Công dân Malaysia bị cấm rời khỏi Triều Tiên
Malaysia trả đũa bằng cách cấm tất cả công dân Triều Tiên đang ở Malaysia ra khỏi nước này
Bình Nhưỡng ngày 7/3 ban lệnh cấm công dân Malaysia rời khỏi Triều Tiên, ngay lập tức dẫn tới động thái “ăn miếng trả miếng” tương tự từ Malaysia.
Quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên đã trở nên căng thẳng từ sau vụ giết công dân mang hộ chiếu Triều Tiên Kim Chol - được cho là ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2.
Nhà chức trách Malaysia xác định ông Kim Chol bị giết bằng chất độc thần kinh VX, một hóa chất được Liên hiệp quốc phân loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cảnh sát Malaysia đã nhận diện được 8 người Triều Tiên bị cho là có liên quan đến cái chết của ông Kim Chol. Trong số này có ba người, gồm một nhà ngoại giao và một nhân viên hãng hàng không quốc doanh Triều Tiên, bị cho là đang lẩn trốn trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Đến nay, mới có hai nghi phạm bị buộc tội trong vụ giết người được cho là Kim Jong Nam, là nghi phạm Đoàn Thị Hương và một nữ nghi phạm người Indonesia.
Trước đó, theo tin từ Reuters, trong diễn biến leo thang ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ban lệnh tạm thời cấm tất cả mọi công dân Malaysia đang ở Triều Tiên rời khỏi nước này. Bình Nhưỡng tuyên bố động thái này nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao và công dân Malaysia ở Triều Tiên.
“Tất cả mọi công dân Malaysia ở Triều Tiên tạm thời bị cấm rời khỏi đây cho tới khi vụ việc xảy ra ở Malaysia được giải quyết êm đẹp”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời một quan chức ngoại giao Triều Tiên tuyên bố. “Trong thời gian này, các nhà ngoại giao và công dân Malaysia có thể làm việc và sinh hoạt bình thường trong điều kiện như trước”.
Malaysia ngay lập tức phản ứng, cáo buộc hành động của Bình Nhưỡng là bắt cóc con tin, đồng thời trả đũa bằng cách cấm tất cả công dân Triều Tiên đang ở Malaysia ra khỏi nước này.
“Hành động này, về bản chất là bắt công dân của chúng tôi làm con tin, là một sự vi phạm hoàn toàn luật pháp quốc tế và nguyên tắc ngoại giao”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói trong một tuyên bố.
Ông Najib cũng cho biết đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng An ninh Quốc gia và yêu cầu cảnh sát “cấm không cho tất cả công dân Triều Tiên ở Malaysia xuất cảnh cho tới khi chúng tôi đảm bảo được an toàn và an ninh của tất cả mọi công dân Malaysia ở Triều Tiên”.
Trước vụ giết người đàn ông mang hộ chiếu Triều Tiên, Malaysia là một trong số ít nước miễn thị thực cho công dân Triều Tiên. Tuy nhiên, sau vụ việc, Malaysia đã chấm dứt chế độ miễn thị thực này.
Hôm thứ Hai tuần này, Malaysia đã trục xuất đại sứ Triều Tiên vì ông này đã có những tuyên bố cho rằng cuộc điều tra của Malaysia về cái chết của công dân Triều Tiên là không công bằng.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Malaysia, hiện có 11 người Malaysia ở Triều Tiên, bao gồm 3 quan chức và nhân viên đại sứ quán cùng 6 người thân trong gia đình họ, và hai người khác. Trong khi đó, có hàng trăm người Triều Tiên được cho là đang ở Malaysia, hầu hết là sinh viên và công nhân.
Tuy nhiên, trọng tâm của Malaysia là các quan chức và nhân viên đại sứ quán Triều Tiên. “Chúng tôi đang cố gắng để nhận diện tất cả các quan chức và nhân viên đại sứ quán tại đây”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Nur Jazlan Mohamaed nói với các nhà báo bên ngoài đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia.
