Công bố bốn luật mới
Các Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Đo lường và Luật Lưu trữ đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2012
Sáng 6/12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo về lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 và đều có hiệu lực thi hành từ 1/7 năm sau.
Đó là các Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Đo lường và Luật Lưu trữ.
Với nhiều quy định mới, Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại cụ thể hơn cả về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Theo Luật Tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Người bị tố cáo có quyền được nhận thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; được xin lỗi, cải chính công khai do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
Ngoài quy định người tố cáo được quyền yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người tố cáo còn được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; được quyền tố cáo tiếp; được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Luật Tố cáo còn quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều phải có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này, không phụ thuộc vào việc người tố cáo có yêu cầu hay không.
Với Luật Khiếu nại, người khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện thẳng ra tòa án mà không chỉ bắt buộc phải thông qua bước đầu tiên là khiếu nại trực tiếp tới người có quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung mà khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi nội dung khiếu nại. Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Liên quan đến giải quyết quyền lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp, cơ sở bán hàng có hành vi “đong gian” tại Luật Đo Lường, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết việc xử phạt các vi phạm về đo lường với số tiền thu lợi bất chính trong suốt thời gian vi phạm lớn hơn mức phạt tiền tối đa tại Luật Xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền bằng từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính đó.
Việc áp dụng mức phạt bằng từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính sẽ do chủ tịch tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ này quyết định sẽ đảm bảo không xảy ra thông đồng giữa đơn vị vi phạm và cơ quan xử phạt.
Luật Lưu trữ lần đầu tiên quy định thời hạn được phép sử dụng rộng rãi đối với tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật. Cụ thể, sau 40 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu mật có đóng dấu mật nhưng chưa được giải mật, sau 60 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật…
Đó là các Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Đo lường và Luật Lưu trữ.
Với nhiều quy định mới, Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại cụ thể hơn cả về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Theo Luật Tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Người bị tố cáo có quyền được nhận thông báo kết quả giải quyết tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; được xin lỗi, cải chính công khai do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.
Ngoài quy định người tố cáo được quyền yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người tố cáo còn được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết; được quyền tố cáo tiếp; được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Luật Tố cáo còn quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều phải có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này, không phụ thuộc vào việc người tố cáo có yêu cầu hay không.
Với Luật Khiếu nại, người khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện thẳng ra tòa án mà không chỉ bắt buộc phải thông qua bước đầu tiên là khiếu nại trực tiếp tới người có quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung mà khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi nội dung khiếu nại. Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Liên quan đến giải quyết quyền lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp, cơ sở bán hàng có hành vi “đong gian” tại Luật Đo Lường, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết việc xử phạt các vi phạm về đo lường với số tiền thu lợi bất chính trong suốt thời gian vi phạm lớn hơn mức phạt tiền tối đa tại Luật Xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền bằng từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính đó.
Việc áp dụng mức phạt bằng từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính sẽ do chủ tịch tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ này quyết định sẽ đảm bảo không xảy ra thông đồng giữa đơn vị vi phạm và cơ quan xử phạt.
Luật Lưu trữ lần đầu tiên quy định thời hạn được phép sử dụng rộng rãi đối với tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật. Cụ thể, sau 40 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu mật có đóng dấu mật nhưng chưa được giải mật, sau 60 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật…