“Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với Chính phủ”
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)
Có thể trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước nhưng cần độc lập với Chính phủ. Đó là quan điểm của nhiều đại biểu về cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng tại phiên thảo luận về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) của Quốc hội, sáng 9/11.
Sau khá nhiều tranh cãi, dự án luật đã không còn quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban.
Cũng nhấn mạnh yếu tố hoàn toàn độc lập với Chính phủ, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) kiến nghị cần thành lập ủy ban độc lập có quyền điều tra bất cứ vấn đề gì liên quan đến tham nhũng, có quyền đề nghị truy tố đối tượng tham nhũng. “Cơ quan này chịu trách nhiệm trước Quốc hội, ngân sách do Quốc hội phê duyệt, hoàn toàn độc lập với Chính phủ”, đại biểu Cư đề nghị.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng lập cơ quan độc lập thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý, vì đây là nhiệm vụ trước tiên của Chính phủ. Quốc hội là cơ quan lập pháp chứ không điều hành.
Nhiều nước thành lập cơ quan điều tra độc lập về tham nhũng độc lập với Chính phủ, do tổng thống nắm, được quyền phát hiện, khởi tố, điều tra sau đó chuyển cho cơ quan điều tra thuộc Chính phủ tiếp tục công việc. Đây cũng là cơ quan giám sát trong quá trình tố tụng đối với tội phạm tham nhũng. Bởi vậy, đại biểu Thường đề nghị thành lập cơ quan này trực thuộc Chủ tịch nước.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị nghiên cứu quy định chức năng quyền hạn của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tại dự án luật, còn bộ máy do Đảng quy định.
Ông nghĩa đề nghị thành lập cơ quan điều tra độc lập đặt dưới Ban chỉ đạo Trung ương mới đủ tầm chống tham nhũng.
Cho rằng cần thành lập ủy ban quốc gia trực thuộc Quốc hội để chống tham nhũng, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng đề nghị dự án luật cần quy định Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng được thành lập theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng tình với một số vị đại biểu khác, ông Minh đề nghị phải xem tham nhũng là tội phản quốc, tội chống lại chính quyền nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị với tội phạm tham nhũng thì không đặc xá, không giảm án, không cho hưởng án treo, “phải tuyên chiến với tham nhũng, coi như tội phản quốc”.
Nội dung thảo luận về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ tiếp tục hết ngày 9/11.
Sau khá nhiều tranh cãi, dự án luật đã không còn quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban.
Cũng nhấn mạnh yếu tố hoàn toàn độc lập với Chính phủ, đại biểu Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) kiến nghị cần thành lập ủy ban độc lập có quyền điều tra bất cứ vấn đề gì liên quan đến tham nhũng, có quyền đề nghị truy tố đối tượng tham nhũng. “Cơ quan này chịu trách nhiệm trước Quốc hội, ngân sách do Quốc hội phê duyệt, hoàn toàn độc lập với Chính phủ”, đại biểu Cư đề nghị.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng lập cơ quan độc lập thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là không hợp lý, vì đây là nhiệm vụ trước tiên của Chính phủ. Quốc hội là cơ quan lập pháp chứ không điều hành.
Nhiều nước thành lập cơ quan điều tra độc lập về tham nhũng độc lập với Chính phủ, do tổng thống nắm, được quyền phát hiện, khởi tố, điều tra sau đó chuyển cho cơ quan điều tra thuộc Chính phủ tiếp tục công việc. Đây cũng là cơ quan giám sát trong quá trình tố tụng đối với tội phạm tham nhũng. Bởi vậy, đại biểu Thường đề nghị thành lập cơ quan này trực thuộc Chủ tịch nước.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị nghiên cứu quy định chức năng quyền hạn của ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tại dự án luật, còn bộ máy do Đảng quy định.
Ông nghĩa đề nghị thành lập cơ quan điều tra độc lập đặt dưới Ban chỉ đạo Trung ương mới đủ tầm chống tham nhũng.
Cho rằng cần thành lập ủy ban quốc gia trực thuộc Quốc hội để chống tham nhũng, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng đề nghị dự án luật cần quy định Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng được thành lập theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng tình với một số vị đại biểu khác, ông Minh đề nghị phải xem tham nhũng là tội phản quốc, tội chống lại chính quyền nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị với tội phạm tham nhũng thì không đặc xá, không giảm án, không cho hưởng án treo, “phải tuyên chiến với tham nhũng, coi như tội phản quốc”.
Nội dung thảo luận về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ tiếp tục hết ngày 9/11.