Ông Nur nói các nhà ngoại giao Triều Tiên sẽ không được phép rời khỏi đại sứ quán “cho tới khi nào chúng tôi nắm rõ số lượng và danh tính của họ”.
Đến đầu giờ chiều, xe cảnh sát Malaysia chắn lối ra vào đại sứ quán Triều Tiên đã rời đi, một dấu hiệu cho thấy căng thẳng giảm xuống.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 7/3, cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar nói 3 nghi phạm người Triều Tiên trong vụ giết ông Kim Jong Nam đang lẩn trốn trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
“Dù họ có muốn trốn trong đó bao lâu đi chăng nữa, thì cũng sẽ đến lúc họ phải xuất đầu lộ diện”, ông Khalid nói. “Chúng tôi không muốn đột kích vào tòa nhà đại sứ quán, chúng tôi sẽ đợi họ ra. Chúng tôi có thời gian”.
Ngoài ba nghi phạm người Triều Tiên nói trên, cảnh sát Malaysia cho rằng bốn nghi phạm người Triều Tiên khác đã trốn khỏi Malaysia chỉ vài giờ sau khi người được cho là ông Kim Jong Nam bị giết. Nghi phạm người Triều Tiên duy nhất bị bắt đã được thả và trục xuất khỏi Malaysia vào hôm thứ Sáu do cảnh sát không tìm thấy đủ bằng chứng để buộc tội người này.
Đến nay, Triều Tiên vẫn không chấp nhận rằng người bị giết ở Malaysia là ông Kim Jong Nam, 41 tuổi, con trai cả của nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il. Bình Nhưỡng cũng nói rằng công dân Triều Tiên này chết do lên cơn đau tim.
Phía Malaysia cũng chưa khẳng định người thiệt mạng là ông Kim Jong Nam, mà gọi ông là Kim Chol - theo tên ghi trên hộ chiếu. Thân nhân của người này chưa đứng ra nhận thi thể, nhưng cảnh sát trưởng Malaysia tin chắc rằng sẽ có được mẫu AND để xác định danh tính của người chết.
Quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên đã trở nên căng thẳng từ sau vụ giết công dân mang hộ chiếu Triều Tiên Kim Chol - được cho là ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 13/2.
Nhà chức trách Malaysia xác định ông Kim Chol bị giết bằng chất độc thần kinh VX, một hóa chất được Liên hiệp quốc phân loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cảnh sát Malaysia đã nhận diện được 8 người Triều Tiên bị cho là có liên quan đến cái chết của ông Kim Chol. Trong số này có ba người, gồm một nhà ngoại giao và một nhân viên hãng hàng không quốc doanh Triều Tiên, bị cho là đang lẩn trốn trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Đến nay, mới có hai nghi phạm bị buộc tội trong vụ giết người được cho là Kim Jong Nam, là nghi phạm Đoàn Thị Hương và một nữ nghi phạm người Indonesia.
Trước đó, theo tin từ Reuters, trong diễn biến leo thang ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Triều Tiên ban lệnh tạm thời cấm tất cả mọi công dân Malaysia đang ở Triều Tiên rời khỏi nước này. Bình Nhưỡng tuyên bố động thái này nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà ngoại giao và công dân Malaysia ở Triều Tiên.
“Tất cả mọi công dân Malaysia ở Triều Tiên tạm thời bị cấm rời khỏi đây cho tới khi vụ việc xảy ra ở Malaysia được giải quyết êm đẹp”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời một quan chức ngoại giao Triều Tiên tuyên bố. “Trong thời gian này, các nhà ngoại giao và công dân Malaysia có thể làm việc và sinh hoạt bình thường trong điều kiện như trước”.
Malaysia ngay lập tức phản ứng, cáo buộc hành động của Bình Nhưỡng là bắt cóc con tin, đồng thời trả đũa bằng cách cấm tất cả công dân Triều Tiên đang ở Malaysia ra khỏi nước này.
