Công bố Chỉ số Công lý: Nhiều người “không biết gì” về Hiến pháp
Bộ Chỉ số Công lý lần đầu tiên được công bố cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý
42,4% số người dân được hỏi không biết hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp; 23% trong số những người biết đến Hiến pháp lại không hề biết đến việc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra...
Con số trên vừa được đưa ra trong buổi công bố Chỉ số Công lý 2012 tại Hà Nội sáng 3/10/2013.
Bộ Chỉ số Công lý 2012 được Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thực hiện tại 21 tỉnh thành với 5.045 người dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia.
Dấu hỏi về Hiến pháp
Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch VLA, Chỉ số Công lý phản ánh ý kiến và nhận xét của người dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân.
Những bằng chứng đầu tiên được công bố cho thấy tình trạng kém hiệu quả của các cơ quan nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý cơ bản của người dân và xử lý các vụ tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
Giới thiệu về quá trình tiến hành thực hiện bộ Chỉ số Công lý 2012, ông Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý chỉ ra một quan ngại là các nhóm nghiên cứu đã phát hiện tình trạng bất bình đẳng về cơ hội thực hiện các quyền cơ bản và tham gia vào quá trình cải cách Hiến pháp, đặc biệt là ở nhóm dân cư bị thiệt thòi về mặt xã hội như những người ít được học hành, người nghèo và phụ nữ.
Có tới 42,4% số người được phỏng vấn “chưa bao giờ nghe đến” hoặc “không biết gì” về Hiến pháp. Trong số những người có biết Hiến pháp, 23% không biết gì về quá trình sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra hiện nay.
Tuy nhiên, TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc CECODES giải thích rằng thời điểm thực hiện khảo sát được triển khai từ đầu năm 2012, khi việc lấy ý kiến người dân cho sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa diễn ra mạnh mẽ nên tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp cao.
Ông Dinh phân trần, đến thời điểm này, tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp chắc chắn đã giảm đi nhiều.
GS.TS Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch VLA cũng thừa nhận, nhiều người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế họ chỉ nghe đến khẩu lệnh liên quan đến Hiến pháp chứ chưa thực sự tiếp cận và biết Hiến pháp như thế nào. Do đó họ cũng không thể biết quyền của mình trong Hiến pháp nên rất dễ bị tổn thương.
Quyền ít nhưng chịu tác động nhiều
TS. Đặng Ngọc Dinh chỉ ra một thực tế là người dân có rất ít quyền cũng như cơ hội trong việc làm ra chính sách nhưng lại là đối tượng chịu tác động của chính sách nhiều nhất.
Đó chính là nguyên nhân sâu xa của những bất cập trong chính sách so với thực tiễn. Ông Dinh nhấn mạnh, muốn hoàn thiện chính sách thì cách tốt nhất là biết lắng nghe người dân.
Việc xây dựng Chỉ số Công lý được tiến hành hoàn toàn độc lập, không thông qua con đường chính quyền nên đây hoàn toàn là kết quả khách quan. “Chính vì khách quan nên Chỉ số Công lý 2012 đã cho thấy mức độ kém hiệu quả của một số cơ quan nhà nước”, ông Phạm Quốc Anh đi thẳng vào vấn đề.
Ông dẫn chứng: có tới 20% tất cả các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội và môi trường không nhận được ý kiến phản hồi của các cơ quan hữu quan của Nhà nước; khoảng 50% các tranh chấp đất đai và khiếu kiện về môi trường vẫn chờ đợi Nhà nước xử lý và các cơ quan nhà nước thường cần nhiều thời gian hơn luật định để xử lý các khiếu kiện hành chính.
Trong thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng, tùy thuộc vào khiếu kiện đó là của các cá nhân hay hộ gia đình. Đây là khoảng thời hạn xử lý quá dài so với luật định và như vậy, chính các cơ quan nhà nước đang vi phạm quy định pháp luật.
Phân tích thêm về Chỉ số Công lý 2012, ông Nguyễn Hưng Quang, thành viên Nhóm nghiên cứu cho biết, gần 50% số người được điều tra cho biết tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và tiếp tục là vấn đề “gây bất ổn” ở địa phương; có tới 38% các cuộc tranh chấp đất đai liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù và tái định cư.
Những người dân được điều tra còn cho biết, các quy định hiện hành về quyền sử dụng đất và các kế hoạch sử dụng đất không minh bạch ở địa phương làm cho người dân mất lòng tin vào sự an toàn của hạn điền và khiến họ không muốn đầu tư lâu dài vào đất đai.
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Cố vấn Nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý 2012 cũng nhận xét, đây là lần đầu tiên công lý được định lượng bằng một chỉ số rõ ràng điều đó cho thấy quá trình cải cách tư pháp của Việt Nam đang đi đúng hướng. Với 5.045 người dân được hỏi đồng nghĩa với việc họ đã lên tiếng đòi hỏi phải có hệ thống công lý nhạy bén, có hiệu quả, đáng tin cậy, chuyên nghiệp và dễ tiếp cận với mức độ liêm khiết cao. Như vậy cải cách tư pháp và tăng cường thực thi pháp luật có vai trò then chốt trong việc nâng cao mức phát triển con người ở Việt Nam.
TS. Đặng Ngọc Dinh cũng cho rằng, chỉ số còn phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân mà cụ thể là: khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy và tình hiệu quả, cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.
