Cung hơn 2 tấn vàng, giá vàng “nội” vẫn hơn thế giới 4 triệu
“Các doanh nghiệp vẫn kỳ vọng mức giá rẻ hơn”, một lãnh đạo doanh nghiệp vàng tại Hà Nội phát biểu
Các đơn vị tham gia đấu thầu đã mua được 25.700 lượng vàng trong tổng số 26.000 lượng vàng mà Ngân hàng Nhà nước chào bán trong ngày hôm nay (5/4). Như vậy, đã có tổng cộng 53.400 lượng vàng, tương đương hơn 2 tấn vàng, được bơm ra thị trường sau ba phiên đấu giá chính thức đầu tiên.
Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức giá trúng thầu cao nhất trong phiên đấu thầu hôm 5/4 là 43,22 triệu đồng/lượng, rất gần với mức giá trúng thấp nhất là 43,2 triệu đồng/lượng.
Các mức giá này sát với mức giá vàng mua vào do các doanh nghiệp kim hoàn lớn niêm yết vào cuối giờ chiều qua là 43,2 triệu đồng/lượng, đồng thời thấp hơn mức giá bán ra của các doanh nghiệp vào cuối giờ chiều qua từ 130.000-150.000 đồng/lượng.
Đầu giờ sáng nay, khi diễn ra phiên đấu giá, giá vàng SJC trên thị trường phổ biến ở mức trên 43,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và dưới 43,3 triệu đồng/lượng (bán ra). Như vậy, mức giá trúng thầu cao hơn khoảng 100.000 đồng/lượng so với giá mua vào, và thấp hơn vài chục ngàn đồng mỗi lượng so với giá bán ra trên thị trường vào sáng nay.
“Các doanh nghiệp vẫn kỳ vọng mức giá rẻ hơn”, một lãnh đạo doanh nghiệp vàng tại Hà Nội phát biểu.
Giống như phiên hôm qua, có 25.700 lượng vàng được bán phiên này. Tổng số có 16 thành viên trúng thầu là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, theo Vụ Quản lý ngoại hối. Trong phiên hôm qua, số đơn vị trúng thầu nhiều hơn, với 20/22 đơn vị tham gia đấu thầu mua được vàng.
Như vậy, sau ba phiên đấu giá vừa qua, nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường đã tăng thêm hơn 2 tấn. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn đang giữ một mức chênh đáng kể so với giá vàng thế giới.
Lúc 14h30 chiều nay, giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 43,16 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,28 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý giao dịch vàng SJC ở các mức giá tương ứng lần lượt là 43,23 triệu đồng/lượng và 43,28 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.
Mức giá bán ra hiện tại của vàng SJC đang cao hơn so với giá vàng thế giới quy đổi khoảng 4 triệu đồng/lượng.
So với mức thấp nhất vào buổi sáng, giá vàng SJC hiện tăng 90.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 60.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Nếu bán được vàng ở mức giá hiện tại, các đơn vị trúng thầu sẽ được lãi 60.000-80.000 đồng/lượng vàng.
Một số doanh nghiệp trúng thầu vàng phiên hôm qua cho biết đã bán hết số vàng mua được và sẽ tiếp tục tham gia các phiên đấu giá tiếp theo.
Trước câu hỏi vì sao nguồn cung tăng mà giá vàng trong nước chưa co ngắn khoảng cách với giá thế giới, lãnh đạo một doanh nghiệp vàng tại Hà Nội cho rằng, vấn đề chính nằm ở mức giá trúng thầu còn chưa thấp như kỳ vọng của thị trường. “Tuy nhiên, việc can thiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài”, vị này bày tỏ quan điểm.
Theo thông báo kết quả trúng thầu đăng trên website của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến trong tuần sau, cơ quan này sẽ tiếp tục tổ chức 3 phiên đấu thầu bán vàng miếng vào các ngày thứ Ba (9/4), thứ Tư (10/4) và thứ Sáu (12/4).
Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức giá trúng thầu cao nhất trong phiên đấu thầu hôm 5/4 là 43,22 triệu đồng/lượng, rất gần với mức giá trúng thấp nhất là 43,2 triệu đồng/lượng.
Các mức giá này sát với mức giá vàng mua vào do các doanh nghiệp kim hoàn lớn niêm yết vào cuối giờ chiều qua là 43,2 triệu đồng/lượng, đồng thời thấp hơn mức giá bán ra của các doanh nghiệp vào cuối giờ chiều qua từ 130.000-150.000 đồng/lượng.
Đầu giờ sáng nay, khi diễn ra phiên đấu giá, giá vàng SJC trên thị trường phổ biến ở mức trên 43,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và dưới 43,3 triệu đồng/lượng (bán ra). Như vậy, mức giá trúng thầu cao hơn khoảng 100.000 đồng/lượng so với giá mua vào, và thấp hơn vài chục ngàn đồng mỗi lượng so với giá bán ra trên thị trường vào sáng nay.
“Các doanh nghiệp vẫn kỳ vọng mức giá rẻ hơn”, một lãnh đạo doanh nghiệp vàng tại Hà Nội phát biểu.
Giống như phiên hôm qua, có 25.700 lượng vàng được bán phiên này. Tổng số có 16 thành viên trúng thầu là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, theo Vụ Quản lý ngoại hối. Trong phiên hôm qua, số đơn vị trúng thầu nhiều hơn, với 20/22 đơn vị tham gia đấu thầu mua được vàng.
Như vậy, sau ba phiên đấu giá vừa qua, nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường đã tăng thêm hơn 2 tấn. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn đang giữ một mức chênh đáng kể so với giá vàng thế giới.
Lúc 14h30 chiều nay, giá vàng SJC tại thị trường Tp.HCM theo niêm yết của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 43,16 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,28 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý giao dịch vàng SJC ở các mức giá tương ứng lần lượt là 43,23 triệu đồng/lượng và 43,28 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán.
Mức giá bán ra hiện tại của vàng SJC đang cao hơn so với giá vàng thế giới quy đổi khoảng 4 triệu đồng/lượng.
So với mức thấp nhất vào buổi sáng, giá vàng SJC hiện tăng 90.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 60.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Nếu bán được vàng ở mức giá hiện tại, các đơn vị trúng thầu sẽ được lãi 60.000-80.000 đồng/lượng vàng.
Một số doanh nghiệp trúng thầu vàng phiên hôm qua cho biết đã bán hết số vàng mua được và sẽ tiếp tục tham gia các phiên đấu giá tiếp theo.
Trước câu hỏi vì sao nguồn cung tăng mà giá vàng trong nước chưa co ngắn khoảng cách với giá thế giới, lãnh đạo một doanh nghiệp vàng tại Hà Nội cho rằng, vấn đề chính nằm ở mức giá trúng thầu còn chưa thấp như kỳ vọng của thị trường. “Tuy nhiên, việc can thiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài”, vị này bày tỏ quan điểm.
Theo thông báo kết quả trúng thầu đăng trên website của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến trong tuần sau, cơ quan này sẽ tiếp tục tổ chức 3 phiên đấu thầu bán vàng miếng vào các ngày thứ Ba (9/4), thứ Tư (10/4) và thứ Sáu (12/4).