“Hành động này, về bản chất là bắt công dân của chúng tôi làm con tin, là một sự vi phạm hoàn toàn luật pháp quốc tế và nguyên tắc ngoại giao”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak nói trong một tuyên bố.
Ông Najib cũng cho biết đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng An ninh Quốc gia và yêu cầu cảnh sát “cấm không cho tất cả công dân Triều Tiên ở Malaysia xuất cảnh cho tới khi chúng tôi đảm bảo được an toàn và an ninh của tất cả mọi công dân Malaysia ở Triều Tiên”.
Trước vụ giết người đàn ông mang hộ chiếu Triều Tiên, Malaysia là một trong số ít nước miễn thị thực cho công dân Triều Tiên. Tuy nhiên, sau vụ việc, Malaysia đã chấm dứt chế độ miễn thị thực này.
Hôm thứ Hai tuần này, Malaysia đã trục xuất đại sứ Triều Tiên vì ông này đã có những tuyên bố cho rằng cuộc điều tra của Malaysia về cái chết của công dân Triều Tiên là không công bằng.
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Malaysia, hiện có 11 người Malaysia ở Triều Tiên, bao gồm 3 quan chức và nhân viên đại sứ quán cùng 6 người thân trong gia đình họ, và hai người khác. Trong khi đó, có hàng trăm người Triều Tiên được cho là đang ở Malaysia, hầu hết là sinh viên và công nhân.
Tuy nhiên, trọng tâm của Malaysia là các quan chức và nhân viên đại sứ quán Triều Tiên. “Chúng tôi đang cố gắng để nhận diện tất cả các quan chức và nhân viên đại sứ quán tại đây”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Nur Jazlan Mohamaed nói với các nhà báo bên ngoài đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia.
Ông Nur nói các nhà ngoại giao Triều Tiên sẽ không được phép rời khỏi đại sứ quán “cho tới khi nào chúng tôi nắm rõ số lượng và danh tính của họ”.
Đến đầu giờ chiều, xe cảnh sát Malaysia chắn lối ra vào đại sứ quán Triều Tiên đã rời đi, một dấu hiệu cho thấy căng thẳng giảm xuống.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 7/3, cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar nói 3 nghi phạm người Triều Tiên trong vụ giết ông Kim Jong Nam đang lẩn trốn trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
“Dù họ có muốn trốn trong đó bao lâu đi chăng nữa, thì cũng sẽ đến lúc họ phải xuất đầu lộ diện”, ông Khalid nói. “Chúng tôi không muốn đột kích vào tòa nhà đại sứ quán, chúng tôi sẽ đợi họ ra. Chúng tôi có thời gian”.
Ngoài ba nghi phạm người Triều Tiên nói trên, cảnh sát Malaysia cho rằng bốn nghi phạm người Triều Tiên khác đã trốn khỏi Malaysia chỉ vài giờ sau khi người được cho là ông Kim Jong Nam bị giết. Nghi phạm người Triều Tiên duy nhất bị bắt đã được thả và trục xuất khỏi Malaysia vào hôm thứ Sáu do cảnh sát không tìm thấy đủ bằng chứng để buộc tội người này.
Đến nay, Triều Tiên vẫn không chấp nhận rằng người bị giết ở Malaysia là ông Kim Jong Nam, 41 tuổi, con trai cả của nhà cố lãnh đạo Kim Jong Il. Bình Nhưỡng cũng nói rằng công dân Triều Tiên này chết do lên cơn đau tim.
Phía Malaysia cũng chưa khẳng định người thiệt mạng là ông Kim Jong Nam, mà gọi ông là Kim Chol - theo tên ghi trên hộ chiếu. Thân nhân của người này chưa đứng ra nhận thi thể, nhưng cảnh sát trưởng Malaysia tin chắc rằng sẽ có được mẫu AND để xác định danh tính của người chết.