưa xem xét trích lập dự phòng đầu tư vào CTCP Sông Đà 7.02 (công ty liên kết), dự phòng công nọ phải thu khó đò và hoạt động liên lục. Những vấn đề này vẫn chưa được công ty khác phục, thực hiện trong ăm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020, cụ thể:

Tại thời điểm ngày 1/1/2020 và 31/12/2020, CTCP Sông Đà 7.02 (công ty liên kết) đang lỗ luỹ kế với số tiền lần lượt là 17,67 tỷ và 21,36 tỷ đồng. Đồng thời, kiểm toán viên của CTCP Sông Đà 7.02 đang nêu ý kiến ngoại trừ do hạn chế phạm vi với khoản công nợ tồn động, phân bổ thiếu chi phí lợi thế thương mại, ghi nhận thiếu chi phí khấu hao, doanh thu, giá vốn và tính hiện hữu của các khoản uỷ thác đầu tư trên báo cáo kiểm toán năm 2020. Do đó, bên kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng để đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này đến số dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm đầu năm và cuối năm, cần trích lập trên BCTC kết thúc ngày 31/12/2020 của công ty.

Tại thời điểm ngày 1/1/2020 và 31/12/2020, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản công nợ phải thu đối với số tiền lần lượt là 5,29 tỷ và 12,89 tỷ đồng. Do ảnh hướng của vấn đề này, trên Bản cân đối kế toán tại thời điểm 1/1/2020 và 31/12/2020, chỉ tiêu "Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi" (mã số 137) đang phản ánh thiếu và chỉ tiêu "lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (mã số 421) đang phản ánh thừa số tiền lần lượt là 5,29 tỷ và 12,89 tỷ đồng; đồng thời trên Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 và 2020, chỉ tiêu Chi phí quản lý doanh nghiệp đang phản ánh thiếu số tiền lần lượt là 2,61 tỷ và 7,61 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2020, lỗ luỹ kế của công ty là 18,72 tỷ đồng trong đố lỗ năm 2019 là 2,15 tỷ, nợ quá hạn thanh toán là 5,27 tỷ (thuyết minh 11), tiền chậm nộp thuế là 1,54 tỷ (thuyết minh 12), các công ty đã quyết toán hết với Chủ đầu tư và công ty đang bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hoá đơn.

Những sự kiện này, cùng với vấn đề được nêu ở trên cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty, Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 vẫn được trình bầy trên cơ sở giả định về khả năng hoạt động liên tục. Với những thủ tục đã thực hiện, bên kiểm toán không thể đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này trên BCTC kèm theo của công ty.

Tương tự, cổ phiếu MPT của CTCP Tập đoàn Trường Tiền có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020 NĐ-CP Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt - CN Miền Bắc từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2020 của công ty.

Lợi nhuận sau thuế năm 2020 của công ty lỗ 1,19 tỷ đồng, giảm so với năm 2019 là gần 3,6 tỷ đồng do các nguyên nhân sau: lợi nhuận gộp về bán hàng giảm do doanh thu bán hàng giảm mạnh; doanh thu hoạt động tài chính tăng do phát sinh tăng lãi cho vay và trong năm 2020 công ty không có phát sinh chi phí cho hoạt động bán hàng...

Liên quan đến việc từ chối đưa ra ý kiến của công ty kiểm toán đối với BCTC của MPT tại thời điểm 31/12/2020, bên kiểm toán có giải trình như sau:

Đối với số dư hàng tồn kho: do công ty đang trong quá trình dừng hoạt động sản xuất kinh doanh (may trang phục, sản xuất sợ, sản xuất vải dệt, sản xuất hàng dệt kim, may mặc xuất khẩu) và không tiến hành thực hiện kiểm kê hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm nên bên kiểm toán không thể tham giá chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm này. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế, bên kiểm toán cũng không thể đưa ra ý kiến về số lượng hàng tại thời điểm 31/12/2020, với giá trị được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán là hơn 36,211 tỷ đồng.

Bên kiểm toán cho biết, ngày 21/10/2020 và ngày 4/12/2020, Ban điều hành MPT thay đổi các nhân sự chủ chốt là Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc;

Ngày 26/12/2020, MPT tiến hành ĐHĐCĐ bất thường để bầu lại Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Trong quá trình chuyển giao công việc, HĐQT và Ban điều hành mới không nhận được đầy đủ hồ sơ bàn giao từ HĐQT và Ban điều hàn hcux; sổ sách chứng từ, các biên bản kiểm kê hàng hoá, tiền mặt và đồng thời không được trực tiêp than gia kiểm kê hàng tồn kho. Do vậy, bên kiểm toán không có cơ sở để thực hiện kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2020.

Đối với khoản công nợ, phải thu, phải trả: tại ngày 31/12/2-20, công ty kiểm toán chưa thu nhập được các bản xác nhận độc lập của khách hàng nên không thể xác định đowjc khả năng thu hồi công nợ phải thu cũng như tình hình công nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2020. Cụ thể:

Phải thu ngắn hạn khách hàng là 20,875 tỷ đồng;

Trả trước cho người bán ngắn hạn: 5,465 tỷ đồng;

Phải thu ngắn hạn khác là gần 88,140 tỷ đồng (trong đó các khoản tạm ứng cho nhân viê cũ để thực hiện việc kinh doanh của công ty với số tiển là 28 tỷ đồng) và phải trả người bán là 6,77 tỷ đồng.

Bên kiểm toán cho biết như đã giải trình ở trên, quá trình bàn giao công việc của Ban điều hành và HĐQT cũ cho Ban điều hành và HĐQT mới không đầy đủ, cụ thể nên việc tiếp quản lại công việc rất khó khăn...

Về vấn đề lưu ý thuyết minh IV.1 của BCTC, trong kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2020: công ty đã tạm dừng sản xuất các sản phẩm quần áo, bít rẩ, dẫn đến hàng tồn kho của công ty tại ngày 31/12/2010 là 36,211 tỷ đồng không có biến động nhiều so với số dư 35,755 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019.

Doanh thu của công ty chủ yếu phát sinh là hoạt động thương mại đối với các hàng hoá là vải sợi và sụt giảm về giá trị rất lớn, chỉ bằng 9% so với kỳ kế toán 2019.

Tổng khoản phải thu cho vay (24,5 tỷ) và khoản phải thu khác (98,446 tỷ) có giá trị là 122,85 tỷ đồng đã quá 1/2 so với tổng vốn chủ sở hữu của công ty (214,535 tỷ đồng), dẫn đến yếu tố nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn cho các hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, bên kiểm toán không thể xác định được khả năn hoạt động liên tục của công ty trong năm tiếp theo là do công ty đang thực hiện nghiên cứu để chuyển dịch dần cơ cấu ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với giai đoạn tiếp theo, đồng thời cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhân sự nên cần có thời gian để thực hiện;

Mặt khác, do còn nhứng khó khăn trong việc nhận bàn giao số liệu và hồ sơ nên hiện tại công ty chưa triển khai được các hoạt động kinh doanh mới. Trước mắt, công ty ưu tiên giải quyết các công nợ cũ tồn động, đảy mạnh công tác thu hồi các công nợ phải nợ phải thu cũng như đang từng bước hoàn thiện, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hoạt động để đưa công ty dần ổn định, phải triển và đảm bảo quyền và lợi ích cho cổ đông.

Do đó, HNX sẽ xem xét ban hành quyết định huỷ bỏ niêm yết các cổ phiếu trên.