“Cơn sốt nhân tài” hậu WTO
Thị trường lao động Việt Nam ngày càng nóng dần lên, khi nguồn cung tăng không kịp với nhu cầu
Trong khi chỉ số cầu nhân lực tăng ngoạn mục với tốc độ đạt tới 152% so với cách đây 18 tháng, thì cũng trong khoảng thời gian này, chỉ số cung nhân lực chỉ đạt mức tăng là 119%. Thị trường lao động Việt Nam ngày càng nóng dần lên.
VietnamWorks.com, trang web việc làm lớn nhất Việt Nam công bố Thông số Nhân lực Trực tuyến Việt Nam quý 3/2007.
Thiếu trầm trọng lao động trình độ cao
Tp.HCM và Hà Nội vẫn là điểm nóng của thị trường nhân lực, chiếm tỷ lệ lần lượt là 46% và 34%. Trong thời gian sắp tới, khó có sự thay đổi về hai vị trí dẫn đầu này, mặc dù các tỉnh và thành phố khác đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động. Sau Tp.HCM và Hà Nội là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hải Dương.
Đặc biệt, trong quý này, chỉ số cung nhân lực sụt giảm ở các ngành nghề quản lý điều hành, kế toán, tài chính, tiếp thị và viễn thông. Những thay đổi này thể hiện sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao và đội ngũ quản lý điều hành.
Ông Jonah Levey, Giám đốc điều hành của Navigos Group, tập đoàn sở hữu Vietnamworks.com, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng trong năm nay, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng thị trường trong nước lại khó có thể đáp ứng đủ lực lượng lao động”.
Ngoài ra, nguyên nhân của sự thay đổi cầu và cung nhân lực trên đây rất có thể là do “cuộc chiến giành giật nhân tài” diễn ra giữa các công ty, tập đoàn lớn nhằm “câu” được các ứng viên xuất sắc nhất. Nếu đây chính là nguyên nhân thì sẽ góp phần làm tăng thêm thách thức cho nỗ lực tuyển dụng nhân sự của các công ty khác.
Theo nhận xét của ông Jonah, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ở châu Á đang đối mặt với tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao. Cũng như các thị trường mới phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam đang bùng nổ, thêm vào đó, hệ thống giáo dục đào tạo chưa cung cấp đủ nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng, dẫn đến “cơn sốt nhân tài” ngày càng gia tăng.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, các công ty phải có chiến lược tuyển dụng và phát triển nhân sự lâu dài nhằm thu hút và gìn giữ được những nhân viên xuất sắc nhất.
Nhiều người nước ngoài tìm việc tại Việt Nam
Quý 3/2007, số lượng người nước ngoài nộp hồ sơ xin việc tại Việt Nam đã tăng đến 104% so với quý trước. Theo dự đoán của Vietnamworks.com, nếu Chính phủ thông qua nghị định về bãi bỏ hạn chế số lượng người nước ngoài làm việc trong một công ty, thì số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng. Trong một chừng mực nhất định, việc thuê nhân lực nước ngoài sẽ là giải pháp cho tình hình thiếu hụt ứng viên cho các vị trí quản lý điều hành hiện nay.
Bên cạnh đó, ngành bất động sản và “cơn sốt” nhà đất trong thời gian gần đây đã thu hút nhiều người tìm việc đến với lĩnh vực này. Chỉ số cung nhân lực trong ngành bất động sản đã tăng đến 18% so với quý 2 năm nay, khiến cho ngành này “nhảy” vào vị trí thứ hai của nhóm các ngành, nghề có chỉ số cung nhân lực tăng về mặt số lượng nhiều nhất.
Ở chỉ số cầu nhân lực, kỹ thuật ứng dụng và sản xuất dẫn đầu trong nhóm tăng về mặt số lượng, với chỉ số tăng lần lượt là 164 và 141 điểm so với quý 2. Điều này không khó lý giải khi ngành sản xuất công nghiệp vẫn là nghành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, chiếm tới 54,6%.
Ông Jonah cho biết: “Có thể dự đoán sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật tay nghề cao sẽ là một vấn đề nan giải trong vài năm tới. Chỉ đơn cử với trường hợp của tập đoàn Intel: khi nhà máy của họ đi vào hoạt động thì ít nhất phải cần đến 2.000 nhân công kỹ thuật cao. Không những vậy, còn có nhiều dự án trị giá hàng tỷ USD khác đang chờ triển khai, và không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả đều cần rất nhiều nhân lực giỏi”.
Đây có thể cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng lương trong lĩnh vực sản xuất trong thời gian gần đây. Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc bộ phận Tuyển dụng Nhân sự cao cấp của Navigos Group, sản xuất là ngành có mức tăng lương cao đứng hàng thứ hai, chỉ sau tài chính.
Tuy vậy, sáu lĩnh vực có chỉ số cầu nhân lực cao nhất vẫn không thay đổi so với quý trước. Chỉ có một sự thay đổi nhỏ: lĩnh vực kỹ thuật ứng dụng chiếm lấy vị trí thứ ba đẩy công nghệ thông tin - phần mềm xuống hàng thứ năm.
VietnamWorks.com, trang web việc làm lớn nhất Việt Nam công bố Thông số Nhân lực Trực tuyến Việt Nam quý 3/2007.
Thiếu trầm trọng lao động trình độ cao
Tp.HCM và Hà Nội vẫn là điểm nóng của thị trường nhân lực, chiếm tỷ lệ lần lượt là 46% và 34%. Trong thời gian sắp tới, khó có sự thay đổi về hai vị trí dẫn đầu này, mặc dù các tỉnh và thành phố khác đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động. Sau Tp.HCM và Hà Nội là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hải Dương.
Đặc biệt, trong quý này, chỉ số cung nhân lực sụt giảm ở các ngành nghề quản lý điều hành, kế toán, tài chính, tiếp thị và viễn thông. Những thay đổi này thể hiện sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao và đội ngũ quản lý điều hành.
Ông Jonah Levey, Giám đốc điều hành của Navigos Group, tập đoàn sở hữu Vietnamworks.com, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng trong năm nay, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng thị trường trong nước lại khó có thể đáp ứng đủ lực lượng lao động”.
Ngoài ra, nguyên nhân của sự thay đổi cầu và cung nhân lực trên đây rất có thể là do “cuộc chiến giành giật nhân tài” diễn ra giữa các công ty, tập đoàn lớn nhằm “câu” được các ứng viên xuất sắc nhất. Nếu đây chính là nguyên nhân thì sẽ góp phần làm tăng thêm thách thức cho nỗ lực tuyển dụng nhân sự của các công ty khác.
Theo nhận xét của ông Jonah, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ở châu Á đang đối mặt với tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao. Cũng như các thị trường mới phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam đang bùng nổ, thêm vào đó, hệ thống giáo dục đào tạo chưa cung cấp đủ nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng, dẫn đến “cơn sốt nhân tài” ngày càng gia tăng.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, các công ty phải có chiến lược tuyển dụng và phát triển nhân sự lâu dài nhằm thu hút và gìn giữ được những nhân viên xuất sắc nhất.
Nhiều người nước ngoài tìm việc tại Việt Nam
Quý 3/2007, số lượng người nước ngoài nộp hồ sơ xin việc tại Việt Nam đã tăng đến 104% so với quý trước. Theo dự đoán của Vietnamworks.com, nếu Chính phủ thông qua nghị định về bãi bỏ hạn chế số lượng người nước ngoài làm việc trong một công ty, thì số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng. Trong một chừng mực nhất định, việc thuê nhân lực nước ngoài sẽ là giải pháp cho tình hình thiếu hụt ứng viên cho các vị trí quản lý điều hành hiện nay.
Bên cạnh đó, ngành bất động sản và “cơn sốt” nhà đất trong thời gian gần đây đã thu hút nhiều người tìm việc đến với lĩnh vực này. Chỉ số cung nhân lực trong ngành bất động sản đã tăng đến 18% so với quý 2 năm nay, khiến cho ngành này “nhảy” vào vị trí thứ hai của nhóm các ngành, nghề có chỉ số cung nhân lực tăng về mặt số lượng nhiều nhất.
Ở chỉ số cầu nhân lực, kỹ thuật ứng dụng và sản xuất dẫn đầu trong nhóm tăng về mặt số lượng, với chỉ số tăng lần lượt là 164 và 141 điểm so với quý 2. Điều này không khó lý giải khi ngành sản xuất công nghiệp vẫn là nghành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, chiếm tới 54,6%.
Ông Jonah cho biết: “Có thể dự đoán sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật tay nghề cao sẽ là một vấn đề nan giải trong vài năm tới. Chỉ đơn cử với trường hợp của tập đoàn Intel: khi nhà máy của họ đi vào hoạt động thì ít nhất phải cần đến 2.000 nhân công kỹ thuật cao. Không những vậy, còn có nhiều dự án trị giá hàng tỷ USD khác đang chờ triển khai, và không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả đều cần rất nhiều nhân lực giỏi”.
Đây có thể cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng lương trong lĩnh vực sản xuất trong thời gian gần đây. Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc bộ phận Tuyển dụng Nhân sự cao cấp của Navigos Group, sản xuất là ngành có mức tăng lương cao đứng hàng thứ hai, chỉ sau tài chính.
Tuy vậy, sáu lĩnh vực có chỉ số cầu nhân lực cao nhất vẫn không thay đổi so với quý trước. Chỉ có một sự thay đổi nhỏ: lĩnh vực kỹ thuật ứng dụng chiếm lấy vị trí thứ ba đẩy công nghệ thông tin - phần mềm xuống hàng thứ năm.