Con số trên vừa được đưa ra trong buổi công bố Chỉ số Công lý 2012 tại Hà Nội sáng 3/10/2013.
Bộ Chỉ số Công lý 2012 được Hội Luật gia Việt Nam (VLA) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thực hiện tại 21 tỉnh thành với 5.045 người dân thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội tham gia.
Dấu hỏi về Hiến pháp
Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch VLA, Chỉ số Công lý phản ánh ý kiến và nhận xét của người dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân.
Những bằng chứng đầu tiên được công bố cho thấy tình trạng kém hiệu quả của các cơ quan nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý cơ bản của người dân và xử lý các vụ tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
Giới thiệu về quá trình tiến hành thực hiện bộ Chỉ số Công lý 2012, ông Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý chỉ ra một quan ngại là các nhóm nghiên cứu đã phát hiện tình trạng bất bình đẳng về cơ hội thực hiện các quyền cơ bản và tham gia vào quá trình cải cách Hiến pháp, đặc biệt là ở nhóm dân cư bị thiệt thòi về mặt xã hội như những người ít được học hành, người nghèo và phụ nữ.
Có tới 42,4% số người được phỏng vấn “chưa bao giờ nghe đến” hoặc “không biết gì” về Hiến pháp. Trong số những người có biết Hiến pháp, 23% không biết gì về quá trình sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra hiện nay.
Tuy nhiên, TS. Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc CECODES giải thích rằng thời điểm thực hiện khảo sát được triển khai từ đầu năm 2012, khi việc lấy ý kiến người dân cho sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa diễn ra mạnh mẽ nên tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp cao.
Ông Dinh phân trần, đến thời điểm này, tỷ lệ người dân chưa biết đến Hiến pháp chắc chắn đã giảm đi nhiều.
GS.TS Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch VLA cũng thừa nhận, nhiều người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế họ chỉ nghe đến khẩu lệnh liên quan đến Hiến pháp chứ chưa thực sự tiếp cận và biết Hiến pháp như thế nào. Do đó họ cũng không thể biết quyền của mình trong Hiến pháp nên rất dễ bị tổn thương.
Quyền ít nhưng chịu tác động nhiều
TS. Đặng Ngọc Dinh chỉ ra một thực tế là người dân có rất ít quyền cũng như cơ hội trong việc làm ra chính sách nhưng lại là đối tượng chịu tác động của chính sách nhiều nhất.
Đó chính là nguyên nhân sâu xa của những bất cập trong chính sách so với thực tiễn. Ông Dinh nhấn mạnh, muốn hoàn thiện chính sách thì cách tốt nhất là biết lắng nghe người dân.
Việc xây dựng Chỉ số Công lý được tiến hành hoàn toàn độc lập, không thông qua con đường chính quyền nên đây hoàn toàn là kết quả khách quan. “Chính vì khách quan nên Chỉ số Công lý 2012 đã cho thấy mức độ kém hiệu quả của một số cơ quan nhà nước”, ông Phạm Quốc Anh đi thẳng vào vấn đề.
Ông dẫn chứng: có tới 20% tất cả các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội và môi trường không nhận được ý kiến phản hồi của các cơ quan hữu quan của Nhà nước; khoảng 50% các tranh chấp đất đai và khiếu kiện về môi trường vẫn chờ đợi Nhà nước xử lý và các cơ quan nhà nước thường cần nhiều thời gian hơn luật định để xử lý các khiếu kiện hành chính.
Trong thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 đến 27 tháng, tùy thuộc vào khiếu kiện đó là của các cá nhân hay hộ gia đình. Đây là khoảng thời hạn xử lý quá dài so với luật định và như vậy, chính các cơ quan nhà nước đang vi phạm quy định pháp luật.
Phân tích thêm về Chỉ số Công lý 2012, ông Nguyễn Hưng Quang, thành viên Nhóm nghiên cứu cho biết, gần 50% số người được điều tra cho biết tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và tiếp tục là vấn đề “gây bất ổn” ở địa phương; có tới 38% các cuộc tranh chấp đất đai liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù và tái định cư.
Những người dân được điều tra còn cho biết, các quy định hiện hành về quyền sử dụng đất và các kế hoạch sử dụng đất không minh bạch ở địa phương làm cho người dân mất lòng tin vào sự an toàn của hạn điền và khiến họ không muốn đầu tư lâu dài vào đất đai.
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Cố vấn Nhóm nghiên cứu Chỉ số Công lý 2012 cũng nhận xét, đây là lần đầu tiên công lý được định lượng bằng một chỉ số rõ ràng điều đó cho thấy quá trình cải cách tư pháp của Việt Nam đang đi đúng hướng. Với 5.045 người dân được hỏi đồng nghĩa với việc họ đã lên tiếng đòi hỏi phải có hệ thống công lý nhạy bén, có hiệu quả, đáng tin cậy, chuyên nghiệp và dễ tiếp cận với mức độ liêm khiết cao. Như vậy cải cách tư pháp và tăng cường thực thi pháp luật có vai trò then chốt trong việc nâng cao mức phát triển con người ở Việt Nam.
TS. Đặng Ngọc Dinh cũng cho rằng, chỉ số còn phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân mà cụ thể là: khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy và tình hiệu quả, cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)