CPI tháng 6 giảm lần đầu tiên sau 38 tháng tăng
Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI cả nước tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước, sau 38 tháng tăng liên tục
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước, sau 38 tháng tăng liên tục.
Mức giảm của CPI cả nước tháng này so với tháng trước không nhiều bất ngờ sau khi Hà Nội và Tp.HCM, hai đầu tàu kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% rổ CPI của cả nước, đã công bố CPI giảm đáng kể.
Với mức giảm này, so với cuối năm ngoái, CPI tháng này còn tăng 2,52%. Còn so với cùng tháng năm trước, CPI chỉ còn tăng 6,9%, rất sát với lạm phát kỳ vọng của năm như các chuyên gia đã từng công bố.
Như vậy, với lãi suất tiền gửi 9%/năm hiện nay, Việt Nam đang thuộc vào số ít các nước trên thế giới có lãi suất thực dương cao như vậy.
Lạm phát so cùng kỳ năm trước của Việt Nam đang trong xu hướng giảm mạnh trong vòng 1 năm trở lại đây. Xét riêng trong năm 2012, lạm phát so cùng kỳ đã giảm hơn 10 điểm phần trăm (10%), từ mức 17,27% vào đầu năm 2012.
Cũng có ý kiến cho rằng, diễn biến lạm phát năm 2012 khá giống với năm 2009 khi lạm phát so cùng kỳ cũng giảm mạnh từ mức 17,48% vào đầu năm về mức 3,94% vào tháng 6/2009. Qua đó, nhiều lo ngại lạm phát sẽ bùng phát trở lại vào thời gian tới khi chúng ta vừa có những động thái hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa.
Sự lo ngại này không phải không có cơ sở qua các bài học của năm 2010. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, lạm phát vẫn kiểm soát được nếu dòng tiền đi đúng địa chỉ, đến được với doanh nghiệp, các dự án hiệu quả và thực sự tăng sức mua của dân cư.
Trở lại những diễn biến trên thị trường hàng hóa trong tháng, việc giảm giá mạnh giá xăng dầu vào ngày 7/6/2012 và giá gas bán lẻ đã tác động mạnh đến chỉ số giá các nhóm giao thông (-1,64%) và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (-1,21%). Đây là hai nhóm có mức giảm mạnh nhất so với tháng trước.
Theo dự báo, chỉ số giá của các nhóm này còn giảm trong thời gian tới khi giá dầu mỏ thế giới liên tục phá đáy và giá cước vận tải sẽ giảm tiếp theo đà giảm của giá xăng dầu bán lẻ trong nước.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng giảm nhẹ 0,23% so với tháng trước theo xu hướng giảm ổn định đã được xác lập từ đầu năm, trong đó, nhóm lương thực giảm 0,78%, nhóm thực phẩm giảm 0,31% và nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%.
Ngoài những biến động mạnh và của các nhóm có quyền số lớn như trên, các nhóm còn lại biến động tăng giảm nhẹ dưới 1%.
Trong tháng 6, chỉ số giá vàng giảm 2,03%, chỉ số giá USD tăng 0,2%.
Mức giảm của CPI cả nước tháng này so với tháng trước không nhiều bất ngờ sau khi Hà Nội và Tp.HCM, hai đầu tàu kinh tế chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% rổ CPI của cả nước, đã công bố CPI giảm đáng kể.
Với mức giảm này, so với cuối năm ngoái, CPI tháng này còn tăng 2,52%. Còn so với cùng tháng năm trước, CPI chỉ còn tăng 6,9%, rất sát với lạm phát kỳ vọng của năm như các chuyên gia đã từng công bố.
Như vậy, với lãi suất tiền gửi 9%/năm hiện nay, Việt Nam đang thuộc vào số ít các nước trên thế giới có lãi suất thực dương cao như vậy.
Lạm phát so cùng kỳ năm trước của Việt Nam đang trong xu hướng giảm mạnh trong vòng 1 năm trở lại đây. Xét riêng trong năm 2012, lạm phát so cùng kỳ đã giảm hơn 10 điểm phần trăm (10%), từ mức 17,27% vào đầu năm 2012.
Cũng có ý kiến cho rằng, diễn biến lạm phát năm 2012 khá giống với năm 2009 khi lạm phát so cùng kỳ cũng giảm mạnh từ mức 17,48% vào đầu năm về mức 3,94% vào tháng 6/2009. Qua đó, nhiều lo ngại lạm phát sẽ bùng phát trở lại vào thời gian tới khi chúng ta vừa có những động thái hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa.
Sự lo ngại này không phải không có cơ sở qua các bài học của năm 2010. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, lạm phát vẫn kiểm soát được nếu dòng tiền đi đúng địa chỉ, đến được với doanh nghiệp, các dự án hiệu quả và thực sự tăng sức mua của dân cư.
Trở lại những diễn biến trên thị trường hàng hóa trong tháng, việc giảm giá mạnh giá xăng dầu vào ngày 7/6/2012 và giá gas bán lẻ đã tác động mạnh đến chỉ số giá các nhóm giao thông (-1,64%) và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (-1,21%). Đây là hai nhóm có mức giảm mạnh nhất so với tháng trước.
Theo dự báo, chỉ số giá của các nhóm này còn giảm trong thời gian tới khi giá dầu mỏ thế giới liên tục phá đáy và giá cước vận tải sẽ giảm tiếp theo đà giảm của giá xăng dầu bán lẻ trong nước.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng giảm nhẹ 0,23% so với tháng trước theo xu hướng giảm ổn định đã được xác lập từ đầu năm, trong đó, nhóm lương thực giảm 0,78%, nhóm thực phẩm giảm 0,31% và nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%.
Ngoài những biến động mạnh và của các nhóm có quyền số lớn như trên, các nhóm còn lại biến động tăng giảm nhẹ dưới 1%.
Trong tháng 6, chỉ số giá vàng giảm 2,03%, chỉ số giá USD tăng 0,2%.